会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【các trận bóng đá hôm qua】'Được mùa chớ phụ ngô khoai…'!

【các trận bóng đá hôm qua】'Được mùa chớ phụ ngô khoai…'

时间:2025-01-26 20:41:39 来源:Nhà cái uy tín 作者:World Cup 阅读:600次

Mới đây,Đượcmugraveachớphụcác trận bóng đá hôm qua trả lời trước Quốc hội tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Đào Ngọc Dung thông tin, trước năm 2019, số rút BHXH một lần khoảng 500 ngàn trường hợp mỗi năm. Đến năm 2022, con số này tăng lên gần 900 ngàn trường hợp và số rút gần bằng số đóng. “Nếu tình trạng rút BHXH một lần không giảm thì có nguy cơ khó đảm bảo an sinh xã hội cho người già, người đến tuổi về hưu, hệ thống chính sách an sinh xã hội khó đảm bảo tính bền vững” - Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nêu lo ngại.

Với thành tích xuất sắc, chị Lê Thị Hiếu Hạnh (bên trái) vinh dự nhận bằng khen của Chủ tịch Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp

Bàn về nguyên nhân của tình trạng này, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH cho rằng, có nhiều nguyên nhân do thu nhập của người lao động ở mức thấp, cơ chế rút BHXH một lần còn quá dễ dàng, quyền lợi khi rút ở mức cao, công tác tuyên truyền về vấn đề này chưa được thực hiện hiệu quả. Từ khi Quốc hội ban hành Nghị quyết số 93/2015/QH13 ngày 22-6-2015 về thực hiện chính sách hưởng BHXH một lần của người lao động thì xu hướng xin rút BHXH một lần ngày càng tăng. Bên cạnh đó, việc quyền lợi rút BHXH được hưởng cao, cá nhân đóng 8% nhưng lại được hưởng toàn bộ phần đóng của doanh nghiệp và Nhà nước, dẫn đến nhiều trường hợp thấy rút bảo hiểm có lợi hơn đóng. Từ đó, nhiều người rút BHXH một lần để hưởng lợi, sau đó quay lại đóng tiếp. Chính vì vậy, hiện nay có 1/3 số người rút BHXH một lần đã tiếp tục tham gia đóng bảo hiểm. Bên cạnh đó, những thông tin về việc thời gian tới Quốc hội sẽ sửa đổi, bổ sung Luật BHXH khiến người lao động tưởng rằng không còn được hưởng chính sách BHXH như hiện nay. 

Lao động trong ngành cao su, trong đó công nhân khai thác mủ, công nhân chế biến được xếp vào danh mục lao động nặng nhọc, độc hại. Thực tế thời gian qua cho thấy, không ít công nhân cạo mủ cao su khi “cán mốc” 20 năm làm việc và đóng bảo hiểm thì làm đơn xin giám định sức khỏe để hưởng “hưu non”. Thông thường lương hưu những người này khá thấp (khoảng 1,8-2,3 triệu đồng/người/tháng tùy theo độ tuổi và số năm tham gia BHXH). Sau khi nghỉ việc hưởng “hưu non”, họ tìm các công ty, xí nghiệp ở các khu công nghiệp làm việc thời vụ để kiếm thêm thu nhập. Song, đại dịch Covid-19 đã để lại hậu quả. Đó là tình trạng suy thoái, đóng băng của nền kinh tế. Các công ty, doanh nghiệp buộc phải cắt giảm lao động do không có đơn hàng. Thị trường bất động sản cũng “đóng băng” do tình hình khó khăn chung. Nhiều lao động từng là công nhân khai thác mủ cao su cảm thấy sai lầm khi quyết định nghỉ việc. 

Chị H.T.L trước đây là công nhân khai thác mủ cao su. Với hơn 15 năm công tác, chị xin nghỉ việc để trở thành… lao động tự do. Chị nhận “một cục” BHXH xem như lấy vốn làm ăn. Ông bà ta đã đúc kết, nhiều lúc “người tính không bằng trời tính”, sau một thời gian với đủ công việc, từ “cò đất”, bán hàng online đến làm công nhân xí nghiệp… nay chị lại trở về với công việc cạo mủ cao su cho các hộ tiểu điền. Chị H.T.L tâm sự: Giai đoạn tôi xin nghỉ vì thấy làm “cò đất” dễ kiếm tiền quá. Tôi quyết định “làm ăn lớn” nên xin nghỉ việc, rút bảo hiểm và vay mượn thêm để đầu tư “lướt sóng”. Không ngờ thị trường bất động sản “đóng băng” nên không “lướt” được đành chấp nhận mất tiền cọc. 

Chị L nhẩm tính: “Nếu gắn bó với nông trường thì nay tôi cũng đủ năm đóng bảo hiểm để về hưu non rồi”. Đúng là cuộc đời không bao giờ có từ “nếu”!

Vừa rồi, tôi tình cờ gặp lại chị Lê Thị Hiếu Hạnh, công nhân khai thác mủ cao su thuộc Tổ 1, Nông trường cao su Bình Minh (Công ty TNHH MTV cao su Bình Long). Nói là “gặp lại” vì chị là một nhân vật trong bài viết của tôi cách đây gần 10 năm trước. Ngày đó, chị là đảng viên trẻ, công nhân xuất sắc, cá nhân điển hình trong học và làm theo Bác được Đảng ủy công ty tuyên dương, khen thưởng. Chị đã có 22 năm công tác. Không như một số công nhân khác khi đủ điều kiện là xin đi giám định để hưởng “hưu non”, chị vẫn gắn bó với công việc. Chị Hạnh chia sẻ, nếu nghỉ “hưu non” thì rất thiệt thòi vì bị trừ phần trăm (%) do chưa đủ năm đóng bảo hiểm và đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định hiện hành. Nghỉ “hưu non” rồi cũng phải đi làm thì… nghỉ làm gì cho phí! Trong khi đó, làm công nhân cao su tuy có vất vả song các chế độ luôn đảm bảo, mức thu nhập hơn 11 triệu đồng/tháng, làm việc gần nhà để có điều kiện lo cho gia đình. Con trai đầu của chị năm nay đang học đại học năm thứ 3. Tất cả chi phí đều nhờ vào thu nhập từ công việc khai thác mủ cao su của chị. 

BHXH được ví như của để dành cho mọi người khi về già có lương hưu đảm bảo cuộc sống. Bên cạnh lương hưu là nhiều chế độ khác như bảo hiểm y tế, tử tuất… Thế nhưng hiện nay vẫn còn nhiều người có suy nghĩ “ăn xổi”, “gặt lúa non” nên đã rút bảo hiểm một lần dẫn đến nguy cơ gây vỡ quỹ bảo hiểm. Xin mượn câu ca dao để kết thúc bài viết như một lời nhắn nhủ với những ai đang có ý định rút BHXH một lần: “Được mùa chớ phụ ngô khoai. Đến khi thất bát lấy ai bạn cùng”.

(责任编辑:Cúp C1)

相关内容
  • Sáng mai (25/12), sẽ diễn ra Hội thảo ‘Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức’
  • Công nghệ cấy ghép Implant hiện đại ở Uni Dental
  • Người phụ nữ Hà Nội viêm ruột hoại tử do ăn thịt lợn nhiễm bệnh
  • Ăn đậu đen để phòng ung thư nhưng người nào nên hạn chế?
  • Nhiệm vụ của ngoại giao kinh tế trong kỷ nguyên vươn mình
  • Có nên ăn cá khi bị vết thương hở?
  • Nhập khẩu hóa chất từ Malaysia tăng mạnh
  • Những đồ uống có hại không được đi cùng khi uống thuốc giảm đau
推荐内容
  • Agribank tặng thưởng 1 tỷ đồng cho Đội tuyển Bóng đá Quốc gia Việt Nam
  • Giá vàng tuần tới có cơ hội tăng khá lớn?
  • Bệnh tiêu hóa của người Việt được chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra thủ phạm
  • Điều trị bệnh ung thư dạ dày bằng những phương pháp nào?
  • Điều tra nhóm mô tô phân khối lớn chạy ngược chiều ở phà Cát Lái
  • Mắc dị tật sinh dục hiếm gặp, cô bé 11 tuổi được tạo 'đường hầm' trong âm đạo