【keo bong da hon nay】Hơn 16.000 giáo viên nghỉ việc là hiện tượng không bình thường
Đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa (Đồng Tháp) phát biểu tại hội trường. |
Chiều 27/10 Quốc hội tiếp tục thảo luận tại hội trường về kinh tế,ơngiáoviênnghỉviệclàhiệntượngkhôngbìnhthườkeo bong da hon nay xã hội, và những tranh luận về hiện tượng công chức, viên chức, trong đó có rất nhiều giáo viên xin nghỉ việc tiếp tục được nối dài.
Phát biểu sáng cùng ngày, đại biểu Nguyễn Trường Giang (Đắk Nông), Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật tính toán, với 14.427 giáo viên nghỉ việc trong tổng số hơn 1,2 triệu chỉ chiếm 1,2% trong 2,5 năm. Như vậy, mỗi năm rời khỏi khu vực công khoảng 0,5%. Tức 200 giáo viên có 1 người rời khu vực công.
"Ở đây, vấn đề đặt ra chúng ta đang khuyến khích xã hội hóa giáo dục. Vì vậy, tôi cho rằng, việc giáo viên rời khỏi khu vực công chuyển sang khu vực tư đó là chuyện rất bình thường", ông Giang nêu quan điểm.
Theo ông Giang, vấn đề quan trọng nhất cần đánh giá là, giáo viên khi nghỉ việc khu vực công có tiếp tục làm giáo viên không.
"Đó mới là vấn đề mà chúng ta cần phải đánh giá đúng. Nếu họ làm khu vực tư thì hoàn toàn phù hợp với chủ trương của Đảng, đều phục vụ Nhân dân, phục vụ sự tăng trưởng, phát triển của đất nước này", ông Giang nhấn mạnh và đề nghị cần đánh giá sát thực chất mới có giải pháp phù hợp.
Chiều cùng ngày, tranh luận với đại biểu Giang, đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa (Đồng Tháp), Phó Chủ nhiệm ủy ban Văn hóa, giáo dục dẫn số liệu về tình trạng giáo viên nghỉ việc tính từ năm 2021 đến tháng 8/2022 do Cục nhà giáo (Bộ Giáo dịc và Đào tạo) cung cấp. Theo đó có hơn 16.000 giáo viên nghỉ việc, trong đó, hơn 10.000 giáo viên công lập và hơn 5.800 giáo viên các trường dân lập. Phân theo cấp học mầm non có hơn 6.000 giáo viên nghỉ việc trong đó công lập là hơn 2.000 và dân lập hơn 3.000.
“Theo thông tin của Cục Nhà giáo thì hơn 16.000 giáo viên nghỉ việc là hoàn toàn chuyển ra khỏi ngành giáo dục. Họ chưa có số liệu giáo dục khối công lập chuyển sang tư thục. Giám sát của chúng tôi cho thấy số giáo viên trường công chuyển sang tư rất ít”, bà Hoa cho biết.
Đại biểu Hoa nhìn nhận đây là hiện tượng không bình thường và không chỉ là vấn đề một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc mà số lượng nghỉ quá lớn trong bối cảnh đang triển khai đổi mới chương trình phổ thông, cần rất nhiều giáo viên.
Mặt khác đó là số lượng nghỉ không phải cả nước mà chủ yếu tập trung các tỉnh, địa bàn đông khu đô thị, khu công nghiệp.
Về nguyên nhân theo bà Hoa có vấn đề về lương, áp lực và một bộ phận không đủ điều kiện đáp ứng chương trình mới.
Do vậy bà Hoa đề nghị thời gian tới cần có phân tích kỹ và ngành giáo dục phải tham mưu cho Chính phủ có biện pháp ngay để giải quyết vấn đề thiếu giáo viên.
Hồi âm ý kiến đại biểu, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, trong những ngày vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng nhận được hơn 200 ý kiến của cử tri gứi tới, trong đó đều bày tỏ sự băn khoăn, lo lắng giữa việc ngành thiếu giáo viên và hiện tượng giáo viên bỏ việc và chuyển việc.
Theo Bộ trưởng vấn đề thiếu giáo viên và vấn đề giáo viên nghỉ việc, chuyển việc là khác nhau nhưng cũng có mối liên hệ mật thiết với nhau.
Bộ trưởng thông tin kết quả tính toán đến năm 2026 cần 107.000 giáo viên để duy trì hoạt động dạy và học và phục vụ mục tiêu đổi mới nâng cao chất lượng.
"Về nguyên nhân thiếu giáo viên, vốn do nhiều năm trước không đủ, số lượng bỏ việc, giảm biên, nhiều năm không tuyển, tuyển nhỏ hơn số nghỉ hưu, tăng dân số tự nhiên...", ông Sơn nói.
Bộ trưởng dẫn chứng từ tháng 9/2015, tổng số học sinh trên 19 triệu nhưng đến tháng 9/2022, số học sinh tăng trên 23 triệu. Trong khi đó, số giáo viên ở thời điểm tháng 9/2015 hơn 1,15 triệu người thì đến 9/2022 chỉ tăng lên 1,27 triệu giáo viên. Như vậy, số giáo viên nhích hơn 100.000 người trong khi số học sinh tăng hơn 3 triệu người.
Ngoài ra, theo Bộ trưởng việc thiếu giáo viên còn do dịch bệnh tác động đến các trường mầm non phải đóng cửa; nhu cầu phổ cập bậc mầm non 5 tuổi; tỷ lệ giáo viên/học sinh ở các cấp... Đặc biệt, giáo viên cho các môn học mới cũng thiếu hơn 26.000 người.
Về giải pháp, Bộ trưởng nêu từ nay đến năm 2026, ngành giáo dục sẽ tuyển 65.000 chỉ tiêu, riêng trong năm 2022 tuyển 27.850 chỉ tiêu. Ngoài chỉ tiêu mới, các tỉnh còn tồn đọng 10.000 chỉ tiêu chưa tuyển được.
"Trong số 65.000 chỉ tiêu, mong ngành nội vụ phối hợp dồn chỉ tiêu cho năm 2023-2024 vì nhu cầu các môn học mới rất lớn", ông Sơn thông tin và cho biết đề nghị tăng lương cho giáo viên cũng đã được Chính phủ tính toán. Bộ trưởng cũng cho biết giáo viên thiếu nhiều, bỏ việc chủ yếu ở bậc mầm non, chiếm tới 40%. Do đó, người đứng đầu ngành giáo dục đề nghị Quốc hội xem xét điều chỉnh tăng phụ cấp ưu đãi cho giáo viên bậc học này.
(责任编辑:La liga)
- ·‘Thực hiện số hóa ngân hàng một cách toàn diện’
- ·Hội Nông dân huyện Bắc Tân Uyên: Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế gia đình
- ·Phú Yên: Công khai các dự án bất động sản đủ điều kiện kinh doanh và chưa đủ điều kiện huy động vốn
- ·Khơi thông “điểm nghẽn” giao thông, tạo đà phát triển
- ·Ngày 3/1: Giá lúa gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long ổn định
- ·Hội thảo lấy ý kiến kỳ cuối góp ý Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021
- ·HoREA đề xuất lấy lãi từ kinh doanh bất động sản để bù lỗ cho khu vực khác
- ·Chương trình OCOP tiếp tục lan tỏa sâu rộng
- ·Ông Mikheil Kavelashvili nhậm chức Tổng thống Gruzia
- ·Thời điểm vàng cho nhiều nhà đầu tư mạnh vốn mua gom bất động sản với giá tốt
- ·Triệt xoá sòng bạc của dân giang hồ, khách vào chơi phải biết ám hiệu
- ·Hải Dương tạm dừng các hoạt động có quy mô từ 50 người trở lên
- ·Lập 7 đoàn kiểm tra, tháo gỡ khó khăn sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh giải ngân đầu tư công
- ·Quảng Ngãi: Khát vọng công nghiệp và những đổi thay trên vùng đất khó
- ·Tỷ giá hôm nay (6/1): Đồng USD trên thị trường “chợ đen” vẫn tiếp tục tăng
- ·Bí thư Chi bộ ấp Thới Thuận B hết lòng vì dân
- ·TP .Thủ Dầu Một và TP. Siheung (Hàn Quốc) ký kết tăng cường hợp tác hữu nghị
- ·Kiện toàn Ban Chỉ đạo Chiến lược công nghiệp hóa Việt Nam
- ·Thắng Thái Lan 3
- ·Đặt yêu cầu cao với doanh nghiệp đưa lao động làm việc ở nước ngoài