【bảng xếp hạng uzbekistan super league】Thế giới năm 2019: Tiếp diễn xu hướng chống toàn cầu hóa
Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (thứ 2, phải) trong cuộc hội đàm bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Osaka, Nhật Bản. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Giáo sư Richard Betts, Giám đốc Viện Saltzman nghiên cứu chiến tranh và hòa bình, Giám đốc Chương trình Chính sách an ninh quốc tế tại Đại học Columbia, đã trả lời phỏng vấn phóng viên tại New York về tình hình địa chính trị thế giới, những chiến lược đối ngoại về an ninh và kinh tế của Mỹ, cũng như những tác động của chính sách này đối với tình hình khu vực.
Trong năm 2019, Giáo sư Betts nhận định xu hướng chống toàn cầu hóa xảy ra ở khắp nơi trên thế giới, điển hình là cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.
Theo ông, đây là thách thức cơ bản ảnh hưởng tới bức tranh địa chính trị thế giới trong những năm vừa qua. Những thách thức đó đã phát sinh từ trước nhưng ngày càng trở nên rõ rệt và căng thẳng hơn trong năm 2019.
Về chiến lược trong chính sách đối ngoại an ninh và kinh tế của Mỹ, Giáo sư Betts đánh giá nước Mỹ không có được một chính sách đối ngoại nhất quán và rõ ràng, nhất là trong vấn đề quốc phòng.
Trong lĩnh vực kinh tế, Tổng thống Trump đã đưa nước Mỹ rút ra khỏi các mối quan tâm liên quan đến đa phương và thực hiện nhất quán theo nguyên tắc "Nước Mỹ trước tiên," đồng thời đưa ra các chính sách rất cứng rắn với Trung Quốc và các nước đối tác thương mại khác.
Tuy nhiên, trong lĩnh vực chiến lược an ninh và quốc phòng, chính sách của Mỹ rất bấp bênh và khó đoán định. Tổng thống Trump muốn các đồng minh phải đóng góp chi phí quân sự nhiều hơn và công bằng hơn, nhưng đồng thời lại giảm hỗ trợ quân sự của Mỹ cho các nước này.
Bên cạnh đó, cách hành xử ngẫu hứng của Tổng thống Trump khiến các chính sách đối ngoại của Mỹ rất khó đoán định, điển hình như việc thay đổi quan điểm liên tục trong vấn đề Triều Tiên. Do đó, các nước khác khó có thể hiểu được chính sách đối ngoại của Tổng thống Trump, trừ vấn đề kinh tế.
Giáo sư Betts cho rằng chính sách đối ngoại của Mỹ đã tác động lớn đến khu vực Trung Đông và châu Á, khi Washington ủng hộ Saudi Arabia và Israel mạnh mẽ, không ngừng gây sức ép với Iran, rút khỏi thỏa thuận hạt nhân được ký với Tehran dưới thời Tổng thống tiền nhiệm Barack Obama.
Ông Betts tin rằng đây là quyết định sai lầm, đồng thời cảnh báo nếu châu Âu không tìm ra cách cứu vãn thỏa thuận hạt nhân, mối quan hệ giữa Iran và phương Tây sẽ bị đổ vỡ, dẫn đến hậu quả khó lường.
Trong khi đó, việc Israel ngày càng có những hành động cứng rắn như sáp nhập một phần lãnh thổ Bờ Tây sẽ khiến tình hình Trung Đông thêm bất ổn.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Tiểu thuyết kinh dị liệu có được lột xác trong năm 2025?
- ·Tăng phát hành trái phiếu Chính phủ gây sức ép lên nợ công
- ·Vươn tới mục tiêu Kho bạc Nhà nước hiện đại
- ·G7 sẽ dùng mọi công cụ chính sách để giảm thiểu hậu quả của COVID
- ·Đề xuất phạt người bắt ốc trong vườn quốc gia Côn Đảo hơn 137 triệu đồng
- ·Quảng Ninh: Sẽ có cáp treo tại Cụm di tích Ngoạ Vân
- ·Seven.AM khuyến mại mừng 30/4
- ·Hàn Quốc dự kiến nhập khẩu 53 tấn bộ lọc khẩu trang
- ·Apple điều tra sự cố iPhone 7 Plus cùng phát nổ giống Note 7
- ·Mỹ đạt thỏa thuận về ngân sách, cảnh báo việc mở lại hoạt động kinh tế
- ·Streamlining should reduce the number of civil servants and public employees by at least 20 per cent
- ·Tổng thư ký LHQ kêu gọi WTO khôi phục tinh thần hợp tác quốc tế
- ·Giải Kiến trúc QG 2014: Vì sao 20 năm mới có 'Giải thưởng Lớn'?
- ·Đã xác minh danh tính 11 nạn nhân vụ phóng hoả trên đường Phạm Văn Đồng
- ·Từ 15/8, người bán xe không nộp lại giấy đăng ký và biển số sẽ bị phạt
- ·Gắn kết cung
- ·Sẵn sàng đón du khách dự Lễ hội 100 năm Chợ tình Khâu Vai
- ·Chí Trung, Vân Dung tái xuất trước Táo quân
- ·Công an Bình Thuận thông tin về vụ tai nạn 'xôn xao mạng xã hội'
- ·Lễ hội chầu văn, lễ hội bánh xưa và nay