【kết quả future fc】Par Index 2017: Bộ Tài chính đạt điểm cao ở điều tra xã hội học
Nhìn vào bảng xếp hạng 19 bộ, cơ quan ngang bộ năm nay có thể thấy, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vẫn giữ vững phong độ, dẫn đầu với điểm số là 92,36%; kế đó là Bộ Thông tin và Truyền thông 86,13% và Bộ Tài chính đạt 84,42%. 3 đơn vị xếp cuối bảng là Bộ Kế hoạch và Đầu tư với số điểm 72,61%; Bộ Y tế 72,4% và Ủy ban Dân tộc 72,13%.
Nằm trong “top” các cơ quan Trung ương có chỉ số cải cách hành chính cao nhất, các chỉ số thành phần của Bộ Tài chính cũng được đánh giá ở mức khá. Cụ thể: Chỉ số chỉ đạo điều hành cải cách hành chính đạt 87,5%; chỉ số cải cách thủ tục hành chính đạt 70,53%; chỉ số cải cách tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước đạt 93,19%; chỉ số cải cách tài chính công đạt 99,2%; chỉ số hiện đại hóa hành chính đạt 74,44%,...
Thứ hạng là một cách đánh giá nhưng sự ghi nhận của cộng đồng xã hội vẫn là điều quan trọng nhất để thể hiện nỗ lực cải cách của Bộ Tài chính. Điều này được chứng minh thông qua số điểm điều tra xã hội học đứng thứ 2 trong số 19 cơ quan, đạt 30,47%, thấp hơn đơn vị dẫn đầu là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 1,81%. Thực tế, Bộ Tài chính là cơ quan đa ngành với nhiều lĩnh vực nhạy cảm, thường nhận về nhiều phản ánh của người dân và DN.
Tuy vậy, qua 4 năm chấm điểm cải cách hành chính, chỉ số điều tra xã hội học của Bộ Tài chính luôn đứng trong "top" đầu của khối các bộ, ngành. Kết quả đó đồng nghĩa rằng những kết quả cải cách của ngành Tài chính đã thực sự đi vào cuộc sống và nhận được phản hồi tích cực từ xã hội. Nếu so sánh, hiện nay, chỉ số điều tra xã hội học của Bộ Tài chính vẫn còn cao hơn khá nhiều bộ, ngành, thậm chí có những bộ, ngành ít có sự tiếp xúc với người dân và DN. Đó là một kết quả đáng khích lệ.
Trong nhiều năm qua, Bộ Tài chính luôn coi cải cách hành chính là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của Bộ cũng như của các đơn vị thuộc Bộ. Hàng tháng thực hiện giao ban, báo cáo đánh giá kết quả thực hiện, gắn hiệu quả công tác cải cách hành chính với trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị; ban hành kịp thời kế hoạch triển khai các Nghị quyết của Chính phủ,...
Bên cạnh đó, các đơn vị hệ thống cũng nghiêm túc thực hiện kế hoạch cải cách hành chính theo đúng lộ trình đặt ra. Định kỳ hàng tháng, hàng quý, Bộ Tài chính cũng thực hiện đầy đủ việc báo cáo kết quả cũng như kiến nghị với Chính phủ, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính để kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh. Hàng năm, Bộ Tài chính cũng đưa việc thanh tra công tác cải cách hành chính vào kế hoạch chung cùng với việc cử một số đoàn công tác về kiểm tra tại một số đơn vị Hải quan, Thuế, Kho bạc địa phương để nắm bắt thực tế việc triển khai. Qua đó nhân rộng những điển hình thực hiện tốt và kịp thời rút kinh nghiệm và chấn chỉnh các tồn tại, hạn chế.
Đặc biệt, sau mỗi lần Bộ Nội vụ công bố chỉ số cải cách hành chính, Bộ Tài chính đều thực hiện đánh giá lại các điểm số đã đạt được, các điểm số bị trừ, nguyên nhân chủ quan, khách quan và kiến nghị các giải pháp để hạn chế việc bị trừ điểm cũng như giữ vững, tăng chỉ số trong năm tiếp theo.
Ngoài ra, để công tác cải cách hành chính thực sự là nhiệm vụ thường xuyên, lan tỏa tới từng đơn vị, bắt đầu từ năm 2015, Bộ Tài chính đã phê duyệt bộ Chỉ số cải cách hành chính nội bộ của Bộ Tài chính để có cơ sở đánh giá, chấm điểm cải cách hành chính hàng năm đối với cho các đơn vị trực thuộc. Bộ chỉ số được ví như “kim chỉ nam” để các đơn vị trong Ngành nhận thức, xác định rõ các nhiệm vụ cần phải triển khai để nâng cao chất lượng công tác cải cách hành chính của đơn vị mình.
Thông qua việc lượng hóa, chấm điểm mức độ tuân thủ các tiêu chí đã đề ra, Bộ chỉ số đã, đang và sẽ là công cụ để nhận biết rõ kết quả thực thi cải cách hành chính ở từng đơn vị, đồng thời nâng cao ý thức kiểm soát việc ban hành các thủ tục hành chính, tìm ra những giải pháp cắt giảm thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước của từng đơn vị.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Nhận định, soi kèo Al Nasr vs Al Arabi, 21h35 ngày 6/1: Khó tin chủ nhà
- ·Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Ấn Độ năm 2023 tăng trưởng 6,7%
- ·Một số lưu ý khi xây dựng dự toán chi thường xuyên năm 2022
- ·Đã sẵn sàng pháp lý, hạ tầng để xây dựng hệ sinh thái tài chính số
- ·Nhận định, soi kèo Biskra vs Mecheria, 22h00 ngày 6/1: Xốc lại tinh thần
- ·Quảng Ninh: Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công
- ·Bộ Tài chính tặng 4.000 túi quà an sinh cho các hoàn cảnh khó khăn ở Bình Dương
- ·11 tháng năm 2023, xuất khẩu hạt tiêu thu về 833,2 triệu USD
- ·Con gái bị hack tài khoản facebook, mẹ mất hơn 400 triệu
- ·Công an xác minh clip 2 thiếu nữ 'tắm tiên' ở hồ Hoàn Kiếm
- ·Chỉ đạo nóng vụ đường 12 tỷ chưa nghiệm thu đã rạn nứt
- ·Phấn đấu tăng thu ngân sách nhà nước tối thiểu 3
- ·Vụ bé gái bị sàm sỡ trong thang máy: Công an Đà Nẵng nói gì?
- ·Ấn Độ tiếp nhận đơn đề nghị điều tra chống trợ cấp kính cường lực tráng từ Việt Nam
- ·Người trẻ Việt xài điện thoại 15 giờ mỗi tuần
- ·Infographic: Nguyên tắc giãn cách xã hội tại Hà Nội từ 6 giờ sáng 24/7/2021
- ·Tính chu kỳ đăng kiểm theo số km sẽ chính xác, hợp lý hơn
- ·An toàn nợ công không phải là rủi ro đáng ngại trong năm 2021
- ·Vượt khó “dệt lưới an sinh”
- ·Bài 2: Hợp đồng khai thác cơ sở hạ tầng – thực trạng và giải pháp