【nhận định trận leipzig】Bộ Tài chính tăng cường hợp tác xúc tiến ngoại giao với Nhật Bản
Tại buổi tiếp,ộTàichínhtăngcườnghợptácxúctiếnngoạigiaovớiNhậtBảnhận định trận leipzig Thứ trưởng Trần Xuân Hà chào mừng Đoàn công tác của Hiệp hội Xúc tiến Ngoại giao Nhân dân Nhật Bản đã đến thăm và làm việc tại Bộ Tài chính. Thứ trưởng đánh giá cao chuyến công tác của Đoàn đến Việt Nam lần này, qua đó góp phần thắt chặt thêm quan hệ ngoại giao giữa Nhật Bản và Việt Nam. Đặc biệt, trong bối cảnh Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đang có chuyến thăm và làm việc chính thức tại Nhật Bản.
Phát biểu tại buổi tiếp, ông Yoshihiko Nakagaki, Trưởng đoàn công tác của Hiệp hội Xúc tiến Ngoại giao Nhân dân Nhật Bản cảm ơn sự đón tiếp của Thứ trưởng cùng các thành viên Bộ Tài chính.
Ông Yoshihiko Nakagaki cho rằng, trong tương lai với tư cách là một đất nước phát triển tầm trung, hoạt động đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng như: năng lượng, cảng biển, hạ tầng giao thông… sẽ rất quan trọng. Bên cạnh đó công tác bán cổ phần của nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước nếu được đẩy mạnh sẽ tận dụng nguồn vốn cho đầu tư xây dựng hạ tầng xã hội. Tuy nhiên công tác này đang gặp một số vướng mắc, do đó, đoàn công tác rất muốn được lắng nghe ý kiến từ phía Bộ Tài chính về các vấn đề nêu trên.
Trước những chia sẻ của ông Yoshihiko Nakagaki, Thứ trưởng Trần Xuân Hà cho biết quan điểm của Việt Nam là phát triển kinh tế cần gắn với bền vững, thể hiện ở việc cân đối ngân sách với quản lý nợ công bền vững. Việc phát triển kinh tế cần đảm bảo an sinh xã hội, giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường.
Đối với phát triển kinh tế hiện nay dựa vào ba trụ cột chính, một là hoàn thiện thế chế, hai là phát triển cơ sở hạ tầng, ba là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Trong đó, phát triển cơ sở hạ tầng là một trong những trụ cột quan trọng trong phát triển kinh tế của Việt Nam.
Trong việc phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông là một trong những yếu tố quan trọng. Hiện Việt Nam đang quan tâm tới phát triển hệ thống đường giao thông cao tốc Bắc Nam,phía Đông. Bên cạnh đó là phát triển cảng hàng không, trong đó đang xây dựng mới một cảng hàng không ở TP. Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng rất chú trọng tới phát triển hệ thống đường sắt và một số cảng biển quan trọng.
Một hoạt động đầu tư hạ tầng quan trọng khác là phát triển năng lượng. Bên cạnh nhiệt điện, thủy điện, Việt Nam còn quan tâm đến năng lượng tái tạo, trong đó có phát triển điện gió, điện năng lượng mặt trời. Ngoài ra, hệ thống cấp nước, xử lý nước thải cũng như phát triển hệ thống giao thông đô thị cũng được quan tâm.
Việc bố trí nguồn lực để xây dựng hạ tầng xã hội được Việt Nam sử dụng cả nguồn vốn ngân sách nhà nước và nguồn vốn từ khu vực tư nhân. Đối với nguồn vốn từ ngân sách nhà nước theo kế hoạch giai đoạn 2016 – 2020, Việt Nam bố trí khoảng 2 triệu tỷ đồng cho đầu tư hạ tầng. Nguồn vốn từ ngân sách bao gồm cả nguồn thu từ thuế, vốn vay. Đối với nguồn vốn từ khu vực tư nhân, Chính phủ khuyến khích cả khu vực trong nước và nước ngoài tham gia.
Về cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, đây cũng là hoạt động quan trọng của Việt Nam. Cổ phần hóa hướng tới nhiều mục tiêu khác nhau. Một là có được nguồn thu cho Nhà nước để đầu tư, quan trọng hơn là thay đổi cách thức quản trị của doanh nghiệp theo hướng thị trường minh bạch.
Cũng tại buổi tiếp, Thứ trưởng Trần Xuân Hà đã trực tiếp trao đổi, trả lời các câu hỏi mà Đoàn công tác của Hiệp hội Xúc tiến Ngoại giao Nhân dân Nhật Bản quan tâm như: tiêu chuẩn lựa chọn nhà đầu tư chiến lược trong bán cổ phần của nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước, các dự án năng lượng tái tạo… Đồng thời bày tỏ sự hoan nghênh, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có nhà đầu tư Nhật bản khi tham gia đầu tư tại thị trường Việt Nam.
Thứ trưởng Trần Xuân Hà khẳng định quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản là quan hệ đối tác chiến lược. Thời gian qua giữa hai bên đã có nhiều đoàn cấp cao của Nhật Bản sang thăm Việt Nam và ngược lại. Tiêu biểu như chuyến thăm ngoái của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, chuyến thăm của Chủ tịch nước Trần Đại Quang đầu năm nay. Hiện phái đoàn của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đang có chuyến thăm và dự Hội nghị Cấp cao hợp tác Mekong - Nhật Bản. Hội nghị nhằm trao đổi về quan hệ hợp tác giữa Nhật Bản với Tiểu vùng MeKong. Thứ trưởng cho rằng, để thâm nhập vào Tiểu vùng Mekong hiệu quả, Nhật Bản nên phát triển hơn nữa mối quan hệ với Việt Nam, thông qua Việt Nam để tăng cường hợp tác với khu vực này.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Tạm đình chỉ công tác cán bộ thuế đòi quăng ly nước vào mặt công an
- ·Khoảng 19.662ha cây trồng có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi hạn, thiếu nước, xâm nhập mặn
- ·Việt Nam đạt cột mốc mới về xuất khẩu vào thị trường Singapore
- ·Những lợi ích khi có chữ ký đẹp
- ·Hối hả chỉnh trang toàn tuyến cao tốc Nghi Sơn
- ·Âu tàu Rạch Chanh vẫn vận hành hiệu quả trong mùa hạn, mặn
- ·Cách thức ship hàng Mỹ về Việt Nam được chuộng hiện nay
- ·Giá vàng hôm nay, 22/2: Biến động bất ngờ
- ·Sức mạnh tổ hợp tên lửa kết hợp pháo phòng không Pantsir
- ·Sáng 22/4, vàng SJC được bán với giá từ 83,75 triệu đồng mỗi lượng
- ·Đoàn tàu metro Bến Thành
- ·Sốc: Vàng giảm gần 1 triệu đồng/lượng
- ·Giá vàng SJC bất động, giá vàng nhẫn đột ngột tăng vọt
- ·Luật Tài nguyên nước: Nhiều điểm mới đáng chú ý
- ·Ngày 3/1: Giá bạc đồng loạt tăng cả thị trường thế giới và trong nước
- ·Kết nối giao thương doanh nghiệp logistics
- ·Những tác động của chính sách mới đến quá trình xin giấy phép xây dựng tại thành phố Thủ Đức
- ·Thị trường Tết: Sức mua nhích lên, siêu thị hứa tăng khuyến mãi
- ·Bộ Nội vụ: Dành 10% tổng quỹ tiền lương cơ bản để thu hút nhân tài
- ·Giá heo hơi hôm nay 26/1/2024: Sắp chạm mốc 60.000 đồng/kg