【ket qua bong da na uy】Chuyến công tác châu Âu của Thủ tướng Phạm Minh Chính ghi dấu ấn đậm nét
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Phiên thảo luận: "Các bài học từ ASEAN". Ảnh: Dương Giang/TTXVN |
Tâm điểm của WEF 2024
Hội nghị WEF Davos 2024 có khoảng 3.000 đại biểu tham dự, trong đó có gần 70 nhà lãnh đạo quốc gia, 250 bộ trưởng, 2.500 lãnh đạo các tập đoàn kinh tế, các tổ chức quốc tế và nhiều chuyên gia, học giả uy tín tham dự. Do đó, Davos - thị trấn nổi tiếng của Thụy Sĩ những ngày diễn ra hội nghị trở nên chật chội, nhiều đoàn khách phải ở ghép, thậm chí không thuê được chỗ ở.
Tham dự WEF Davos 2024, chỉ hai ngày làm việc Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có lịch trình dày đặc với hơn 30 hoạt động. Thủ tướng chủ trì 3 cuộc tọa đàm với các tập đoàn kinh tế, các tổ chức quốc tế và chuyên gia, học giả uy tín trong các lĩnh vực gồm: Tọa đàm về hợp tác phát triển trí tuệ nhân tạo, công nghiệp ô tô, chip bán dẫn và hệ sinh thái; tọa đàm “Việt Nam - Điểm đến hàng đầu ASEAN về đầu tư bền vững”; tọa đàm về tiềm năng và cơ hội đầu tư vào thị trường tài chính Việt Nam.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, tại các tọa đàm, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các tập đoàn tài chính kinh tế lớn trên toàn cầu chia sẻ những kinh nghiệm để thành lập một Trung tâm tài chính quốc tế ở Việt Nam phát triển năng động, hiệu quả. Thủ tướng đã cho thành lập các nhóm tư vấn để có các giải pháp thiết thực, hiệu quả sau dịp này và hiện thực hóa những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về thành lập Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
Đặc biệt, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự và là diễn giả chính của hai phiên đối thoại là: Đối thoại Chiến lược quốc gia Việt Nam và Đối thoại “Việt Nam: Định hướng tầm nhìn toàn cầu”. Cùng với đó, Thủ tướng cũng dự và phát biểu tại các hoạt động khác trong khuôn khổ hội nghị.
Việt Nam đã trở thành tâm điểm của WEF Davos 2024, để lại ấn tượng sâu sắc về những thành tựu nổi bật về kinh tế - xã hội, các định hướng, chiến lược phát triển đất nước và chủ trương, đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ của Việt Nam; những đóng góp trách nhiệm, hiệu quả của Việt Nam đối với hòa bình và phát triển của khu vực và trên thế giới.
Ông Joo-Ok Lee, Giám đốc khu vực châu Á - Thái Bình Dương của WEF, cho biết ông đã trao đổi rất thẳng thắn với rất nhiều lãnh đạo các tập đoàn, doanh nghiệp và thực sự đã có nhiều lãnh đạo đến gặp ông và cho rằng Đối thoại Chiến lược quốc gia Việt Nam là một trong những cuộc trao đổi hay nhất mà họ từng có với một nguyên thủ quốc gia hoặc người đứng đầu Chính phủ.
Theo ông, không có gì ngạc nhiên khi Việt Nam là một ngôi sao đang lên, một điểm đến đầu tư tuyệt vời. Ngoài ra, ông cũng cho rằng, Đối thoại cũng thực sự hữu ích cho nhiều lãnh đạo doanh nghiệp khi được lắng nghe và thực sự hiểu bối cảnh và nguồn gốc của sự phát triển kinh tế, cũng như định hướng phát triển trong tương lai của Việt Nam.
Những thông điệp của Thủ tướng với Tổng giám đốc WEF, các tập đoàn đã mang đến một hình ảnh tích cực hơn nữa về Việt Nam. Còn đối với ông, đây là một vinh dự lớn khi có phái đoàn cấp cao Chính phủ Việt Nam tham dự hội nghị lần này.
Nhân dịp tham dự WEF Davos 2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có hơn 20 cuộc tiếp xúc, gặp gỡ với lãnh đạo các nước, các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp hàng đầu nhằm làm sâu sắc hơn nữa quan hệ với các đối tác trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là hợp tác kinh tế - thương mại - đầu tư- khoa học, công nghệ, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, y tế, sở hữu trí tuệ…
Theo Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, qua diễn đàn kinh tế uy tín hàng đầu của thế giới này, Việt Nam cũng tranh thủ được, nắm bắt được các tư duy, những ý tưởng hợp tác mới, cảm nhận được không khí của thời đại, các xu hướng mới của kinh tế thế giới.
Qua đây nhận thấy thế giới đang bước vào một giai đoạn phát triển mới với các động lực tăng trưởng được thúc đẩy từ trí tuệ nhân tạo, các công nghệ giảm phát thải carbon. Các nhà lãnh đạo cũng nhấn mạnh cần củng cố lòng tin chiến lược, thúc đẩy cải cách và đưa ra những cách tiếp cận cân bằng, hợp tác, cạnh tranh trong giải quyết các thách thức an ninh toàn cầu hiện nay.
Khởi tạo động lực mới trên nền truyền thống
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Hungary Viktor Orbán tại cuộc họp báo sau hội đàm. Ảnh: Dương Giang/TTXVN |
Bên cạnh việc để lại dấu ấn đậm nét và lan toả mạnh mẽ tại Hội nghị WEF Davos 2024 về một Việt Nam với cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín mới trong lòng bạn bè quốc tế, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng có chuyến công tác rất thành công, làm sâu sắc hơn quan hệ với các đối tác toàn diện, đối tác truyền thống, góp phần tăng cường tin cậy chính trị, đẩy mạnh quan hệ với hai nước bạn bè tại Trung Đông Âu là Hungary và Romania.
Trong chuyến thăm chính thức Hungary và Romania, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có hơn 30 cuộc gặp gỡ, trao đổi với tất cả lãnh đạo cấp cao của Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội, đảng chính trị hai nước, phát biểu chính sách tại các trường đại học, dự diễn đàn doanh nghiệp, gặp hội hữu nghị hai nước với Việt Nam, gặp cộng đồng bà con người Việt và thăm một số cơ sở kinh tế, khoa học kỹ thuật…
Thăm Hungary, Thủ tướng Phạm Minh Chính có các cuộc hội đàm, hội kiến với Lãnh đạo cấp cao Hungary; thăm một số cơ sở kinh tế - xã hội của Hungary; dự các diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – Hungary và gặp gỡ lãnh đạo một số tổ chức hữu nghị. Qua đó, khôi phục, phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời giữa Việt Nam và Hungary. Trên cơ sở mối quan hệ tin cậy chính trị được củng cố, tăng cường để tìm ra những biện pháp cụ thể làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hợp tác truyền thống này.
Trong đó, Hungary khuyến khích các doanh nghiệp của Việt Nam đầu tư vào Hungary; bởi trong các lĩnh vực mới Hungary cần các nguồn vốn đầu tư, trong khi Hungary nhìn thấy tiềm năng rất lớn của Việt Nam, thông qua sự lớn mạnh của các doanh nghiệp. Cùng với đó, Hungary muốn tranh thủ các các Hiệp định thương mại đã ký giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) để thúc đẩy hợp tác, nâng kim ngạch thương mại giữa hai nước trong thời gian tới.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Hiện trạng rừng ở dự án hồ chứa nước Ka Pét
- ·Nhật Bản kích hoạt cảnh báo sóng thần sau động đất có độ lớn 6,1
- ·WHO cử chuyên gia tới Trung Quốc điều tra nguồn gốc virus SARS
- ·Khai mạc Hội nghị lần thứ 43 của Ủy ban ASEAN về Quản lý Thiên tai
- ·Không thể quy trách nhiệm Bộ Công Thương phá vỡ quy hoạch điện mặt trời!
- ·LHQ cảnh báo chỉ còn 2 năm để cứu Trái Đất
- ·Hơn 50 người thiệt mạng trong hai vụ tấn công ở miền Trung Nigeria
- ·Ấn Độ tổ chức quốc tang tiễn biệt Nữ hoàng Anh Elizabeth II
- ·Ngăn chặn pháo nổ nơi cửa ngõ miền Trung
- ·Số người thiệt mạng do bão Daniel ở Libya vượt quá 3.000
- ·Lo đến ngưỡng, du lịch Việt Nam tìm hướng phát triển bền vững
- ·Lao xe vào đám đông, ít nhất 14 người bị thương tại Israel
- ·Việt Nam và các nước HĐBA tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng Yemen
- ·NATO tăng cường an ninh cho hội nghị thượng đỉnh tại Litva
- ·Thắng Thái Lan 3
- ·Hamas lo ngại hậu quả thảm khốc nếu quân đội Israel tấn công thành phố Rafah
- ·[Infographics] Những kỷ lục ấn tượng nhất trong năm 2021
- ·Ưu tiên sắp tới của WTO sẽ là an ninh lương thực
- ·Dự báo thời tiết hôm nay 6/8: Mưa to nhiều nơi, nguy cơ sạt lở cao
- ·Nồng độ khí nhà kính và mực nước biển tăng cao kỷ lục trong năm 2021