【bảng xếp hạng rc lens gặp stade de reims】Tập trung đào tạo, xây dựng đội ngũ chuyên gia về pháp luật quốc tế
Tập trung đào tạo,ậptrungđàotạoxâydựngđộingũchuyêngiavềphápluậtquốctếbảng xếp hạng rc lens gặp stade de reims xây dựng đội ngũ chuyên gia về pháp luật quốc tế
Sáng 18/01, Vụ Pháp luật quốc tế tổ chức Hội nghị triển khai công tác năm 2024. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc và Vụ trưởng Vụ Pháp luật quốc tế Bạch Quốc An đồng chủ trì Hội nghị.
Thực hiện tốt nhiệm vụ tham mưu thực hiện công tác pháp luật quốc tế
Báo cáo tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Đức Kiên, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật quốc tế cho biết, so với năm 2022, công việc của Vụ Pháp luật quốc tế tăng về số lượng, mức độ phức tạp do công việc của các cơ quan nhà nước, tổ chức liên quan đến pháp luật quốc tế gia tăng, xuất phát từ việc thế giới mở cửa trở lại sau đại dịch Covid-19 và các yêu cầu phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước sau dại dịch. Tuy nhiên, phát huy thành quả đã đạt được trong năm trước, bám sát phương hướng nhiệm vụ của ngành Tư pháp năm 2023, tập thể lãnh đạo và công chức của Vụ Pháp luật quốc tế đã cố gắng vượt qua nhiều khó khăn, thực hiện tốt và có hiệu quả hơn nhiệm vụ được giao.
Cụ thể, từ ngày 30/11/2022 đến ngày 30/11/2023, Vụ đã chủ trì thẩm định 35 văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) và góp ý 79 VBQPPL trong nước; trong đó có một số dự án, dự thảo VBQPPL có nội dung phức tạp như dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam; dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu; dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc áp dụng thí điểm chính sách hỗ trợ đầu tư trong lĩnh vực công nghệ cao;…
Bên cạnh đó, Vụ đã tổ chức tổng kết thi hành Luật Tương trợ tư pháp; xây dựng Báo cáo của Chính phủ về công tác tương trợ tư pháp năm 2023 trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khoá XV; xây dựng Báo cáo Chính phủ về việc rà soát Luật Tương trợ tư pháp và nghiên cứu khả năng tách Luật Tương trợ tư pháp và lập đề nghị xây dựng Luật Tương trợ tư pháp về dân sự. Vụ cũng tăng cường phối hợp với các Bộ, ngành, đơn vị thuộc Bộ Tư pháp trong triển khai Kế hoạch thực hiện các Hiệp định như: Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA), các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) trong khuôn khổ ASEAN và ASEAN với các quốc gia ngoài khối.
Ngoài ra, Vụ đã chủ trì, thẩm định 50 điều ước quốc tế (tăng 18 điều ước quốc tế so với năm 2022); góp ý 331 điều ước quốc tế, thoả thuận quốc tế (tăng 181 điều ước quốc tế, thoả thuận quốc tế so với năm 2022), chất lượng thẩm định, góp ý được các Bộ, ngành, cơ quan đánh giá cao. Công tác đàm phán, ký điều ước quốc tế; công tác tư pháp quốc tế và tương trợ tư pháp; công tác pháp luật đầu tư nước ngoài và thực hiện nhiệm vụ đại diện pháp lý cho Chính phủ; công tác tổ chức, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ;… đều đạt kết quả đáng ghi nhận.
Chú trọng thực hiện các nhiệm vụ tại Nghị quyết số 25-NQ/BCSĐ về những định hướng lớn về công tác pháp luật quốc tế của Bộ Tư pháp đến năm 2030
Tại Hội nghị, các công chức của Vụ và đại diện lãnh đạo một số đơn vị thuộc Bộ đã trao đổi, thảo luận về nội dung báo cáo kết quả công tác năm 2023; phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp công tác năm 2024 và đề xuất một số giải pháp như: xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn kết, đủ về số lượng, thông thạo chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ; đẩy mạnh công tác nghiên cứu quy định pháp luật, kinh nghiệm quốc tế, thiết chế, điều ước quốc tế;…
Phát biểu kết luận Hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc đánh giá, trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, thách thức; các nhiệm vụ ngày càng nặng nề, phức tạp; nhiều nhiệm vụ phát sinh trong năm nhưng Vụ Pháp luật quốc tế đã đoàn kết, cùng nhau hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao; qua đó nâng cao vị thế là đơn vị nòng cốt tham mưu cho Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương trong việc xử lý, giải quyết các vấn đề pháp lý phát sinh trong quá trình hội nhập quốc tế, trong xây dựng và hoàn thiện khuôn khổ pháp luật, điều chỉnh các quan hệ có yếu tố nước ngoài.
Ghi nhận và biểu dương các kết quả đã đạt được, trong thời gian tới, Thứ trưởng đề nghị Vụ tiếp thu các ý kiến tại Hội nghị để sớm hoàn thành Kế hoạch công tác năm 2024, trong đó phải bám sát các nhiệm vụ trọng tâm của Bộ, ngành Tư pháp để xây dựng Kế hoạch có trọng tâm, trọng điểm; tiếp tục nghiên cứu, quán triệt sâu sắc và tổ chức tham mưu thực hiện tốt các nghị quyết, chỉ thị, kết luận, văn bản của Đảng, Quốc hội, Chính phủ về lĩnh vực chuyên môn công tác của đơn vị, quan tâm hơn nữa đến những nhiệm vụ mang tính chiến lược như thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/BCSĐ ngày 14/4/2022 về những định hướng lớn về công tác pháp luật quốc tế của Bộ Tư pháp đến năm 2030; tổ chức thực hiện kết luận kiểm tra, giám sát của Đảng đối với công tác của đơn vị.
Về công tác cán bộ, Thứ trưởng đề nghị Vụ tiếp tục thực hiện mạnh mẽ các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của đơn vị; xây dựng đội ngũ chuyên gia pháp luật quốc tế ở những nhiệm vụ cụ thể của pháp luật quốc tế; qua đó làm tốt vai trò của Vụ trong công tác tư pháp quốc tế; từng bước hướng tới mục tiêu trở thành Trung tâm về tư pháp quốc tế của Chính phủ.
Ngoài ra, Thứ trưởng đề nghị lãnh đạo đơn vị tiếp tục đổi mới phương thức chỉ đạo, lãnh đạo, điều hành của Vụ; phát huy sự đoàn kết, trí tuệ tập thể để hoàn thành nhiệm vụ; cải thiện môi trường, không khí làm việc, giữ gìn đoàn kết nội bộ, kỷ cương công vụ. Tập thể đơn vị, các tổ chức đoàn thể, cấp uỷ cũng cần tiếp tục có các buổi sinh hoạt phù hợp để tăng tính dân chủ, thẳng thắng, chia sẻ, đánh giá chính xác tình hình tổ chức, hoạt động của đơn vị; từ đó có căn cứ để xây dựng các bước phát triển tiếp theo.
Thứ trưởng hy vọng trong năm 2024, Vụ Pháp luật quốc tế sẽ tiếp tục tranh thủ các cơ hội, vượt qua thách thức khó khăn để nâng cao hình ảnh, vị trí, vai trò của Vụ nói riêng và của Bộ, ngành Tư pháp nói chung trong công tác pháp luật quốc tế.
Nhân dịp này, thay mặt Lãnh đạo Bộ Tư pháp, Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc đã trao Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho các cá nhân có thành tích xuất sắc của Vụ.
- ·Độ mặn trên các sông tiếp tục tăng
- ·Tôn trọng nhân viên để giữ chân lao động
- ·Doanh nghiệp nhà nước ùn ùn IPO
- ·Hé lộ nguyên nhân ban đầu khiến hai vợ chồng tử vong trong nhà với nhiều vết đâm
- ·Nhận định, soi kèo Khor Fakkan vs Baniyas, 19h55 ngày 6/1: Khó tin cửa dưới
- ·Ly kỳ vụ vợ chồng ly hôn đòi tát hồ bắt cá để chia đôi
- ·Lập công ty kinh doanh tín dụng đen với lãi suất hơn 127%/năm
- ·Giới thiệu bộ tem ‘Hà Nội 12 mùa hoa – Bộ 1’
- ·Triệt xoá sòng bạc của dân giang hồ, khách vào chơi phải biết ám hiệu
- ·Tự ý mở cửa ô tô trộm hơn 21 triệu, thanh niên ở Hà Tĩnh bị khởi tố
- ·Quy chuẩn kỹ thuật về an toàn vật liệu nổ công nghiệp
- ·13 người nhận và môi giới hối lộ tại Trung tâm đăng kiểm ở Quảng Nam
- ·Samsung đầu tư hơn 1 tỷ USD vào TP. HCM
- ·Cô gái ở Cần Thơ bị bắt cùng nhiều loại ma túy mới
- ·Cuộc thử nghiệm mờ ám ở Puerto Rico
- ·DN thủy sản chung sức bảo vệ biển Đông
- ·BIDV nhận giải thưởng Ngân hàng quản lý tiền tệ tốt nhất Việt Nam
- ·Giảm lãi suất chưa đủ để kích cầu
- ·25 năm các chuyến bay thương mại của Việt Nam luôn đảm bảo an toàn
- ·Chủ thẻ HDBank Visa tiếp tục nhận nhiều ưu đãi
- Nhà sắp sập, ba mẹ con nghèo cầu xin được giúp đỡ
- Điều ước giản dị của cô bé mắc bệnh ung thư máu
- Đất của con mà bố đòi chia cho mẹ kế
- Cha tâm thần, mẹ ung thư chờ chết hai con nhỏ nheo nhóc
- Xót cảnh người đàn ông tàn tật nguy cơ cắt nốt chân còn lại
- Hai bà cháu ung thư cầu cứu
- Được nhờ giữ hộ đồ, bỗng trở thành... đồng phạm
- Ngôi trường Đèn Đom Đóm mới cho trẻ em Hàm Cần
- Bữa cơm gia đình ngày Tết
- Con còn 70% hy vọng sống nhưng bố mẹ nghèo đã kiệt quệ