【kèo chấp 0.5/1 là gì】3 thị trường xuất khẩu thủy sản “tỷ đô” của Việt Nam
Vi phạm chất lượng sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu có dấu hiệu gia tăng Doanh nghiệp ngành thuỷ sản còn nhiều khó khăn Tập trung xúc tiến xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc Gỡ thẻ vàng thủy sản: Kiên quyết không để tàu cá vi phạm |
Biểu đồ: T.Bình. |
Theo thông tin Tổng cục Hải quan mới công bố, xuất khẩu thủy sản trong tháng 9 đạt 814 triệu USD, giảm 5,2% so với tháng trước.
Tính chung hết tháng 9, xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam đạt 6,6 tỷ USD, giảm 22,1% (tương ứng giảm 1,87 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước.
Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất với kim ngạch đạt 1,17 tỷ USD, giảm 33,8%; tiếp theo là Nhật Bản đạt 1,1 tỷ USD, giảm 12,9%; Trung Quốc đạt 1,01 tỷ USD, giảm 15,9%, đây cũng là 3 thị trường xuất khẩu thủy sản “tỷ đô” của cả nước tính hết tháng 9.
Ngoài ra, EU cũng là thị trường lớn với kim ngạch đạt 714 triệu USD, giảm 31,3% so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu tôm có tín hiệu tích cực
Trong ngành hàng thủy sản xuất khẩu, tôm có đóng góp lớn nhất về kim ngạch. Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tháng 9, xuất khẩu tôm đạt 322 triệu USD, giảm 8% so với cùng kỳ năm ngoái. Dù chưa thoát khỏi tăng trưởng âm, nhưng mức giảm đã thu hẹp dần qua từng tháng.
Lũy kế hết tháng 9 mặt hàng tôm đạt 2,5 tỷ USD, giảm 26% so với cùng kỳ 2022 và chiếm gần 39% kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước nói chung.
Đáng chú ý, xuất khẩu tôm trong tháng 9 có những tín hiệu tích cực từ các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Australia, Canada, Bỉ, Đài Loan (Trung Quốc) với mức tăng trưởng dương từ 1%-54%.
Các thị trường lớn còn lại như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc vẫn tăng trưởng âm từ 10%-26%, tuy nhiên mức giảm đã thấp hơn so với những tháng trước đó.
Về sản phẩm xuất khẩu, tôm chân trắng vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất lên tới 74% kim ngạch mặt hàng tôm, đạt 1,9 tỷ USD; tôm sú đạt 356 triệu USD, chiếm tỷ trọng 14%...
VASEP phân tích, sau kỳ nghỉ lễ dài (gồm tết Trung thu và ngày Quốc khánh) ở Trung Quốc, nhu cầu tiêu thụ tôm ở thị trường quan trọng này ghi nhận giảm mạnh do tồn kho cao, bởi trước đó Trung Quốc nhập khẩu nhiều tôm từ Ecuador. Trong khi đó, các công ty nắm hàng tồn kho, không muốn giảm giá bán để giải phóng hàng.
Ngoài ra, việc xả nước thải hạt nhân đã qua xử lý của Nhật Bản cũng được cho là có ảnh hưởng tới nhu cầu tiêu thụ thủy sản nói chung trong đó có mặt hàng tôm tại thị trường Trung Quốc. Dự kiến, trong quý cuối của năm 2023 nhu cầu tiêu thụ tôm của Trung Quốc chưa thể phục hồi.
Đối với Hoa Kỳ, đây được coi là thị trường có xu hướng tích cực về nhập khẩu tôm từ Việt Nam khi khi kim ngạch tiếp tục tăng trưởng dương trong tháng 9. Đây là tháng thứ 3 liên tiếp xuất khẩu tôm sang Hoa Kỳ đạt tăng trưởng dương. Đặc biệt, tháng 9 ghi nhận mức tăng trưởng cao nhất so với 2 tháng trước đó và tăng 23% so với cùng kỳ năm ngoái…
Cá tra lần đầu tăng trưởng dương trong năm 2023
Cùng với tôm, cá tra là mặt hàng xuất khẩu quan trọng hàng đầu của ngành hàng thủy sản. Thời gian gần đây, xuất khẩu cá tra đang có những tín hiệu tích cực. Tháng 9, đạt 167 triệu USD, tăng 1% so với cùng kỳ năm ngoái, đây là lần đầu tiên trong năm 2023 nhóm hàng quan trọng này ghi nhận tăng trưởng dương.
Dù vậy, tính hết tháng tháng 9 xuất khẩu cả tra mới đạt gần 1,4 tỷ USD, giảm 31% so với cùng kỳ năm ngoái. Sản phẩm xuất khẩu chủ lực vẫn là cá tra thuộc mã 0304 (trừ sản phẩm chả cá và surimi) đạt 1,1 tỷ USD, chiếm 82% tỷ trọng kim ngạch mặt hàng cá tra nói chung.
Về thị trường, tháng 9, xuất khẩu cá tra sang một số thị trường chính đã ghi nhận tăng trưởng dương 2 con số như Trung Quốc và Hồng kông (Trung Quốc), EU, Brazil, Mexico...
Với những tín hiệu tích cực gần đây, kỳ vọng xuất khẩu cá tra sẽ có nhiều khởi sắc trong quý 4 của năm 2023.
Mặt hàng xuất khẩu quan trọng khác của nhóm hàng thủy sản là cá ngừ, tuy nhiên, nhóm hàng này vẫn tiếp tục xu hướng giảm. Tháng 9, xuất khẩu cá ngừ chỉ đạt 72 triệu USD, giảm hơn 7% so với tháng trước. Tính hết tháng 9 xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam đạt 617 triệu USD, giảm 24% so với cùng kỳ năm 2022.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Văn hóa Việt lên ngôi trong Lễ hội Ánh sáng phương Đông
- ·Phân loại doanh nghiệp xuất nhập khẩu để quản lý rủi ro
- ·Tuấn Hải bị đau, phải tập riêng trước trận gặp Nhật Bản
- ·Nam Định thành lập Ban chỉ đạo chống thất thu và đôn đốc thu nộp ngân sách
- ·“Trợ lý ảo” VAV
- ·Cả Ngoại hạng Anh run khi De Bruyne của Man City trở lại
- ·Trải nghiệm nhạc
- ·Thanh Hoá: Khối DNNN nộp ngân sách trên 1.108 tỷ đồng
- ·Cơ hội quan sát mưa sao băng Quadrantids tại Việt Nam
- ·PSG dùng chiêu độc cho Real Madrid tiếp tục ôm hận Kylian Mbappe
- ·Từ 28/6 Google Drive sẽ tự động sao lưu ổ cứng
- ·Danh mục hàng hóa nhóm 2 lĩnh vực LĐTBXH không áp dụng với hàng XNK
- ·Hơn 140.000 chuyến bay quốc tế thực hiện thủ tục qua Cơ chế một cửa quốc gia
- ·Hà Nội: Hoãn cưỡng chế đất 58 hộ ở khu Gò Đống Thây
- ·Không thể quy trách nhiệm Bộ Công Thương phá vỡ quy hoạch điện mặt trời!
- ·Dùng Youtube để quảng cáo và bán linh kiện súng săn
- ·Nghệ sĩ violin Hoàng Rob: Tự tin khi cất tiếng nói qua âm nhạc
- ·Khởi tố DN xuất khống thuốc lá, chiếm đoạt hơn 2,3 tỷ đồng tiền thuế
- ·Nhận định, soi kèo Fortis Limited vs Abahani Limited Dhaka, 15h45 ngày 3/1: 3 điểm xa nhà
- ·Khai báo C/O mẫu D điện tử qua một cửa ASEAN như thế nào?