【lich thi dau vl】Dệt may sẽ thoát khỏi “chiếc áo” gia công sau TPP?
Ảnh: Internet |
Trung tâm WTO nhận định việc Việt Nam có thể tiếp cận các thị trường lớn như Hoa Kỳ và các nước tham gia TPP khác (nhất là các đối tác chưa ký kết FTA với Việt Nam) với mức thuế suất bằng 0, hoặc thấp sẽ mang lại một lợi thế cạnh tranh vô cùng lớn, đặc biệt là những mặt hàng thế mạnh mà Việt Nam vẫn đang phải chịu một mức thuế tương đối cao như dệt may, giày dép.
Cụ thể, theo đề nghị của Hoa Kỳ, đàm phán về dệt may được thực hiện riêng, độc lập với đàm phán về mở cửa tất cả các loại hàng hóa còn lại. Trong đàm phán này, hai đối tác chủ yếu là Hoa Kỳ (phía mở cửa thị trường) và Việt Nam (phía tiếp cận thị trường), ngoài ra còn có một số đối tác khác có quan tâm như Mexico, Australia.
Tính tới thời điểm 1/5/2015 thì đàm phán dệt may đã chốt ở nguyên tắc quy tắc xuất xứ chung (là “từ sợi trở đi” - yarnforward). Theo đó, sản phẩm dệt may muốn được hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định này phải được sản xuất từ sợi trở đi tại các nước tham gia TPP.
Khả năng áp dụng "biện pháp tự vệ" là không cao
Theo báo cáo, hiện có đề xuất về biện pháp tự vệ đặc biệt chỉ áp dụng cho hàng dệt may với các cơ chế riêng. Đây là cơ chế nhằm bảo vệ cho nước nhập khẩu (ở đây chủ yếu là Hoa Kỳ) trước nguy cơ hàng dệt may ồ ạt nhập khẩu vào thị trường sau khi áp dụng thuế ưu đãi.
Điều khoản này về lý thuyết thì gây khá nhiều bất lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam - nước tham gia TPP có lượng xuất khẩu dệt may lớn nhất vào thị trường Hoa Kỳ. Tuy nhiên, trên thực tế, khả năng điều khoản này được áp dụng là không cao, bởi xét năng lực hiện tại và triển vọng đầu tư phát triển dệt may trong thời gian tới thì ít có khả năng lượng hàng dệt may xuất khẩu sang các nước TPP sẽ tăng đột biến.
Hơn nữa, Hoa Kỳ gần như không sản xuất mặt hàng tương tự nên khả năng ngành sản xuất nội địa của quốc gia này bị thiệt hại nghiêm trọng cơ bản là không có.
Cân nhắc để tận dụng ưu đãi
Danh mục “nguồn cung thiếu hụt” là các sản phẩm mà nguồn cung từ các nước TPP không đủ và do đó, có thể được cung cấp bởi các nguồn khác ngoài TPP mà vẫn được hưởng ưu đãi thuế. Hơn nữa, các sản phẩm trong danh mục này sẽ không phải áp dụng nguyên tắc “từ sợi trở đi”.
Trung tâm WTO cho biết đối với Việt Nam, hiện tại và tương lai gần, khả năng nguồn cung nguyên phụ liệu dệt may từ các nước ngoài TPP vẫn chiếm tỷ trọng lớn ở hầu hết các dòng sản phẩm, trong khi nguyên tắc "từ sợi trở đi" lại là nguyên tắc chung.
Về mặt lý thuyết, càng nhiều nguyên liệu, đặc biệt là các nguyên liệu sử dụng nhiều trong các sản phẩm may mặc xuất khẩu chủ lực được đưa vào danh mục “nguồn cung thiếu hụt” để không phải áp dụng quy tắc xuất xứ "từ sợi trở đi" thì sẽ càng có lợi.
Tuy nhiên, số lượng các sản phẩm nguyên liệu được đưa vào danh mục này là có hạn. Hơn nữa, Việt Nam cũng cần có các giải trình cụ thể về tính chất thiếu hụt để thuyết phục các nước khác chấp thuận.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cần tính đến trường hợp khi các doanh nghiệp trong nước có thể tự sản xuất được những nguyên liệu này chứ không đơn thuần gia công cho nước ngoài như hiện nay. Do đó, cần xây dựng phương án lựa chọn nguyên liệu đưa vào danh mục này hợp lý và cẩn trọng để tận dụng các ưu đãi thuế quan từ TPP.
Lộ trình bỏ thuế
Hiện nay, đàm phán về lộ trình mở cửa thị trường (xóa bỏ thuế) đối với hàng dệt may đang được thiết kế theo 3 nhóm: Nhóm loại bỏ thuế ngay sau khi TPP có hiệu lực; nhóm loại bỏ thuế theo lộ trình 5 năm (giảm dần đều trong 5 năm kể từ khi TPP có hiệu lực) và nhóm nhạy cảm (chỉ giảm thuế vào thời điểm TPP có hiệu lực, sau đó giữ nguyên mức thuế và sẽ được loại bỏ sau 10 hoặc 15 năm).
Trung tâm WTO cũng nhận định, đối với Việt Nam, nhóm thứ nhất (loại bỏ thuế ngay) càng nhiều thì càng có lợi cho xuất khẩu của doanh nghiệp.
Theo báo cáo từ Bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may tháng 5 ước đạt 1,65 tỷ USD, tăng 8,4% so với cùng kỳ. Tính chung 5 tháng đầu năm 2015, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 8,11 tỷ USD, tăng 8,4% so với cùng kỳ./.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Đẩy mạnh công tác thanh, kiểm tra, hướng dẫn thực thi pháp luật về tiêu chuẩn đo lường chất lượng
- ·Dân mạng xôn xao 'cụ mai' 2 tỷ ở Cà Mau, chủ nhân tiết lộ giá trị thật gây sốc
- ·EVN cung cấp số điện thoại nóng khi mất điện
- ·Cách dùng dao dĩa trên bàn tiệc để trở thành người lịch sự
- ·Nhận định, soi kèo Al Raed vs Al Jabalain, 19h30 ngày 6/1: Bất ngờ?
- ·Nhiều hoạt động ý nghĩa nhân Ngày Gia đình Việt Nam
- ·Phát lệnh truy nã đặc biệt toàn quốc đối với Vũ Đình Duy
- ·Nam tiếp viên kể phút giật mình thấy em bé nằm bên ngoài toa tàu đang chạy
- ·Lấy vi phạm để "chạy truyền thông", Tiktoker Dưỡng Dướng Dường quá ngông!
- ·Thêm 6 tỉnh/thành chi trả trợ cấp người có công qua bưu điện
- ·Nigeria: Giẫm đạp ngoài một cơ sở phân phát gạo, 22 người thiệt mạng
- ·Tăng mức trợ cấp đối với người có công
- ·Tết Trung thu cho trẻ em khó khăn
- ·Bất động sản dẫn đầu danh sách lỗ
- ·Công an HN họp báo vụ bé 7 tuổi bị bắt cóc: Đối tượng mang sẵn biển số giả, súng
- ·Đoàn Bộ Tài chính kết thúc tốt đẹp chuyến thăm và làm việc tại LB Nga, CHLB Đức
- ·Bạc Liêu: Triển khai các biện pháp ứng phó với triều cường, mưa kéo dài
- ·Việt Nam là một trong những nước chịu tác động tồi tệ nhất
- ·Nhiều bạn trẻ chọn tăng ca, làm thêm trong Tết Dương lịch
- ·Xác định cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần hưởng ngân sách nhà nước