【soi kèo tigres uanl】Nhớ những cái tết xưa cũ
Dân miền Trung chúng tôi tầm 20 tháng chạp trở đi là đã rục rịch dọn dẹp nhà cửa,ớnhữngcaacuteitếtxưacũsoi kèo tigres uanl sắm sửa đồ đạc và lo mâm cơm cúng tất niên để chuẩn bị đón ông bà tổ tiên về ăn tết. Riêng tụi trẻ con chúng tôi tầm đầu tháng chạp là đã được sắm sửa đồ mới. Lý do là nhà đông con nên phải chuẩn bị mua sắm sớm, mới có được đồ rẻ, đẹp.
Tôi nhớ ba thường hay dặn mẹ rằng: “Nhớ lựa đồ đẹp cho Trà My". Thú thật lúc nhỏ các em tôi sẽ được hai lần may hoặc mua áo quần mới trong năm; đó là khai giảng năm học và mỗi lần tết đến. Còn tôi, bị khuyết tật từ khi sinh ra. Vậy nên, chỉ có tết tôi mới được ba mẹ mua áo quần và giày mới.
Năm nào ba mẹ làm ăn khó khăn là tôi sẽ đi xin tiền người thân hoặc người thân sẽ mua đồ đẹp cho tôi diện tết. Thành ra từ nhỏ tôi đã thích mình phải đẹp, dù sinh ra trong một hình hài không trọn vẹn.
Tết ở quê hồi đó nghèo mà vui lắm. Tại mọi người phải tranh thủ mua sắm dự trữ đồ từ rất sớm để cho rẻ. Trừ hoa và trái cây thì tầm 29 tết mới đi mua về để trưng được lâu. Riêng ba tôi rất mê cây cảnh thành ra từ 25 tháng chạp trở đi là ba đã trưng bày hoa và cây cảnh từ ngoài cổng vào đến trong nhà. Người ta hay nói đùa nhà tôi là ăn hoa chứ không phải ăn tết, vì mọi ngóc ngách nhỏ trong nhà ba tôi đều trưng hoa.
Thậm chí 3 người phụ nữ trong nhà cũng là tên của 3 loại hoa vô cùng kiêu kỳ. Mẹ tôi tên Lan, em gái tôi tên Ly và cái tên của tôi cũng là tên của một loài hoa. Thành ra cứ tết đến dù nghèo đến đâu ba tôi cũng phải trưng hoa thật nhiều ông mới chịu. Đến tầm 28 tết là sẽ chuẩn bị công đoạn gói bánh chưng, bánh tét. Có năm, gia đình tôi cùng với các nhà hàng xóm sẽ góp lại gói hoặc có khi chạy ra nhà nội cách đó 7 cây số để cùng nội gói bánh.
Tụi trẻ con lúc đó đều được nghỉ học nên tôi sẽ có người chơi cùng. Tôi vừa là chị cả trong nhà vừa là cháu nội đầu lòng của bà, sau tôi là 9 đứa em. Vui nhất là những ngày trước tết tụi tôi được gặp nhau để hỏi thăm câu: "Tết này mẹ mua áo quần đẹp gì?"... Chưa kể tới việc phải chạy tour ăn tất niên từ nhà này qua nhà khác. Tại họ hàng gia đình tôi vô cùng đông đúc.
Tôi thích nhất không khí của những ngày cuối năm được ngồi quây quần để nhìn mọi người gói bánh. Mùi lá chuối, lá dong tươi xanh, mùi của nếp, nhân đậu xanh và thịt heo quyện lại tạo thành một mùi tổng hợp khó quên. Chưa kể nội tôi rất khéo tay, nên sẽ làm thêm bánh in, bánh thuẩn, bánh học, bánh lá gai... Ta nói một đứa nghiện đồ ngọt như tôi chỉ mon men lại gần để chực chờ ăn vụng. Mà thời đó nhà nội tôi chưa có điện nên phải thắp đèn dầu.
Khoảng thời gian cuối năm bao giờ cũng lạnh, nhưng nội vẫn thức để làm đủ loại bánh biếu họ hàng ăn tết. Còn đứa trẻ con như tôi thường ngồi cạnh nội để chực chờ ăn vụng và hỏi nội xem còn mấy ngày nữa là đến tết. Đôi khi còn là để nghe nội kể chuyện ngày xưa hoặc ngồi nói chuyện cho nội đỡ buồn ngủ.
Có khi tôi thức cùng nội đến tận 12 giờ đêm chờ nội làm xong thì bế tôi đi vệ sinh, rồi bế lên giường ngủ. Đêm khuya lạnh lắm và tôi thường ôm nội thật chặt để ngủ và hít hà mùi hương liệu làm bánh còn vương trên người nội. Những đêm như vậy, trong giấc mơ của tôi chỉ toàn là bánh kẹo và mứt tết, thấy mình được ăn no phủ phê cho thỏa cơn thèm. Bởi thời đó có những món chỉ ngày tết mới được ăn mà thôi.
Nhà tôi theo đạo Phật nên 30 và mồng 1 là ăn chay. Thành ra trong nhà chẳng dự trữ thịt như những nhà khác. Mẹ tôi sẽ tự tay làm dưa món, củ kiệu, dưa cải và các loại mứt để ăn 3 ngày tết. Mà công nhận thời đó người ta ăn tết đúng nghĩa, vì ngày thường làm gì có những món đó để ăn. Vậy nên phải làm rất nhiều loại bánh mứt để cho tụi trẻ con chúng tôi được ăn đến rằm. Mấy ngày trước tết mẹ tôi thường phải giấu đồ ăn rất kỹ, vì nếu không tụi tôi sẽ ăn vụng hết. Ba mẹ tôi thường dặn rất kỹ: “Đây là đồ cúng nên các con không được ăn”. Nhưng với một đứa trẻ nghiện đồ ngọt như tôi thường canh me mỗi khi mẹ đang rim mứt gì đó trên bếp là thể nào tôi cũng tìm cách ăn vụng và xúi giục luôn 3 đứa em ăn vụng theo. Mặc dù lúc nhỏ tôi chỉ có thể ngồi một chỗ mà thôi.
Đêm 30 tết nhà tôi sẽ làm một mâm cơm chay để cúng ông bà tổ tiên. Đúng lúc giao thừa, ba tôi sẽ đốt pháo còn tụi tôi thì chui vào mẹ vừa sợ hãi vừa thích thú mỗi lần tiếng pháo vang ra. Ba bảo: “Mấy đứa ngủ sớm để sáng mai dậy theo ba đi xuất hành rồi ra mệ nội”. Vậy là sáng hôm sau mấy chị em tôi tự động bật dậy chứ chẳng cần ba mẹ gọi. Chúng tôi được mặc áo quần mới, leo lên xe đi xuất hành xong chạy thẳng ra nhà nội để thắp hương tổ tiên đã khuất.
Tôi luôn thích không khí của sáng mồng 1 tết lúc nào cũng tinh khiết trong veo, thơm mùi trầm hoặc mùi nhang được thắp trên bàn thờ, một bầu không khí trang nghiêm và ấm cúng nhất. Và nhớ nhất là khi mọi người thường chào nhau bằng câu: “Chào... năm mới!” Ở dấu ba chấm này có thể là tên của một ai đó hay là vai vế của một người nào đó. Và cho dù cả năm có gặp nhau 365 ngày đi chăng nữa thì cứ tới sáng mồng 1 tết vẫn nhìn nhau bằng ánh mắt mới mẻ hơn và dù năm cũ có xảy ra bao nhiêu mâu thuẫn đi chăng nữa thì sáng đầu năm, mọi hiểu nhầm đều sẽ cho qua.
Tụi con nít chúng tôi, ngày đầu năm là sẽ tự động ngoan và lễ phép đến lạ vì để được người lớn lì xì. Chúng tôi tự động đứng xếp hàng để được người lớn lần lượt mừng tuổi xong là sẽ sà vào bàn để được ăn những món ngon ngày tết. Những món ăn với đủ sắc màu được người lớn kỳ công chuẩn bị. Ở đó chúng tôi ăn một cách ngấu nghiến vì cả năm trời chẳng bao giờ có mà ăn. Vậy mới đúng nghĩa của câu: “Ăn tết”.
Cuối năm, mùa sum họp của những người tha phương. Mùa của những người đang sống hoài niệm về những người đã khuất. Tôi nhắn tin gửi cô em họ của mình với nội dung: “Chị nhớ nội!” Vậy là trong bóng đêm tôi bật khóc ngon lành. Tết này phải một mình ăn tết xa nhà, nên lòng càng nhớ về những miền ký ức xưa cũ...
Những cái tết tuy hơi thiếu thốn về vật chất, nhưng ở đó luôn đong đầy hương vị tình thân!...
(责任编辑:World Cup)
- ·Quốc lộ nối Đà Lạt
- ·Tiếp tục tăng cường các hoạt động kiểm tra, kiểm soát chất lượng thuốc trên địa bàn Hà Nội
- ·Vingroup và Intel ký MoU hợp tác chiến lược về công nghệ
- ·Hải Dương tiêu hủy 150.000 sản phẩm hàng hóa vi phạm
- ·Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi kèm thư 'không tìm gặp lại con nữa'
- ·Saigon Co.op hợp tác xây dựng mô hình tuần hoàn chất thải
- ·Khám phá các đặc sản ẩm thực địa phương với tiêu chuẩn ISO 21621
- ·Chỉ số sẵn sàng tiếp cận CMNN 4.0
- ·NA Chairman underlines strong commitment to reform for national development
- ·Kế hoạch hành động khí hậu được thông qua các tiêu chuẩn
- ·Lập đoàn kiểm tra vụ xã bán hàng nghìn m3 đất trái quy định
- ·Xây dựng Chiến lược tiêu chuẩn hóa của Việt Nam phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế giai đoạn mớ
- ·MB và Techcombank cùng PVPower thu xếp nguồn vốn cho dự án điện khí LNG đầu tiên tại Việt Nam
- ·Bước đường hình thành và phát triển của hoạt động đo lường trong lịch sử nhân loại
- ·Cán bộ Đoàn sáng tạo, hăng say cống hiến
- ·Cải thiện và thúc đẩy sứ mệnh phục vụ cộng đồng của các thư viện quốc gia với ISO 21248
- ·Áp dụng tích hợp các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý trong ngành chế biến thực phẩm
- ·Tiêu chuẩn ISO 22458
- ·Apple ra mắt ốp lưng kiêm pin dự phòng 25 tiếng cho iPhone 6
- ·Tiêu chuẩn ISO / IEC TR 24028: Hướng tới trí tuệ nhân tạo đáng tin cậy