【lich thi dau ha lan】Có gì đặc biệt trong bức tranh của vua Hàm Nghi vừa được đưa về Việt Nam?
Ngày 12/11,ógìđặcbiệttrongbứctranhcủavuaHàmNghivừađượcđưavềViệlich thi dau ha lan Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức lễ tiếp nhận tác phẩm hội họa Những sườn đồi ở Deli Ibrahim (Algiers)của vua Hàm Nghi và ra mắt cuốn sách Hàm Nghi: Hoàng đế lưu vong - Nghệ sĩ ở Algerscủa Tiến sĩ Amandine Dabat - hậu duệ đời thứ 5 của vua Hàm Nghi.
Ông Nguyễn Anh Minh - Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam khẳng định, việc tiếp nhận và trưng bày bức tranh có ý nghĩa rất lớn đối với bảo tàng nói riêng và với nền mỹ thuật Việt Nam nói chung.
"Điều đó thể hiện thái độ trân trọng và ghi nhận nghĩa cử của gia đình vua Hàm Nghi hồi hương tác phẩm hội họa của nhà vua yêu nước, đồng thời tôn vinh những tấm lòng hảo tâm hiến tặng tác phẩm nghệ thuật cho bảo tàng. Tác phẩm Những sườn đồi ở Deli Ibrahim (Algiers)không chỉ bổ sung, làm giàu thêm cho bộ sưu tập của bảo tàng mà còn là nguồn tư liệu quý giá cho những nhà nghiên cứu lịch sử mỹ thuật cận - hiện đại Việt Nam cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20", ông Minh khẳng định.
Bức tranh sơn dầu Những sườn đồi ở Deli Ibrahim (Algiers) do vua Hàm Nghi sáng tác năm 1908, thể hiện quang cảnh đồng quê gần nhà ông ở Algiers (thủ đô Algeria).
Theo Tiến sĩ Amandine Dabat, phong cảnh hoàng hôn dưới góc nhìn ngược sáng là một trong những tác phẩm mang tính biểu tượng nhất của vua Hàm Nghi. Sử dụng phong cách chấm họa ảnh hưởng từ các họa sĩ Pháp vào cuối thế kỷ 19, tác giả đã làm cho màu sắc rực rỡ của buổi chiều tà trở nên rung động.
"Bức tranh này được chọn để đưa về Việt Nam sau khi tham khảo ý kiến của cả gia đình. Đây là ví dụ tiêu biểu cho những nghiên cứu hội họa của vua Hàm Nghi, trong đó có ảnh hưởng của chủ nghĩa hậu ấn tượng. Năm 1926, bức tranh được triển lãm tại phòng trưng bày Mantelet-Colette Weil ở Paris với tựa đề Những sườn đồi ở Deli Ibrahim (Algiers)và ký tên Tử Xuân", Tiến sĩ Amandine Dabat nói.
Bà hy vọng việc trao tặng bức tranh cho Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam sẽ mở đường hồi hương cho những tác phẩm hội họa khác của vua Hàm Nghi.
Một số tác phẩm hội hoạ khác được in trong cuốn sách "Hàm Nghi: Hoàng đế lưu vong - Nghệ sĩ ở Alger":
Vua Hàm Nghi sinh năm 1871, lên ngôi năm 1884. Sau khi kinh thành Huế thất thủ năm 1885, vua ban chiếu Cần Vương, kêu gọi hào kiệt, sĩ phu và nhân dân yêu nước đứng lên kháng chiến.
Năm 1888, vua Hàm Nghi bị thực dân Pháp bắt và đưa đi lưu đày ở Algiers. Ông sống tại biệt thự trên khu đồi El Biar, cách thủ đô khoảng 12km, vẫn giữ nếp sống theo phong tục nước nhà cho đến khi qua đời vào đầu năm 1944.
(责任编辑:La liga)
- ·Những tín hiệu vui từ dự án The Maris Vũng Tàu
- ·Lễ đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm cấp Nhà nước Mông Cổ
- ·DIC Holdings: Lợi nhuận tăng mạnh nhưng dòng tiền kinh doanh vẫn thâm hụt sâu
- ·Mâu thuẫn sau va chạm giao thông: Kẻ chết, người vào tù
- ·Singapore dùng robot bay giao hàng
- ·EVN Finance: Vốn đã tăng gấp đôi, nhưng lợi nhuận giảm
- ·Thủ tướng nêu 5 bài học kinh nghiệm quan trọng sau siêu bão Yagi
- ·Hải quan TP.HCM quyết tâm thu đạt và vượt chỉ tiêu phấn đấu 109.000 tỷ đồng
- ·Đề xuất giảm thời gian đào tạo lái xe
- ·Động lực quan trọng cho tình anh em giữa hai dân tộc Việt Nam
- ·Chạy thử thành công tàu ngầm mini Hoàng Sa
- ·Nỗ lực vun đắp, đưa quan hệ Việt Nam
- ·Nơi tôi luyện bao người lính kiên cường
- ·Hai kịch bản cho thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2024
- ·Mỹ: Giám đốc OPM từ chức sau khi hàng triệu dữ liệu bị đánh cắp
- ·Chứng khoán Việt vẫn trong chu kỳ “uptrend”?
- ·Bàn giao “Nhà đồng đội” cho quân nhân có hoàn cảnh khó khăn
- ·VPBankS ra mắt danh mục đầu tư mẫu ePortfolio
- ·Mở rộng không gian phát triển
- ·Giải quyết mâu thuẫn bằng hung khí, lãnh án 7 năm tù