会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【thứ hạng của câu lạc bộ bóng đá cảng thượng hải】Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ làm rõ trách nhiệm, sớm có giải pháp phát triển kinh tế!

【thứ hạng của câu lạc bộ bóng đá cảng thượng hải】Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ làm rõ trách nhiệm, sớm có giải pháp phát triển kinh tế

时间:2025-01-27 21:01:34 来源:Nhà cái uy tín 作者:Thể thao 阅读:362次
Nhiều tín hiệu khả quan trong điều hành giá
Chính phủ ra Nghị quyết để tháo gỡ vướng mắc cho sản xuất,ỦybanKinhtếđềnghịChínhphủlàmrõtráchnhiệmsớmcógiảipháppháttriểnkinhtếthứ hạng của câu lạc bộ bóng đá cảng thượng hải kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
Tập trung nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp nhằm sớm đưa nền kinh tế quay trở lại quỹ đạo tăng trưởng cao

Thực hiện nhất quán mục tiêu giữ vững ổn định kinh tế

Tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái trình bày Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2022; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2023.

Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ làm rõ trách nhiệm, sớm có giải pháp phát triển kinh tế - xã hội
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái trình bày báo cáo. Ảnh: Quochoi.vn

Về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái cho biết, những nhận định, đánh giá Chính phủ đã báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4 cơ bản phù hợp, đạt và vượt 13/15 chỉ tiêu kế hoạch, trong đó nhiều chỉ tiêu tốt hơn số đã báo cáo Quốc hội.

Chẳng hạn: GDP năm 2022 tăng 8,02% (đã báo cáo là 8%); thu NSNN đạt 1.815,5 nghìn tỷ đồng, cao hơn 201,4 nghìn tỷ đồng so với số đã báo cáo Quốc hội; dòng vốn FDI thực hiện cả năm tăng khoảng 13,5% so với năm 2021; kim ngạch xuất khẩu đạt 371,3 tỷ USD, tăng khoảng 10,5% so với năm 2021 (đã báo cáo là 368 tỷ USD, tăng khoảng 9,5%); xuất siêu đạt hơn 12,4 tỷ USD (đã báo cáo là khoảng 1 tỷ USD)…

Tuy nhiên, có 2/12 chỉ tiêu chủ yếu không đạt mục tiêu đề ra (số đã báo cáo Quốc hội là 1 chỉ tiêu không đạt) do có thêm chỉ tiêu tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP chỉ đạt 24,76% (số đã báo cáo Quốc hội là khoảng 25,7-25,8%), thấp hơn mục tiêu đề ra (25,7-25,8%). Nguyên nhân do trong quý 4/2022, hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh đối mặt với khó khăn, thách thức gia tăng; giá xăng dầu, nguyên liệu, vật tư đầu vào biến động mạnh; thiếu hụt nguồn cung đầu vào, tăng chi phí sản xuất; xuất khẩu gặp nhiều thách thức khi đơn hàng, các thị trường lớn, truyền thống bị thu hẹp do sức cầu suy giảm... Trong khi đó, năng lực nội tại, tính tự chủ của nền kinh tế vẫn phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu đầu vào nhập khẩu.

Về tình hình triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã nêu lên những thách thức từ bối cảnh kinh tế trong những tháng đầu năm, như lạm phát ở mức cao, chính sách tiền tệ thắt chặt, tăng lãi suất kéo dài dẫn đến suy giảm tăng trưởng, sụt giảm nhu cầu tiêu dùng; rủi ro trên các thị trường tài chính, tiền tệ, bất động sản quốc tế gia tăng… Trong khi nước ta là nền kinh tế có độ mở lớn, quy mô còn khiêm tốn, sức chống chịu, năng lực cạnh tranh còn hạn chế nên chịu tác động mạnh từ bên ngoài trên nhiều lĩnh vực, nhất là về xuất khẩu, thương mại, đầu tư, tài chính...

Do đó, về nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu trong thời gian tới, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã chỉ ra 10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu. Chẳng hạn như tiếp tục thực hiện nhất quán mục tiêu giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tập trung cho các động lực tăng trưởng (về tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu). Thực hiện chính sách tiền tệ chắc chắn, chủ động, linh hoạt, kịp thời,hiệu quả, phối hợp đồng bộ với chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm. Nâng cao hiệu quả xúc tiến thương mại, đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, chuỗi cung ứng xuất khẩu; tận dụng cơ hội của các hiệp định thương mại tự do (FTA)... Đồng thời, các cơ quan cần đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, phấn đấu tỷ lệ giải ngân năm 2023 đạt tối thiểu 95%...

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày báo cáo thẩm tra.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày báo cáo thẩm tra. Ảnh: Quochoi

Nhận diện hạn chế, sớm có giải pháp khắc phục

Trình bày báo cáo thẩm tra, đánh giá cao những kết quả đạt được, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh đã nêu lên một số tồn tại, hạn chế gây áp lực lớn trong điều hành kinh tế vĩ mô và khả năng hoàn thành mục tiêu tăng trưởng cả năm 2023.

Theo đó, tăng trưởng GDP quý 1/2023 ở mức rất thấp trong điều kiện nền kinh tế đã mở cửa sau khi kiểm soát dịch và trên nền thấp của cùng kỳ năm trước cho thấy việc hoàn thành mục tiêu tăng trưởng cả năm (6,5%) là rất khó khăn. Hơn nữa, một số địa phương là trung tâm sản xuất công nghiệp và xuất khẩu chính của cả nước tăng trưởng âm so với cùng kỳ; các động lực chính của tăng trưởng đều giảm và đang trên đà suy yếu như xuất khẩu 4 tháng giảm 13%, thu hút và giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm lần lượt là 17,9% và 1,2%, sản xuất công nghiệp giảm 1,8%....

Đồng thời, theo Ủy ban Kinh tế, một số điểm nghẽn chưa được tháo gỡ hiệu quả. Việc triển khai Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025 và phương án xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém, các dự án, công trình chậm tiến độ, đầu tư kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài còn rất chậm. Giải ngân đầu tư công tuy cải thiện nhưng ước tỷ lệ giải ngân 4 tháng mới đạt 14,66% kế hoạch, tạo áp lực lớn lên giải ngân, khả năng hoàn thành mục tiêu trong những quý còn lại của năm 2023.

Báo cáo thẩm tra cũng chỉ ra, mặt bằng lãi suất cho vay bình quân vẫn ở mức cao (khoảng 9,3%/năm), tín dụng tăng thấp, nợ xấu có xu hướng tăng. Kênh huy động vốn qua phát hành cổ phiếu và trái phiếu doanh nghiệp, thị trường bất động sản gặp khó khăn.

Việc tăng giá điện gần đây cũng gây khó khăn cho đời sống người dân và hoạt động doanh nghiệp trong khi cơ cấu giá mua - bán điện bất hợp lý là vấn đề tồn tại từ lâu nhưng chưa được giải quyết... Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế cũng chỉ ra nhiều tồn tại, hạn chế trong các hoạt động về văn hóa, xã hội.

Do đó, Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ nhận diện đầy đủ những kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế của nền kinh tế, làm rõ nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan, bài học kinh nghiệm, làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội để sớm có giải pháp hữu hiệu khắc phục.

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

相关内容
  • Vì sao Gen Z ngày càng hờ hững với hẹn hò online?
  • “Viện dưỡng lão” cho... thanh niên tại Trung Quốc
  • Vì sao nhiều diễn viên Hàn Quốc mất việc?
  • Những tin, bài hấp dẫn trên Báo Hải quan số 31 phát hành ngày 12/3/2019
  • Chi phúc lợi tại đơn vị sự nghiệp theo quy định nào?
  • TPHCM kiểm soát chặt nguồn thịt lợn tại lò mổ và chợ đầu mối
  • Cần linh hoạt trong tiếp nhận vốn viện trợ nước ngoài
  • Quy hoạch 30 sân bay trên toàn quốc đến năm 2030
推荐内容
  • Huyện, xã tại TP.HCM phải trình phương án sắp sếp trước ngày 25/8
  • Tìm thấy thi thể nam du khách gặp nạn khi đi chùa Hương Tích
  • Trung Quốc đào tạo ngành dịch vụ mai mối
  • Có được đàm phán mức phí bảo hiểm công trình?
  • Cuộc thử nghiệm mờ ám ở Puerto Rico
  • Tăng cường xúc tiến thương mại Việt Nam