【lyon đấu với rennes】BHYT học sinh, sinh viên: Quyền lợi hưởng ngày càng được mở rộng
Học sinh,ọcsinhsinhviênQuyềnlợihưởngngàycàngđượcmởrộlyon đấu với rennes sinh viên (HSSV) là chủ nhân tương lai của đất nước, chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu dân số nước ta. Việc thực hiện bao phủ 100% HSSV tham gia BHYT là một nhiệm vụ quan trọng, tạo nền tảng vững chắc hoàn thành mục tiêu BHYT toàn dân. Với ý nghĩa đó, những năm qua, chính sách BHYT HSSV đã được triển khai hiệu quả, thể hiện không chỉ ở diện bao phủ tăng mà quyền lợi hưởng BHYT của các em cũng ngày càng được đảm bảo.
Ông Đinh Duy Hùng - Phó Trưởng Ban Quản lý Thu - Sổ, thẻ (BHXH Việt Nam) đã có trao đổi về vấn đề này.
- Việc bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, phát triển toàn diện cho thế hệ trẻ thông qua chính sách BHYT HSSV được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Sự quan tâm này đã được cụ thể hóa bằng các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện như thế nào, thưa ông?
BHYT là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, là một trong những trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội (ASXH). Thực hiện chính sách BHYT nói chung và BHYT HSSV nói riêng có vai trò rất quan trọng đối với ASXH, nhằm bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, phát triển toàn diện cho người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ tương lai của đất nước. Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước ta đã rất quan tâm đến nhiệm vụ xây dựng, hoàn thiện chính sách BHYT nói chung cũng như chỉ đạo, tổ chức thực hiện chính sách BHYT HSSV.
Ngày 14/11/2008, tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XII đã thông qua Luật BHYT (có hiệu lực từ ngày 01/7/2009). Trong đó quy định từ ngày 01/01/2010, HSSV chuyển từ đối tượng tham gia tự nguyện sang đối tượng có trách nhiệm tham gia BHYT. Khi Luật BHYT được sửa đổi, bổ sung năm 2014 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2015) tiếp tục quy định, HSSV là đối tượng tham gia BHYT bắt buộc và được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng (hỗ trợ tối thiểu từ 30% đến 100% mức đóng tùy thuộc nhóm đối tượng ưu tiên). Trong lộ trình thực hiện BHYT toàn dân, HSSV tiếp tục được lựa chọn là nhóm đối tượng cần sớm được bao phủ BHYT.
Với mục tiêu đẩy nhanh lộ trình BHYT toàn dân, trên cơ sở Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 68/2013/QH13 ngày 29/11/2013 của Quốc hội, Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 2/4/2015… về việc tăng cường thực hiện chính sách, pháp luật BHXH và BHYT, ngày 28/6/2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1167/QĐ-TTg về điều chỉnh giao chỉ tiêu thực hiện BHYT. Trong đó, Thủ tướng Chính phủ đã quán triệt phải đẩy mạnh thực hiện BHYT HSSV; giao Bộ GD&ĐT, Bộ LĐ-TB&XH chỉ đạo xây dựng kế hoạch thực hiện BHYT cho HSSV, đảm bảo 100% HSSV tham gia BHYT.
Như vậy, từ định hướng chỉ đạo đến các văn bản pháp lý liên quan đến chính sách BHYT HSSV đã thể hiện quyết tâm rất lớn của Đảng và Nhà nước đối với việc thực hiện pháp luật BHYT nói chung và pháp luật BHYT đối với nhóm HSSV- thế hệ tương lai của đất nước nói riêng. Đồng thời, đã khẳng định sự nhất quán trong chủ trương thực hiện BHYT HSSV là bước đi quan trọng để hoàn thành mục tiêu BHYT toàn dân ở nước ta.
- Bên cạnh việc hỗ trợ 30% mức đóng BHYT cho HSSV từ ngân sách Nhà nước, nhiều tỉnh, thành còn có cơ chế, chính sách hỗ trợ thêm để khuyến khích HSSV tham gia BHYT. Xin ông cho biết tổng số tỉnh, thành có thêm mức hỗ trợ này, góp phần hiệu quả cho công tác chăm sóc sức khỏe, phát triển toàn diện cho thế hệ trẻ?
Trong những năm qua, bên cạnh việc hỗ trợ 30% mức đóng BHYT cho HSSV từ ngân sách Nhà nước, có nhiều tỉnh, thành phố đã quan tâm, cân đối từ nguồn ngân sách địa phương và huy động các nguồn lực xã hội hỗ trợ thêm mức đóng BHYT cho HSSV trên địa bàn. Năm 2022, có 27 tỉnh, thành phố đã hỗ trợ thêm mức đóng BHYT cho HSSV. Trong đó, một số tỉnh, thành phố có mức hỗ trợ lớn như sau: Hà Giang (hỗ trợ 70% mức đóng); Hưng Yên, Bà Rịa - Vũng Tàu (hỗ trợ 30% mức đóng); Quảng Ngãi (hỗ trợ từ 20-30% mức đóng); Bắc Kạn, Cà Mau, Hậu Giang, Ninh Bình, Sơn La, Vĩnh Phúc (hỗ trợ 20% mức đóng)…
Ngoài ra, một số tỉnh, thành phố hỗ trợ riêng mức đóng BHYT HSSV đối với các trường hợp đặc biệt, như: TP.HCM hỗ trợ 100%, Đồng Nai hỗ trợ 70% mức đóng BHYT đối với HSSV là người khuyết tật; An Giang, Lâm Đồng hỗ trợ 70% đối với học sinh là người dân tộc thiểu số; Bình Phước hỗ trợ 70% đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn…
- Những năm qua, BHXH Việt Nam đã nỗ lực phối hợp với các bộ, ngành liên quan tổ chức, thực hiện hiệu quả chính sách BHYT HSSV và đạt được những kết quả vượt bậc. Ông đánh giá thế nào về những kết quả vượt bậc này?
HSSV chiếm khoảng trên 1/5 dân số cả nước, đóng vai trò là chủ nhân tương lai của đất nước. Việc tăng tỷ lệ tham gia BHYT ở nhóm HSSV không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong việc hoàn thành mục tiêu BHYT toàn dân mà còn góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi mới và xây dựng đất nước.
Trong những năm qua, cụ thể hóa các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật BHYT, cả hệ thống chính trị đã tích cực vào cuộc, trong đó đặc biệt là sự chủ động phối hợp chặt chẽ của BHXH Việt Nam và ngành Giáo dục - Đào tạo trong công tác tuyên truyền, tổ chức thực hiện hiệu quả chính sách BHYT HSSV. Nhờ đó, tỷ lệ HSSV tham gia BHYT tăng dần qua các năm; đến nay, kết quả đã tiệm cận mục tiêu bao phủ 100% HSSV tham gia BHYT.
Nếu như năm học 2012 - 2013, tỷ lệ HSSV tham gia BHYT đạt 80% trên tổng số HSSV thì đến năm học 2022-2023, tỷ lệ này đạt trên 97% với khoảng 18,8 triệu HSSV tham gia BHYT, tăng hơn 17% sau 10 năm thực hiện. Đáng chú ý, năm học vừa qua, nhiều địa phương đã đạt bao phủ 100% HSSV có thẻ BHYT, như các tỉnh: Hà Nam, Hải Dương, Hưng Yên, Ninh Bình…
Có thể nói, số HSSV tham gia BHYT không ngừng tăng qua các năm đã cho thấy, nhận thức của HSSV và phụ huynh về quyền lợi, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc tham gia BHYT… đã có sự chuyển biến rõ rệt, chuyển từ tâm thế bị động sang chủ động, tích cực tham gia. Đơn cử, nếu như trước đây, một số phụ huynh có quan niệm, chỉ khi con mắc bệnh nan y, mãn tính, cần điều trị với chi phí khám chữa bệnh (KCB) lớn mới tham gia BHYT thì hiện nay, phần lớn phụ huynh đã chủ động tham gia BHYT cho con em mình ngay từ khi các con đang khỏe mạnh. Tham gia BHYT HSSV vừa để bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho thế hệ trẻ, vừa thể hiện lòng nhân ái, trách nhiệm với cộng đồng để cùng thực hiện nguyên tắc bảo đảm chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia BHYT.
Bên cạnh đó, quyền lợi KCB BHYT cho HSSV ngày càng được mở rộng, chất lượng KCB ngày càng được nâng cao với các thủ tục thuận tiện, thông thoáng, được tiếp cận các dịch vụ y tế kỹ thuật cao, chi phí lớn…. Nhìn vào kết quả thực hiện công tác KCB BHYT cho HSSV thời gian qua cho thấy, quỹ BHYT đã chi trả cho rất nhiều bệnh nhân là HSSV mắc các bệnh nan y, mạn tính như: suy thận, ung thư, tim mạch… với chi phí điều trị từ vài chục triệu đến hàng tỷ đồng.
- BHYT HSSV mang lại rất nhiều lợi ích, quyền lợi thiết thực cho người tham gia. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn một số HSSV chưa tham gia BHYT. Trước thực trạng này, ngành BHXH đã, đang và sẽ tập trung thực hiện các giải pháp gì để sớm đạt độ bao phủ BHYT 100% HSSV?
Đến nay, tỷ lệ HSSV tham gia BHYT ở nước ta đã tiệm cận mục tiêu bao phủ 100% HSSV. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận nhỏ HSSV chưa nhận thức được đầy đủ về quyền lợi, tính nhân văn của chính sách BHYT HSSV nên chưa tham gia BHYT (chủ yếu là nhóm HSSV từ năm thứ 2 trở lên của các trường đại học, cao đẳng và dạy nghề). Điều này khiến các em đánh mất cơ hội được hưởng quyền lợi chăm sóc sức khỏe từ chính sách BHYT. Nhất là với các em khi không may mắc bệnh hiểm nghèo, nếu không có thẻ BHYT, có thể gia đình các em sẽ phải đối mặt với gánh nặng chi phí điều trị lớn, làm ảnh hưởng tới kinh tế của gia đình cũng như quá trình KCB của các em.
Với quyết tâm hoàn thành mục tiêu 100% HSSV tham gia BHYT, góp phần thực hiện BHYT toàn dân, BHXH Việt Nam đã, đang và sẽ triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau:
Để đảm bảo nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện BHYT HSSV, BHXH Việt Nam hiện đang phối hợp chặt chẽ cùng Bộ GĐ&ĐT triển khai các nhiệm vụ được giao tại Đề án 06 Chính phủ về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022- 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó, 2 bên đang thúc đẩy tích cực việc kết nối và đồng bộ dữ liệu về HSSV trên cả nước, tạo thuận lợi cho việc triển khai thu BHYT HSSV. Từ nguồn cơ sở dữ liệu được chia sẻ, chuẩn hóa, các đơn vị (cơ quan BHXH cũng như các trường học) sẽ có cơ sở để rà soát, xác định được số HSSV chưa tham gia BHYT, từ đó triển khai các giải pháp đồng bộ trong đôn đốc, tuyên truyền, vận động. Đây cũng là giải pháp góp phần hiện đại hóa công tác quản lý, thúc đẩy xây dựng, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Thúy Ngà
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Đoàn xe mô tô phân khối lớn vi phạm tốc độ tại Đắk Nông
- ·Che giấu, cản trở công tác phòng, chống dịch bị xử lý thế nào?
- ·Vướng trong đấu giá biển số xe
- ·Container va chạm xe bồn giữa cầu, hàng trăm phương tiện kẹt cứng nhiều giờ
- ·Cuốn nhật ký bằng thơ kể lại cuộc đời nhiều biến động
- ·Bù Đăng xử phạt 121 vụ buôn lậu, gian lận thương mại
- ·Làm giả tài liệu, lừa đảo chiếm đoạt tài sản lĩnh 17 năm tù
- ·Bắt giữ xe ô tô chở khoảng 3.000 điện thoại không rõ nguồn gốc
- ·Điều kiện về an ninh, trật tự đối với kinh doanh dịch vụ bảo vệ
- ·Thiết lập cơ chế phản ứng nhanh đấu tranh với tội phạm cờ bạc, cá độ bóng đá
- ·Đồng Euro chạm mức thấp nhất hai năm so với USD
- ·Xử lý lái xe vi phạm sử dụng ma túy
- ·Bù Đăng phát hiện 315 trường hợp vi phạm Chỉ thị 16
- ·Điều tra vụ vợ chồng chủ quán nướng vỉa hè bị chém trọng thương
- ·Nhận định, soi kèo Perth Glory vs Western United, 17h45 ngày 3/1: Tin vào cửa trên
- ·Chơn Thành: Diễn tập phương án bảo vệ mục tiêu trọng yếu
- ·Xe máy lao vào gầm xe tải, một thanh niên nguy kịch
- ·Đánh tan cơn bão “tín dụng đen”
- ·Chùm ảnh hội thảo ‘Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức’
- ·Từ hôm nay (15