【ket qua lokomotiv】Việt Nam trở thành đối tác xuất khẩu gạo lớn nhất tại Singapore
Dây chuyền đóng bao gạo xuất khẩu tại nhà máy của Công ty CP nông nghiệp công nghệ cao Trung An (Cần Thơ). Ảnh tư liệu: Vũ Sinh/TTXVN
TheệtNamtrởthagravenhđốitaacutecxuấtkhẩugạolớnnhấttạket qua lokomotivo thống kê của Cơ quan quản lý doanh nghiệp của Singapore, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Singapore trong 3 tháng đầu năm 2024 tiếp tục tăng trưởng rất tốt, đạt kim ngạch khoảng 36,15 triệu SGD, tăng 80,46% so với cùng kỳ 2023.
Sự sụt giảm của các nhóm như gạo lứt thường và gạo tẻ trắng được bù đắp bởi mức tăng rất mạnh của các nhóm gạo nếp (kim ngạch 3,79 triệu SGD, tăng 221,76%), gạo thơm xay xát hoặc tróc vỏ (kim ngạch 18,06 triệu SGD, tăng 291,17%) và gạo vỡ (kim ngạch 575 nghìn SGD, tăng 111,4%).
Đáng chú ý, bên cạnh mặt hàng thế mạnh truyền thống của Việt Nam là gạo tẻ trắng, 2 nhóm hàng khác là gạo nếp và gạo thơm xay xát hoặc tróc vỏ cũng vươn lên chiếm lĩnh phần lớn thị phần tại Singapore, lần lượt đạt 80,08% và 73,33%. Đây là nhân tố chính đưa Việt Nam vượt qua Thái Lan và Ấn Độ trở thành quốc gia chiếm thị phần gạo lớn nhất tại Singapore.
Ngoài ra, Ấn Độ cũng là quốc gia gần như chiếm lĩnh tuyệt đối thị trường với loại sản phẩm đặc trưng gạo đồ (chiếm 99,29%) và gạo basmati xay xát hoặc tróc vỏ (chiếm 95,66%). Với các sản phẩm gạo còn lại, thì Thái Lan hầu như đều chiếm thị phần lớn nhất, cụ thể: gạo lứt homali (98,26%), gạo trắng homali (96,83%), gạo vỡ (68,16%). Với nhóm gạo lứt thường, Nhật Bản là nước chiếm thị phần lớn nhất (71,72%).
Theo Thương vụ Việt Nam tại Singapore, Thái Lan, Ấn Độ và Nhật Bản đang là các đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Việt Nam trên thị trường gạo Singapore. Việc Ấn Độ (nước đang chiếm lĩnh thị phần gạo tẻ trắng, loại gạo Việt Nam có thế mạnh) ban hành lệnh cấm xuất khẩu các loại gạo ngoài basmati từ ngày 20-7-2023, đã được các doanh nghiệp Việt Nam tận dụng tốt để gia tăng thị phần và giá trị kim ngạch xuất khẩu sang Singapore.
Đặc biệt, doanh nghiệp Việt Nam dường như đã mở rộng thành công thị trường sang các mặt hàng khác như gạo nếp và gạo thơm xay xát hoặc tróc vỏ. Dù vậy, xu hướng này vẫn cần thêm thời gian và sự cố gắng để đảm bảo duy trì bền vững vị trí đối tác lớn nhất. Bên cạnh đó, doanh nghiệp Việt Nam cần tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh, đảm chất lượng sản phẩm gạo.
Hơn nữa, Thương vụ Việt Nam tại Singapore đã triển khai trưng bày sản phẩm, tăng sự hiện diện mặt hàng gạo Việt Nam tại địa bàn; hỗ trợ đưa đoàn từ Singapore về tham gia các hoạt động xúc tiến mặt hàng gạo tại Việt Nam. Tuy nhiên, Thương vụ Việt Nam tại Singapore cũng chỉ ra rằng: Các nước như Thái Lan, Nhật Bản, Ấn Độ cũng rất quan tâm tới đầu tư tới việc quảng bá hình ảnh sản phẩm cũng như có thỏa thuận với đơn vị nhập khẩu, phân phối về việc giữ tên, thương hiệu hàng hóa. Thế nhưng, doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam vốn có tiềm lực yếu, lại ít khi đầu tư vào việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm nên nhà nhập khẩu, hệ thống phân phối ở Singapore không muốn sử dụng thương hiệu sản phẩm của Việt Nam, chủ yếu là nhập gạo thô sau đó đóng gói mẫu mã, bao bì và thương hiệu nội địa của Singapore để dễ tiêu thụ trên thị trường.
Dẫn số liệu thống kê của Cơ quan quản lý doanh nghiệp Singapore, Thương vụ Việt Nam tại Singapore cho hay, trong 3 tháng đầu năm 2024, tổng giá trị nhập khẩu gạo từ thế giới của thị trường Singapore tăng mạnh ở mức 23,86% so với cùng kỳ, đạt gần 112,9 triệu SGD. Xét về khối lượng, tổng lượng nhập khẩu 9 loại gạo chính (HS10062010, HS10062090, HS10063030,HS10063040, HS10063091, HS10063099 và HS10064090, HS10063050, HS10063070), ước tính đạt khoảng 110.636 tấn, tăng 6,15% so với cùng kỳ năm 2023.
Về cơ cấu thị phần của các mặt hàng gạo, gạo tẻ trắng chiếm thị phần lớn nhất (25,09%), tiếp đến là gạo thơm xay xát hoặc tróc vỏ (chiếm 21,82%), gạo đồ (chiếm 19,75%), gạo trắng hom ma li (chiếm 16,43%). Các mặt hàng gạo khác chia đều phân khúc còn lại
Để tăng thêm thị phần và duy trì bền vững vị trí dẫn đầu, cạnh tranh được với sản phẩm gạo của Ấn Độ và Thái Lan, Thương vụ Việt Nam tại Singapore khuyến cáo cần sự hỗ trợ góp sức của các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội ngành hàng và các doanh nghiệp. Mặt khác, tăng cường xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp, tăng sự hiện diện sản phẩm trên địa bàn, duy trì đảm bảo chất lượng hàng hóa. Bên cạnh đó, việc ký Biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU) gạo giữa Việt Nam và Singapore có thể sẽ là công cụ hữu hiệu để duy trì vị thế số 1 của sản phẩm gạo Việt Nam tại thị trường Singapore.
(责任编辑:La liga)
- ·37 triệu người dùng sẽ không thể truy cập Internet từ 1/1/2016
- ·Ngoại tình với nữ huấn luyện viên thể hình xinh đẹp nên chán vợ
- ·MC Lê Anh: Học cách dùng mạng xã hội để tẩy chay văn hoá 'bóc phốt', 'dìm hàng'
- ·Tập đoàn Hyundai đàm phán bán cổ phần tại nhiều công ty con
- ·Ngân hàng Nhà nước giao chỉ tiêu tín dụng ngay từ đầu năm, giá vàng và tỷ giá cùng tăng
- ·Mỹ: Cổ phiếu hãng dược tăng vọt nhờ sản xuất thuốc trị Ebola
- ·Người đàn ông cưới hai vợ cùng một lúc
- ·Hạ viện Mỹ đề nghị Fed đưa ra yêu cầu cho các khoản vay khẩn cấp
- ·Cử tri kiến nghị mở rộng quốc lộ, Bộ GTVT chưa bố trí được vốn
- ·Trung Quốc có hơn 82 triệu người thuộc diện nghèo
- ·Mùa giải Mai Vàng lần thứ 30 tôn vinh cống hiến của nghệ sĩ Việt
- ·Bạn muốn hẹn hò tập 728: Anh chàng 35 tuổi chưa một lần yêu chinh phục mẹ đơn thân xinh đẹp
- ·Xuất khẩu cá ngừ sang Pháp tăng gấp đôi
- ·Xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc tăng gấp đôi
- ·Triệt xoá sòng bạc của dân giang hồ, khách vào chơi phải biết ám hiệu
- ·Nam thanh niên đút cơm cho người bán rong, cả ngàn người cảm kích
- ·Lời cầu hôn cuối cùng
- ·Khơi thông điểm nghẽn để đón dòng vốn đầu tư
- ·5 học sinh tắm sông, 2 em bị nước cuốn mất tích
- ·GM chi 12 tỷ USD nhằm thôn tính thị trường ô tô Trung Quốc