【ttbd keo nha cai】Nguồn sáng cho người khiếm thị
Truyền “lửa” tri thức
Với người khiếm thị,ồnsaacutengchongườikhiếmthịttbd keo nha cai việc biết chữ Braille cũng quan trọng như người bình thường biết chữ. Biết đọc và viết chữ Braille chính là phương tiện, điều kiện hữu ích nhất giúp người khiếm thị tiếp cận tri thức và hòa nhập cộng đồng. Sau một thời gian theo học thầy Sang, đa phần học viên đã biết đọc, viết thành thạo chữ Braille.
Nguyễn Thị Kim Trang, ngụ phường An Lộc, TX. Bình Long bộc bạch: “Em tham gia hội và tiếp xúc với chữ Braille năm 2012. Do chưa học qua lớp chữ sáng nào nên ban đầu em rất khó khăn trong cách tiếp cận. Với người khiếm thị, việc tiếp cận văn hóa tri thức không dễ dàng vì sách vở, tài liệu không nhiều, đa số phải tìm học trên mạng nên ngoài nỗ lực của bản thân thì em rất trân quý tấm lòng của thầy Sang. Chính thầy đã truyền động lực để em hiện thực ước mơ trở thành cô giáo”.
Ở độ tuổi đẹp nhất của cuộc đời, các em cũng có ước mơ có một môi trường để người khiếm thị tiếp cận tri thức và cống hiến cho xã hội
Còn đối với chị Phan Thị Thanh Loan, ngụ khu phố Phú Trung, phường An Lộc là trường hợp mù ngang. Mắt chị bị mờ và mất hẳn ánh sáng sau khi sinh đứa con thứ 2. Cú sốc quá lớn khiến chị phải mất thời gian dài để làm quen và chấp nhận cuộc sống của người khiếm thị. Sau 3 tháng học và biết chữ Braille, chị Loan đã lấy lại tinh thần và tự tin hơn trong giao tiếp. Đặc biệt, chị còn mở cửa hàng kinh doanh thời trang mang lại thu nhập ổn định để cùng chồng nuôi dạy các con.
20 năm mở lớp dạy chữ nổi cho người khiếm thị hoàn toàn không lấy học phí, ông Sang không nhớ hết mình đã dạy cho bao nhiêu người biết đọc, viết. Đặc biệt, mỗi học viên đến đây không chỉ được học chữ mà còn học cách làm người có ích, được giao lưu, xóa đi mặc cảm, tự ti. Cũng chính tại nơi này, nhờ sự dìu dắt của ông Sang mà bao thế hệ học trò đã trưởng thành, được trang bị kiến thức vững vàng và xây dựng gia đình riêng.
“Coi hội là ngôi nhà chung của người khiếm thị nên thầy Sang rất tâm huyết. Không chỉ dạy chữ mà thầy còn dạy nhân nghĩa, đức sống của con người để người khiếm thị thấy rằng, người sáng làm được 10 thì người khiếm thị cũng phải làm được 6, 7. Việc gì làm bằng bàn tay thì người khiếm thị làm được để không tạo gánh nặng cho gia đình, xã hội” - ông Phan Ngọc Tuấn, Phó chủ tịch Hội Người mù TX. Bình Long chia sẻ.
Biến điều không thể thành có thể
Để có nghị lực, truyền cảm hứng cho nhiều người khiếm thị tìm con đường sáng, ít ai biết rằng, ông Sang từng phải đấu tranh và tự chiến thắng bản thân mình bằng nghị lực phi thường sau một tai nạn chấn thương vùng đầu làm ông mất hoàn toàn thị giác năm 12 tuổi.
“Thời gian đầu, tôi không tin những gì đã xảy ra với mình. Tôi la hét, khóc lóc hằng ngày, mọi sinh hoạt đều phải dựa vào gia đình. Sau chuỗi ngày buồn bã, tôi thấy mình không thể trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Tôi nghĩ trong cuộc sống còn rất nhiều người thiếu may mắn hơn tôi mà họ vẫn vượt qua. Vì vậy, tôi đã tự tìm việc làm để có thể nuôi bản thân nên chọn vào Sài Gòn bươn chải với đủ nghề. Sau đó năm 2000, tôi quyết định về Bình Phước lập gia đình và làm Chủ tịch Hội Người mù TX. Bình Long từ đó đến nay” - ông Sang nói.
“Dạy người sáng đã khó, đối với người khiếm thị càng khó hơn vì mỗi học viên có hoàn cảnh, lứa tuổi và ngành nghề khác nhau, có người 40-50 tuổi mới bắt đầu đến đây học chữ. Vì vậy, có người chỉ học vài tháng là đọc, viết thành thạo nhưng cũng có người theo học 3 năm vẫn chưa nhuần nhuyễn. Dạy chữ cho người khiếm thị thì chẳng có giáo án nào được soạn sẵn mà mỗi em sẽ được áp dụng một phương pháp dạy khác nhau, những kinh nghiệm này không có trường lớp nào dạy cả”. Ông Dương Hùng Sang, Chủ tịch Hội Người mù TX. Bình Long |
Người ta vẫn nói rằng, ông trời không lấy đi của ai tất cả, mất đi thị giác thì còn xúc giác, mất đi đôi mắt thì còn bàn tay, bị khuyết đôi mắt sáng nhưng bù lại ông Sang có khả năng cảm âm rất tốt. Những bản nhạc ông sáng tác đều mang hơi thở rất riêng mà ở đó chất chứa nghị lực sống mạnh mẽ. Và âm nhạc cũng chính là mối duyên bất ngờ giúp ông lạc quan trước số phận và tìm được hạnh phúc của cuộc đời mình. Vì mê giọng hát, tiếng đàn của ông mà bà Dương Thị Oanh đem lòng yêu và cùng ông xây dựng tổ ấm hạnh phúc. Từ đó, bà cũng trở thành đôi mắt để cùng ông viết tiếp câu chuyện đẹp về cuộc đời.
Như cây xương rồng trên cát, dù trong điều kiện sống khắc nghiệt nhất vẫn mạnh mẽ vươn lên và nở hoa, những người khiếm thị như ông Sang và nhiều người khác đã vượt lên bóng tối, thắp sáng cho cuộc sống bằng chính nghị lực của họ, biến những điều không thể thành có thể, biến tuyệt vọng thành hy vọng. Bản thân ông Sang cũng đang truyền cảm hứng tích cực và nghị lực sống đến những người khiếm thị, khơi lên ánh sáng bên trong mỗi con người để khẳng định rằng: “Tôi sinh ra trên đời là để làm nên điều kỳ diệu cho chính cuộc sống của mình và những người xung quanh”. Ông là tấm gương lan tỏa những điều tử tế trong cuộc sống và học, làm theo Bác.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Syngenta Việt Nam tặng 2 điểm trường và 4 mái ấm trị giá hơn 1 tỷ đồng
- ·Linh hoạt tìm đầu ra cho bồn bồn OCOP
- ·Ðô thị miền ven biển
- ·Chăm lo cho học sinh khó khăn
- ·Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến chuẩn bị Kỳ họp bất thường lần thứ 9
- ·Nông dân Cà Mau thích ứng để phát triển
- ·Bình Phước: Sợ bị đòn, 3 cháu bé bỏ nhà đi
- ·Bắt tàu cá Cà Mau vi phạm vùng biển nước ngoài
- ·Người trẻ Việt xài điện thoại 15 giờ mỗi tuần
- ·Hớn Quản: Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực về bình đẳng giới
- ·NA Chairman underlines strong commitment to reform for national development
- ·Nước đã ngập toàn thành phố Tuyên Quang
- ·Chủ động nguồn hàng khi thiên tai, dịch bệnh
- ·Giảm lãi suất cho vay các chương trình tín dụng chính sách
- ·Chuyên gia Mỹ đánh giá tổn thất của Ukraine khi ngừng trung chuyển khí đốt Nga
- ·Quản lý chặt chẽ tiến độ thu ngân sách
- ·Đồng Xoài: 'Kết nối việc làm
- ·Nguồn lực cho phòng, chống dịch Covid
- ·Tín dụng chờ bơm 2,5 triệu tỷ đồng năm 2025, nhu cầu vốn đến từ lĩnh vực nào?
- ·Chuẩn hoá sản phẩm OCOP