【nhận định kèo hà lan】Trận đánh tháp canh cầu Bà Kiên
“Chiến khu Đ còn, Sài Gòn mất”, trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, lực lượng cách mạng địa phương đã tổ chức nhiều trận tấn công vào kẻ thù với chiến thắng vang dội. Nhưng có một trận đánh đặc biệt, thể hiện cho tinh thần mưu trí sáng tạo, quyết đánh, quyết thắng của lực lượng ta mãi đi vào lịch sử, đó là trận đánh tháp canh cầu Bà Kiên ngày 19-3-1948. Sau đó, ngày này được chọn là ngày truyền thống của Binh chủng Đặc công, một lực lượng “chân trần, chí thép”…
Khởi đầu từ một trận đánh
Phòng truyền thống của Lữ đoàn Đặc công bộ 429 ở huyện Phú Giáo vẫn lưu giữ hình ảnh đại tá Trần Công An (tức Hai Cà), người con của vùng đất Tân Uyên được treo ở vị trí trang trọng nhất. Đại tá Nguyễn Đức Khánh, Chính ủy Lữ đoàn Đặc công bộ 429, cho biết đại tá Trần Công An là người có công đầu trong việc xây dựng, hình thành lối đánh đặc công. Đầu năm 1948, quân Pháp triển khai chiến thuật De Latour, xây dựng hàng trăm đồn bót, tháp canh trên các trục lộ dọc đường 16, từ Tân Ba lên thị trấn Tân Uyên, đến Sở cao su Phước Hòa và dọc lộ 24, từ ấp Cây Đào đến Rạch Đông để đàn áp phong trào cách mạng. Là phương tiện bố phòng nên quân Pháp cho xây dựng các tháp canh kiên cố. Tháp có hình vuông, mỗi cạnh từ 4 - 5m, tường dày từ 0,5 - 0,8m, cao từ 8 - 10m, được xây bằng đá hoặc gạch nung. Xung quanh tháp canh được bao bọc bởi lũy đất dày, có nhiều lỗ châu mai, hàng rào kẽm gai và chông mìn dày đặc… Mỗi tháp canh được bố trí cách nhau khoảng 1km để có thể báo hiệu và chi viện cho nhau nếu bị tấn công. Hệ thống tháp canh của thực dân Pháp ở miền Đông Nam bộ đã gây cho lực lượng kháng chiến của ta rất nhiều khó khăn, đặc biệt là công tác giao liên và tiếp tế lương thực, vũ khí...
Trận đánh sập tháp canh Cầu Bà Kiên đêm 18 rạng sáng ngày 19-3-1948 ở phường Thạnh Phước, TX.Tân Uyên đã đi vào lịch sử, là niềm tự hào không chỉ của người dân Bình Dương
Lúc bấy giờ, Bộ Chỉ huy Khu 7 xác định, phá hệ thống tháp canh của giặc Pháp, đánh bại chiến thuật De Latour là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng của lực lượng vũ trang miền Đông nói chung và Tỉnh đội Biên Hòa nói riêng. Nhưng lúc này, vũ khí, trang bị của ta còn quá thô sơ, chưa có loại nào có sức công phá các bờ tường dày của hệ thống tháp canh, nên nhiệm vụ phá tháp canh tưởng chừng như không thể. Được Ban Chỉ huy Huyện đội Tân Uyên giao nhiệm vụ phá tháp canh, phụ trách đội du kích Tân Uyên, ông Hai Cà trong lòng rất lo lắng. Trở về hậu cứ, ông đã dành nhiều thời gian nghiên cứu cách đánh. Mục tiêu đầu tiên ông chọn là tháp canh ở đầu cầu Bà Kiên, nằm trên lộ 24 nối liền Biên Hòa - Vĩnh Cửu với Chiến khu Đ.
Ông Hai Cà xác định, muốn đánh tháp canh phải giữ bí mật bằng cách bò qua hàng rào kẽm gai, trèo lên tường tháp rồi dùng lựu đạn ném vào bên trong… Nói thì dễ, làm thì khó vô cùng. Với quyết tâm phải đánh thắng trận đầu, mở đường cho phong trào diệt tháp canh của địch về sau, ông Hai Cà cho toàn đội du kích của mình khổ luyện, đặc biệt là những người sẽ trực tiếp tham gia trận đánh. Ông đưa tổ “đặc nhiệm” chuẩn bị trận đánh vào sâu trong rừng, dựng một tháp canh giả bằng kích thước của tháp canh thật rồi tổ chức thực tập trận đánh. Một du kích giả làm lính Pháp trèo lên ngọn “tháp canh” cầm đèn pin rọi xung quanh để canh gác tháp. Các du kích còn lại cởi trần, dùng bùn non bôi khắp người hóa trang rồi bí mật bò vào chân tháp dùng thang tre dựng cặp tường tháp để leo lên ném lựu đạn vào bên trong tháp. Tập đến khi người ngồi trên “tháp canh” rọi đèn không phát hiện được người bên dưới mới thôi.
Đêm 18 rạng sáng 19-3-1948, ông Hai Cà chỉ huy một tổ gồm 2 du kích Trần Văn Nguyên và Hồ Văn Lung bí mật xâm nhập trận địa. Phía bên ngoài, ông cử 2 du kích Nguyễn Văn Ai và Trần Văn Hỏi làm nhiệm vụ cảnh giới. Nhờ ngụy trang tốt và giữ được yếu tố bất ngờ, cả 3 người xâm nhập thành công vào trận địa cùng với chiếc thang dùng để leo tường.
Theo sự phân công, du kích Nguyên leo lên tầng tháp trên, du kích Lung leo lên tầng giữa, ông Hai Cà ở tầng dưới vừa đánh vừa chỉ huy, mỗi người thống nhất ném vào mỗi lỗ châu mai 3 quả lựu đạn. Sau khi ném 3 quả lựu đạn, nghi bọn địch chưa chết hết, ông Hai Cà “tặng” chúng thêm một khối thuốc nổ. Sức nổ quá mạnh khiến ông bị thương, nhưng trận đánh đã giành thắng lợi lớn, ta tiêu diệt 11 tên địch, thu 8 súng và 20 lựu đạn. Từ kinh nghiệm đó, tháng 11-1949, Bộ Chỉ huy Khu 7 tổ chức hội nghị chuyên đề về đánh tháp canh, ông Hai Cà được chọn báo cáo kinh nghiệm và cách đánh tháp canh của địch. Sau này, ngày 19-3 được chọn là ngày truyền thống Bộ đội Đặc công.
“Chân trần, chí thép”
Tiếp nối tự hào của vùng đất Thạnh Phước (TX.Tân Uyên), nơi sản sinh ra lối đánh đặc công; xã Vĩnh Hòa, huyện Phú Giáo hiện nay lại là nơi đứng chân của Lữ đoàn Đặc công bộ 429 - đơn vị đặc công chủ lực của bộ làm nhiệm vụ trên địa bàn các tỉnh miền Đông Nam bộ. Dù ở giai đoạn lịch sử nào, Lữ đoàn Đặc công bộ 429 cũng xứng đáng với 16 chữ vàng: “Tự lực tự cường, Độc đoàn kiên cường, Luồn sâu đánh hiểm, Đoàn kết chiến thắng”.
Với mục tiêu huấn luyện “Tinh nhuệ về bản lĩnh, kỹ thuật tinh thông, chiến thuật linh hoạt”, theo phương châm “Cơ bản, thiết thực, vững chắc”, lữ đoàn đã nghiên cứu đổi mới, cải tiến nội dung, phương pháp huấn luyện. Nét mới đáng ghi nhận đầu tiên chính là việc chuẩn hóa quy trình chuẩn bị giáo án huấn luyện, thông qua kế hoạch huấn luyện ở các cấp gắn với củng cố, nâng cấp thao trường, chuẩn bị đồng bộ vật chất phục vụ huấn luyện, tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cán bộ. Được sự chỉ đạo của Bộ Tư lệnh Binh chủng Đặc công, đơn vị đã xây dựng chương trình huấn luyện sát thực tế chiến đấu, trong đó chú trọng tăng cường huấn luyện dã ngoại, huấn luyện đêm, huấn luyện trong điều kiện địa hình, thời tiết phức tạp. Đơn vị cũng đã tăng cường thời lượng tổ chức huấn luyện các khoa mục võ thuật chiến đấu, chiến thuật, huấn luyện nhảy dù, lái xe ô tô, huấn luyện kỹ năng bắn súng và sử dụng thành thạo các loại vũ khí mới, học tiếng Anh…; đồng thời tăng cường các nội dung huấn luyện với tính chất khó, phức tạp, sát với thực tế nhiệm vụ để phát triển thể lực, rèn luyện lòng dũng cảm, khả năng xử lý tình huống linh hoạt, hiệu quả cho đội ngũ cán bộ, chiến sĩ. Đặc biệt, trong biên chế của lữ đoàn hiện nay có một đơn vị đặc công chống khủng bố. Đây là lực lượng làm nhiệm vụ đặc biệt của lữ đoàn, được đầu tư huấn luyện theo hướng tinh nhuệ, tinh thông.
TIỂU LIÊN
(责任编辑:Cúp C2)
- ·ACB lên tiếng về thông tin lãnh đạo ngân hàng đánh bạc, chuyển tiền ra nước ngoài
- ·Số nhân viên y tế tại TP.HCM trên 10.000 dân thấp nhất nước
- ·Vân Đồn, Bắc Vân Phong: Giao dịch bất động sản gần như đóng băng hoàn toàn
- ·Bé gái 4 tuổi cấp cứu vì hội chứng 'cô bé tóc mây' hiếm gặp
- ·Chứng khoán Mỹ, Trung Quốc có phiên mở đầu năm mới tồi tệ
- ·Một nửa số ca nhiễm Omicron không có các triệu chứng quen thuộc
- ·Có thể phải tiêm liều vắc xin Covid
- ·Mức độ nguy hiểm của căn bệnh Flurona liên quan tới Covid
- ·Xử lý các dự án điển hình để cảnh tỉnh, răn đe
- ·Xuất khẩu rau quả gặp khó những tháng cuối năm?
- ·Phê duyệt dự án tuyến metro số 5 Văn Cao
- ·Nam Phi cho biết biến thể Omicron chỉ gây ra các triệu chứng nhẹ
- ·TP.HCM tiếp tục ở cấp độ 2 của dịch Covid
- ·Ứng dụng công nghệ
- ·85% tổ chức tín dụng kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận năm 2025
- ·Gene làm tăng nguy cơ tử vong do Covid
- ·Sản lượng điện tiêu thụ của Hà Nội tăng vọt
- ·Tỷ giá vẫn biến động mạnh: Đã đến lúc cần cảnh báo
- ·Tây Ninh Smart
- ·Thực phẩm chức năng Cao ban long Sibiri vi phạm quy định quảng cáo