【trực tiếp mexico】Chính phủ điện tử phải đi liền với cải cách hành chính
(CMO) Nếu làm tốt Chính phủ điện tử (CPĐT) cũng là một giải pháp ngăn ngừa nCoV khi hiện nay, nhiều cơ quan, đơn vị, trường học ứng dụng CPĐT trong giao dịch, hạn chế tiếp xúc trực tiếp. Đó là phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Ủy ban quốc gia về CPĐT tại hội nghị trực tuyến Ủy ban Quốc gia về CPĐT với các Ban chỉ đạo xây dựng CPĐT, chính quyền điện tử Bộ, ngành địa phương diễn ra vào sáng ngày 12/2. Tham dự hội nghị còn có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và các thành viên Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử. Điểm cầu Cà Mau, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thân Đức Hưởng tham dự.
Với quyết tâm xây dựng CPĐT, hiện thực hóa chủ trương Chính phủ phục vụ, kiến tạo, ngày 7/3/2019 Chính phủ ban hành Nghị quyết số 17/NQ-CP về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển CPĐT giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025. Nghị quyết số 17/NQ-CP thể hiện sự kết hợp giữa văn bản Chiến lược và Kế hoạch thực thi CPĐT, xác định mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp và phân công trách nhiệm triển khai CPĐT.
Kết quả đến cuối năm 2019, đã có chuyển biến cơ bản trong việc sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nước. 100% bộ, ngành, địa phương đã kết nối, liên thông gửi, nhận văn bản điện tử với Trục liên thông văn bản quốc gia; tỷ lệ văn bản điện tử được trao đổi qua mạng tăng từ 72% năm 2018 lên 86,5% năm 2019, rất gần so với mục tiêu 2020 là 90%.
Các đại biểu tham dự Hội nghị tại điểm cầu Cà Mau |
Việc kết nối, chia sẻ dữ liệu được quan tâm, tỷ lệ các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu (LGSP) tăng từ 3% năm 2018 lên 27% năm 2019.
Cổng Dịch vụ công quốc gia được đưa vào vận hành ngày 09/12/2019, là đầu mối cung cấp thông tin, hỗ trợ tra cứu thông tin, giám sát tình trạng giải quyết thủ tục hành chính và tra cứu kết quả giải quyết thủ tục hành chính; cung cấp chức năng đăng nhập một lần (SSO) để thực hiện thủ tục hành chính tại Cổng dịch vụ công cấp Bộ, cấp tỉnh; góp phần chuẩn hóa việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến (DVCTT), hạn chế việc đầu tư dàn trải, tăng cường quản lý nhà nước, đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính. Hệ thống các Cổng dịch vụ công cấp Bộ, cấp tỉnh và Cổng dịch vụ công quốc gia hỗ trợ nâng cao chất lượng phục vụ, góp phần hạn chế nhũng nhiễu, tiêu cực trong quá trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính.
Ngành BHXH là 01 trong những đơn vị điển hình về việc xây dựng CPĐT |
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao những nỗ lực của bộ, ngành địa phương thời gian qua trong việc xây dựng CPĐT, đồng thời biểu dương Bộ TT&TT làm tốt vai trò điều hành CPĐT có nhiều sáng tạo, đổi mới trong triển khai CPĐT của quốc gia, phát triển công nghệ số của Việt Nam. Thủ tướng thông tin, Việt Nam đứng thứ 88/103 quốc gia về xây dựng CPĐT, đứng thứ 6/11 nước ASEAN. Tuy nhiên kết quả như vậy còn thấp so với bình quân của ASEAN và thế giới, mà nguyên nhân do một số địa phương, bộ, ngành còn chậm trong triển khai, chưa hoàn thành một số nền tảng CPĐT theo quy định, dịch vụ công trực tuyến tỷ lệ còn thấp, hạ tầng CNTT trong các cơ quan nhà nước nhiều nơi chưa đáp ứng được yêu cầu, ….
Thủ tướng nhấn mạnh, thực hiện CPĐT phải đi liền với CCHC, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết TTHC. Với tầm nhìn năm 2020 là năm đầu tiên chuyển sang Chính phủ số, chính quyền số, hoàn thành các chỉ tiêu đặt ra vào năm 2020 tại Nghị quyết số 17/NQ-CP (đặc biệt là chỉ tiêu 30% DVCTT mức độ 4), tỷ lệ cơ quan nhà nước công khai mức độ hài lòng của người dân khi sử dụng DVCTT tăng từ 50% lên 100%; 100% các bộ, ngành, địa phương có nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu (LGSP) kết nối với nền tảng, tích hợp chia sẻ dữ liệu quốc gia (NGSP); 100% các bộ, ngành, địa phương có Trung tâm giám sát, điều hành an toàn, an ninh mạng (SOC). Thủ tướng đề nghị trong năm 2020 các bộ, ngành, địa phương phải hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 17/NQ-CP, phải xây dựng các yếu tố nền tảng cho CPĐT, tăng cường đào tạo nguồn nhân lực cho CPĐT. Trong đó, các bộ, ngành, địa phương ưu tiên sử dụng các sản phẩm, dịch vụ an toàn, an ninh mạng trong hệ sinh thái sản phẩm an toàn, an ninh mạng Việt Nam. Người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ nếu để xảy ra mất an toàn, an ninh mạng, nghiêm túc thực hiện Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 7/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường bảo đảm an toàn, an ninh mạng nhằm cải thiện chỉ số xếp hạng của Việt Nam.
Hồng Phượng
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Nhận định, soi kèo Pharco vs El Tersana, 19h30 ngày 3/1: Khó cho cửa trên
- ·UNESCO tổ chức Cuộc thi ảnh Việt Nam 2020
- ·Hộ gia đình chăn nuôi gia cầm không phải nộp thuế TNCN
- ·Hà Nội: Công khai tiếp danh sách 131 đơn vị nợ thuế
- ·Đoàn tàu metro Bến Thành
- ·Gần 200 VĐV dự giải Cup các CLB bóng chày toàn quốc 2024
- ·Hải quan Long An: Thu gần 40 tỷ đồng từ thanh tra thuế
- ·Hà Nội triển khai Tháng hỗ trợ người nộp thuế
- ·Chuyển thông tin có dấu hiệu tiêu cực tại nhiều cơ sở đào tạo lái xe đến công an
- ·Hơn 63.000 doanh nghiệp tham gia VNACCS/VCIS
- ·Cháy vé tour đi Thái cổ vũ đội tuyển Việt Nam trận chung kết lượt về Asean Cup 2024
- ·Trên 1 triệu hoá đơn điện tử xác thực đã được phát hành
- ·Tuyển Việt Nam, HLV Kim Sang Sik phải đi ngắn rồi mới tính dài
- ·Ấn tượng phát triển du lịch và văn hóa ở Bình Phước
- ·Người Việt chi gần 20.000 tỉ đồng mua smartphone trong quí 1/2017
- ·Thừa Thiên Huế: Xử phạt trên 5 tỷ đồng hàng lậu, hàng giả
- ·Công nhận đại lý thủ tục hải quan cho 15 doanh nghiệp
- ·Kết quả bóng đá Romania 0
- ·Tổng Thư ký Liên hợp quốc gửi thông điệp đoàn kết trong Năm mới 2025
- ·Nhận định bóng đá Argentina vs Ecuador, tứ kết Copa America 2024