【đá banh trực tiếp ngày hôm nay】Hải quan Bình Dương: Đề xuất gỡ vướng, tạo thuận lợi cho DN
Vướng thời hạn nộp thuế
Theo phản ánh của Cục Hải quan Bình Dương đơn vị đang gặp vướng trong việc giải quyết về thời hạn nộp thuế đối với nguyên liệu, vật tư NK để sản xuất hàng XK. Căn cứ khoản 11 Điều 1 Luật Quản lý thuế sửa đổi, bổ sung; điểm 1.a Điều 20 Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10-9-2013 quy định về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan; thuế XK, thuế NK và quản lý thuế đối với hàng hóa XK, NK hướng dẫn các điều kiện để được áp dụng thời hạn nộp thuế 275 ngày đối với hàng hóa NK là nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng XK. Theo đó, một trong những điều kiện mà người nộp thuế phải đáp ứng là: Trong 2 năm liên tục tính đến ngày đăng ký tờ khai hải quan cho lô hàng nguyên liệu, vật tư NK để sản xuất hàng hóa XK được cơ quan hải quan xác định là không bị xử phạt về hành vi trốn thuế, gian lận thương mại.
Tuy nhiên, căn cứ vào các văn bản quy định xử phạt về hành vi trốn thuế, gian lận thương mại, hiện nay, Cục Hải quan Bình Dương đang gặp vướng trong việc áp dụng các văn bản nêu trên để xét ân hạn cho các DN nhập nguyên liệu, vật tư sản xuất hàng XK bị xử phạt vi phạm hành chính do Điều 2 Thông tư 93/2010/TT-BTC có phạm vi quá rộng.
Để tạo điều kiện thuận lợi, giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp trong thời điểm hiện nay mà vẫn đảm bảo thực hiện đúng quy định pháp luật, Cục Hải quan Bình Dương đề xuất, đối với các trường hợp bị xử phạt vi phạm hành chính không thuộc hành vi bị xử phạt về trốn thuế, gian lận thương mại và đáp ứng đầy đủ các điều kiện khác quy định tại điểm 1.a Điều 20 Thông tư số 128/2013/TT-BTC thì áp dụng thời hạn nộp thuế 275 ngày theo quy định; Áp dụng thời hạn nộp thuế 275 ngày qui định tại điểm 1.a Điều 20 Thông tư 128/2013/TT-BTC đối với các trường hợp bị xử phạt vi phạm hành chính không thuộc hành vi bị xử phạt về trốn thuế, gian lận thương mại nêu trên phát sinh kể từ ngày 1-11-2013.
Xử lý phế liệu của DN chế xuất
Hiện nay, Cục Hải quan Bình Dương đang làm thủ tục hải quan cho trên 100 DN chế xuất, quá trình hoạt động của DN chế xuất thực tế tất yếu sẽ phát sinh phế liệu trong quá trình sản xuất; máy móc, trang thiết bị nhà xưởng cũ thanh lý…Các phế liệu, hàng hóa thanh lý này phát sinh trong quá trình sản xuất của các DN chế xuất và đã hiện diện trên lãnh thổ Việt Nam. Trong khi đó các DN nội địa có nhu cầu sử dụng phế liệu để làm nguyên liệu sản xuất hoặc hàng hóa, thiết bị máy móc thanh lý tiếp tục khai thác sử dụng.
Ngày 25-11-2008, Chính phủ có công văn 2049/TTg-KTTH hướng dẫn về việc xử lý phế liệu, phế phẩm, tài sản của DN chế xuất. Theo đó, việc xử lý bán vào thị trường trong nước các loại phế phẩm, phế liệu, chất thải thu hồi trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp chế xuất, yêu cầu các cơ quan thực hiện theo quy định tại Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22-9-2006 của Chính phủ và các quy định của pháp luật hiện hành về bảo vệ môi trường. Theo hướng dẫn này, DN chế xuất không được thanh lý bán vào thị trường nội địa các phế liệu, phế thải thu hồi trong quá trình sản xuất thuộc mặt hàng cấm NK.
Quá trình thực hiện hướng dẫn trên DN chế xuất gặp khó khăn không xử lý phế liệu, hàng hóa thanh lý còn giá trị thương mại được, do đa số thuộc diện cấm NK vào thị trường nội địa. Nhiều DN chế xuất đang hoạt động tại Bình Dương đã nêu vướng mắc, khó khăn này đề nghị cơ quan Hải quan xem xét, giải quyết.
Để tạo thuận lợi cho DN, Cục Hải quan Bình Dương đề xuất, các phế liệu, phế phẩm còn giá trị sử dụng của DN chế xuất, phải khuyến khích xử lý, tái chế để nhằm sử dụng tiết kiệm tài nguyên và hạn chế gây ô nhiễm môi trường. Đồng thời, đề nghị cho phép DN chế xuất được thanh lý bán vào thị trường Việt Nam hàng hóa thanh lý còn giá trị sử dụng, phế liệu, phế phẩm phát sinh trong quá trình sản xuất doanh nghiệp nội địa xử lý, tái chế, tái sử dụng (không áp dụng theo cơ chế điều hành hàng hóa xuất NK tại Nghị định 12/2006/NĐ-CP).
Đối với giám định hàm lượng Formaldehyt mặt hàng vải NK theo Thông tư số 32/2009/TT-BCT ngày 5-11-2009 của Bộ Công Thương, đề nghị chỉ thực hiện giám định hàm lượng một lần cho lần NK đầu tiên. Các lần nhập sau nếu doanh nghiệp NK mặt hàng giống hệt, cùng 1 nhà sản xuất, cùng xuất xứ thì không cần giám định lại hàng lượng (trừ trường hợp có thông tin nghi vấn) nhằm giảm chi phí phát sinh cho DN.
Lê Thu
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Không thể quy trách nhiệm Bộ Công Thương phá vỡ quy hoạch điện mặt trời!
- ·Chuyên gia lý giải, tại sao nọc bọ cạp đắt hơn nọc rắn
- ·5 cách xây dựng văn hóa chấp nhận rủi ro
- ·Giá vàng hôm nay ngày 6/5/2015 tiếp tục tăng, đô la suy yếu
- ·Tấn công hàng loạt các trang mạng hàng đầu của Mỹ
- ·Nữ hoàng dancesport Khánh Thi sinh con trai
- ·Ổi lê miền Tây 'hồi sinh', tăng giá gấp 10 lần
- ·Những cấm kị treo đồng hồ chặn hết vận may
- ·Cả nước mới đưa vào khai thác 13km đường sắt đô thị
- ·Giá vàng hôm nay ngày 26/4/2015 giảm mạnh, chứng khoán toàn cầu đạt đỉnh
- ·Nhận định, soi kèo Ponferradina vs Sociedad, 21h30 ngày 5/1: Đẳng cấp vẫn hơn
- ·Các CEO nổi tiếng thế giới học đại học như thế nào?
- ·Bộ phim dã sử 'Khát vọng Thăng Long' trình chiếu trên đất Mỹ
- ·Tổng giám đốc Vinamilk nhận danh hiệu Doanh nhân vì chất lượng cuộc sống
- ·Hơn 24 triệu giấy phép lái xe chưa tích hợp VNeID, có phải đổi sang thẻ nhựa?
- ·Giá vàng hôm nay 11/7 giảm nhẹ, chứng khoán lên cao
- ·Viber được bán với giá 900 triệu USD
- ·Hé lộ bức thư Tổng thống Obama gửi thần đồng Đỗ Nhật Nam
- ·Kỷ luật 163 đảng viên, 2 tổ chức đảng
- ·Tỉ phú Mỹ muốn đầu tư gì vào Việt Nam?