【kết quả bóng đá hertha berlin】Thị trường chứng khoán tháng 12: Cơ hội lấy lại điểm số “đánh rơi”
VN-Index có thể sẽ quay lại kiểm định mốc 1.025 điểm trước khi năm 2019 kết thúc |
Trong quá trình vượt lên 1.000 điểm,ịtrườngchứngkhoánthángCơhộilấylạiđiểmsốđánhrơkết quả bóng đá hertha berlin VN-Index nhận được hỗ trợ rất lớn từ sự hồi phục của nhóm cổ phiếu ngân hàng và cổ phiếu “họ” Vingroup.
Trong đợt giảm điểm vừa qua của VN-Index, hai nhóm cổ phiếu trên cũng điều chỉnh. Bên cạnh đó, một số phiên khối ngoại tăng cường bán ròng khiến tâm lý nhà đầu tư trở nên hoang mang, dù kết quả kinh doanh quý III/2019 của 30 cổ phiếu vốn hóa lớn và thanh khoản hàng đầu sàn HOSE khả quan.
Diễn biến đảo chiều bất ngờ của thị trường cho thấy, thực tế nhiều khi không giống lý thuyết và kỳ vọng.
Diễn biến chỉ số VN-Index.
Trong khi đó, triển vọng tăng trưởng của doanh nghiệp có phần bấp bênh, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung chưa có hồi kết, có sự bất ổn, khó lường của tình hình địa chính trị trên thế giới có thể sẽ tác động đến tăng trưởng toàn cầu…
Trong nước, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10 tăng 0,59% so với tháng 9, mức tăng cao nhất của chỉ số giá tháng 10 trong 3 năm gần đây và tăng 2,24% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 10 tháng đầu năm 2019, CPI tăng 2,48% so với cùng kỳ năm 2018.
Tháng 10 so với tháng 9, trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 10 nhóm hàng tăng giá từ 0,04% đến hơn 1%, chủ yếu do dịch tả lợn châu Phi diễn ra ở cả 63 tỉnh, thành phố, khiến giá thịt lợn và các sản phẩm làm từ thịt lợn tăng giá mạnh.
Trong bối cảnh xăng dầu, điện nước có khả năng sẽ tăng giá, CPI trong thời gian tới có thể tiếp tục tăng, khiến kỳ vọng lãi suất giảm khó trở thành hiện thực.
Tuy nhiên, ngày 18/11, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành hai văn bản điều chỉnh giảm lãi suất điều hành, có hiệu lực từ ngày 19/11 là Quyết định số 2415/QĐ-NHNN về mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng VND của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng và Quyết định số 2416/QĐ-NHNN về mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của tổ chức tín dụng đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế theo quy định tại Thông tư số 39/2016/TT-NHNN.
Theo Quyết định 2415, lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng giảm từ 1,0%/năm xuống 0,8%/năm; lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng giảm từ 5,5%/năm xuống 5,0%/năm; lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng tại quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô giảm từ 6,0%/năm xuống 5,5%/năm; lãi suất tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên do tổ chức tín dụng ấn định trên cơ sở cung cầu của thị trường.
Theo Quyết định 2416, lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND đối với các nhu cầu vốn phục vụ nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao giảm từ 6,5%/năm xuống 6,0%/năm; lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tài chính vi mô đối với các nhu cầu vốn này giảm từ 7,5%/năm xuống 7,0%/năm.
Cũng trong ngày 18/11, một số ngân hàng đã điều chỉnh giảm lãi suất huy động. Trong đó, Vietcombank giảm 0,5%/năm lãi suất cho vay đối với các khoản vay hiện hữu bằng VND của doanh nghiệp cho đến cuối năm.
Về hoạt động xuất nhập khẩu, thặng dư thương mại của Việt Nam tăng lên mức 1,86 tỷ USD vào tháng 10/2019, do giá trị nhập,9% so với cùng kỳ năm 2019 (giá trị nhập khẩu tháng 9 tăng 11,8% so với cùng kỳ).
Trong khi đó, giá trị xuất khẩu tăng 7,6% (tháng 9 tăng 10,7%), lũy kế 10 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu tăng 8,3% so với cùng kỳ, cao hơn mức tăng 7,7% của giá trị nhập khẩu.
Điều này khiến thặng dư thương mại đạt mức kỷ lục là 8,7 tỷ USD, cao hơn mức 8,1 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm ngoái.
Tăng trưởng xuất khẩu của khu vực trong nước tương đối mạnh, 10 tháng đầu năm 2019 tăng 16,8%, cao hơn nhiều so với mức tăng 4,8% của khu vực FDI.
Nếu không tính các sản phẩm nông nghiệp thì các mặt hàng xuất khẩu trọng yếu khác của khu vực trong nước, bao gồm dệt may, giày dép, túi xách và các sản phẩm gỗ, đều đạt mức tăng hai chữ số.
Với mặt hàng điện tử, tuy chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng xuất khẩu của khu vực trong nước (xấp xỉ 7,9% trong 10 tháng), nhưng các doanh nghiệp ghi nhận tăng trưởng xuất khẩu 404%. Mức tăng trưởng ấn tượng này nhiều khả năng là nhờ có sự chuyển dịch sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam do chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.
Trong 10 tháng đầu năm 2019, hai thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam vẫn là Mỹ (50,3 tỷ USD) và Trung Quốc (33,0 tỷ USD). Xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ tăng 27,6%, trong khi xuất khẩu sang Trung Quốc giảm 1,4%.
Xuất khẩu nông nghiệp suy giảm đáng kể ở cả hai thị trường, đặc biệt là mặt hàng gạo, cà phê và các sản phẩm điều. Xuất khẩu dệt may, túi xách và giày dép duy trì tăng trưởng 10 - 11%. Xuất khẩu các sản phẩm điện tử sang Trung Quốc giảm 6,8%, nhưng xuất khẩu hàng điện tử sang Mỹ tăng 76,7%.
Thặng dư thương mại đạt mức kỷ lục, cùng với dòng kiều hối tốt và dòng vốn FDI được duy trì đã góp phần cải thiện cán cân thanh toán của Việt Nam.
NHNN đã tăng dự trữ ngoại hối lên xấp xỉ 73 tỷ USD, tương đương 3,3 tháng nhập khẩu. Cán cân thanh toán cải thiện còn hỗ trợ cho việc ổn định của tỷ giá USD/VND và chính sách tiền tệ linh hoạt, có phần nới lỏng của NHNN.
Một yếu tố ngoại biên có khả năng tác động lớn đến thị trường chứng khoán toàn cầu nói chung, Việt Nam nói riêng vẫn là thương chiến Mỹ - Trung.
Thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 giữa Mỹ và Trung Quốc chưa được ký kết, dù đã được Tổng thống Mỹ Donald Trump giới thiệu từ tháng 10. Việc này khiến giới doanh nghiệp cảm thấy thiếu chắc chắn về tương lai.
Đáng chú ý, Mỹ đang cứng rắn hơn với Trung Quốc trong vấn đề Hồng Kông. Vài giờ trước khi Diễn đàn Kinh tế Mới khai mạc tại Trung Quốc ngày 21/11, các nghị sĩ Mỹ đã thông qua dự luật Dân chủ và Nhân quyền Hồng Kông.
Theo đó, Mỹ sẽ đánh giá hàng năm về việc liệu Hồng Kông có đủ tự chủ để tiếp tục hưởng các ưu đãi thương mại và kinh tế hay không. Trung Quốc ngay lập tức lên tiếng chỉ trích dự luật này.
Cuộc chiến thương mại với Trung Quốc kéo dài suốt 16 tháng qua đã đẩy không ít doanh nghiệp và nông dân Mỹ rơi vào tình cảnh khó khăn, chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn và kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại.
Cả phía Trung Quốc và Mỹ đều đưa ra những phát biểu vừa nhằm xoa dịu, vừa mang tính cẩn trọng, thăm dò, hơn là những cam kết mang tính cụ thể. Như vậy, như nhiều chuyên gia nhận định trước đó, cuộc chiến này không dễ chấm dứt trong 2 - 3 năm, mà có thể là cuộc chiến trong cả thập kỷ.
Tuy vậy, trong bối cảnh yếu tố tích cực nhiều hơn và thị trường chứng khoán Việt Nam đang có định giá thấp so với khu vực, VN-Index có thể sẽ quay lại kiểm định mốc 1.025 điểm trước khi năm 2019 kết thúc.
Dự báo, chỉ số sẽ dao động trong khoảng 970 - 1.025 điểm và những nhóm cổ phiếu được quan tâm nhiều nhất vẫn là ngân hàng, bất động sản và “họ” Vingroup.
(责任编辑:World Cup)
- ·Ba người phụ nữ bị xích chân, nhốt trong nhà kho ở Lâm Đồng
- ·Phát huy phẩm chất người lính Cụ Hồ
- ·Thu nhập khá từ nuôi rắn ri tượng
- ·Triển khai chương trình tín dụng với người hoàn lương
- ·Nhận định, soi kèo Hannover 96 vs SV Waldhof Mannheim, 19h00 ngày 6/1: Khẳng định đẳng cấp
- ·Khó khăn trong khâu cày ải
- ·Bình Phước: 560 môn sinh Vovinam thi nâng cấp đai
- ·Tìm người thân
- ·Bão Saola sắp vào Biển Đông với cường độ rất mạnh
- ·Hội thi tuyên truyền về phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”
- ·Xóa bỏ lo ngại bộ nhớ luôn đầy của iPhone
- ·Mưa liên tục, chợ vắng khách
- ·250 phần quà trung thu tặng trẻ em khó khăn xã Long Hà
- ·Phát triển rừng gắn với du lịch sinh thái
- ·Lễ trao Giải Diên Hồng: Tôn vinh 83 tác phẩm xuất sắc
- ·Chủ động phòng, chống, đẩy lùi bệnh dịch tả lợn châu Phi
- ·Bình Phước: Cứu sống bệnh nhân vỡ thai ngoài tử cung
- ·Cua thương phẩm 2 giai đoạn cho vùng nuôi kém hiệu quả
- ·Xe tải mất lái tông xe khách trên quốc lộ, nhiều người bị thương ở Bình Phước
- ·Định hướng cung