【ket qua udinese】10 quốc gia giàu nhất thế giới năm 2016
Các nước được Global Finance Magazine (GFM) tính toán xếp hạng dựa trên chỉ số GDP bình quân đầu người theo phương pháp sức mua tương đương PPP. Đây chính là một trong những thước đo quan trọng nhất giúp đánh giá tình hình phát triển kinh tế,ốcgiagiàunhấtthếgiớinăket qua udinese xã hội của các quốc gia trong so sánh quốc tế.
Dưới đây là 10 nước đứng đầu danh sách năm nay. Các quốc gia nhỏ bé tiếp tục thống trị bảng xếp hạng, và 3 vị trí đầu bảng không thay đổi thứ tự so với năm ngoái.
1- Qatar
Tuy chỉ rộng 11.500 km2 và có 2,5 triệu dân, nhưng đất nước vùng Tây Nam Á Qatar có trữ lượng khí gas tự nhiên và dầu mỏ lớn thứ 3 thế giới. Năm 2022 tới đây, Qatar vinh dự là quốc gia đầu tiên của thế giới Arab được đăng cai tổ chức sự kiện bóng đá lớn nhất hành tinh FIFA World Cup. Nhờ đó, cơ sở hạ tầng tại đất nước này thời gian qua càng được chính phủ đầu tư và phát triển.
Kinh tế Qatar chủ yếu dựa vào ngành năng lượng và dịch vụ. Bất chấp giá dầu giảm, đây vẫn là một trong những nước sản xuất dầu và khí đốt nhiều nhất thế giới. Tỉ lệ thất nghiệp tại đất nước Tây Á này chỉ là dưới 0,1%. Thu nhập bình quân đầu người (PPP) lên tới hơn 146.000 USD, và người dân cũng hoàn toàn không phải đóng thuế thu nhập.
2- Luxembourg
Quốc gia nhỏ bé của khu vực Tây Âu chỉ có hơn 500.000 dân và rộng 2500 km2. Tuy vậy, họ là thành viên sáng lập của rất nhiều tổ chức quốc tế lớn như Liên minh châu Âu, OECD, Liên Hiệp quốc, NATO… nhờ sự đồng thuận chính trị theo hướng hội nhập kinh tế, chính trị và quân sự. Thành phố Luxembourg City là một trong 3 thủ đô chính thức của Liên minh Châu Âu.
Nhờ có ngành dịch vụ tài chính ngân hàng hết sức mạnh mẽ và sôi động, quốc gia này có một nền kinh tế thịnh vượng và rất ổn định, nợ công rất thấp. Luxembourg được xem là một thiên đường thuế, là trung tâm tập trung các quỹ đầu tư lớn thứ nhì thế giới chỉ sau Hoa Kỳ, và là trung tâm ngân hàng tư nhân quan trọng nhất châu Âu. Nhân dân đất nước này có bình quân thu nhập PPP cao thứ nhì toàn cầu với trên 94.100 USD.
3- Singapore
Quốc đảo vùng Đông Nam Á đứng thứ 3 trong danh sách này, với thu nhập bình quân tính theo PPP đạt gần 85.000 USD trong năm nay, Từ một đất nước không hề có tài nguyên thiên nhiên, chỉ sau vài chục năm hòn đảo nhỏ bé này đã trở thành một cường quốc kinh tế hàng đầu châu Á. Trong bảng xếp hạng “Global Financial Centres Index” mới công bố, Singapore lần đầu tiên vượt qua Hong Kong để trở thành trung tâm tài chính lớn thứ 3 toàn cầu (chỉ sau London và New York).
Đất nước dân chủ với nền tảng kinh tế vững chắc, chính sách thu hút người tài từ tứ xứ đến cống hiến, thặng dư tài khoản vãng lai lớn, Singapore giờ đây đã không còn chỉ là “con hổ châu Á” mà đã gặt hái và duy trì được những thành công rực rỡ giữa sự mong manh của nền kinh tế toàn cầu.
4- Brunei
Đứng thứ 4 trong bảng xếp hạng cũng là một đất nước nhỏ bé của khu vực Đông Nam Á – Brunei với diện tích hơn 5000 km2 và dân số chỉ khoảng 500.000 người. Theo ước tính của IMF, đây là một trong hai quốc gia duy nhất có tỷ lệ nợ công là 0% (cùng với Libya). Nền kinh tế của vương quốc này chủ yếu dựa vào hoạt động khai thác nguồn tài nguyên dầu mỏ và khí đốt tự nhiên dồi dào.
Tuy mới dành được độc lập từ Vương quốc Anh đầu năm 1984, Brunei đã nhanh chóng trở thành một nước công nghiệp phát triển. Hiện thu nhập bình quân tính theo sức mua tương đương của người dân quốc gia này là hơn 80.000 USD trong năm nay. Tuy vậy, với việc giá năng lượng trượt dốc thời gian gần đây, chính phủ Brunei đang đẩy mạnh đa dạng hóa nền kinh tế và chuẩn bị đưa sàn giao dịch chứng khoán vào hoạt động vào năm 2017 để tăng cường lượng vốn hóa thị trường.
5- Kuwait
Đất nước Tây Á có dân số trên 4 triệu người nhưng có đến 70% là dân di cư. Dầu mỏ bắt đầu được khai thác tại Kuwait từ năm 1938. Theo thống kê, đất nước này có trữ lượng dầu lớn thứ 6 trên thế giới. Đồng tiền Kuwaiti Dinar là đơn vị tiền tệ có giá trị cao nhất trên hành tinh.
Những năm gần đây, do có chung biên giới với đất nước quanh năm có chiến sự là Iraq cũng đã ít nhiều gây nên sự bất ổn về chính trị và quân sự tại Kuwait. Việc giá dầu liên tục đi xuống cũng ảnh hưởng đáng kể đến nền kinh tế của đất nước. Tuy vậy, chính sách cải cách tài chính và kế hoạch phát triển trong 5 năm tới đầy hứa hẹn của chính phủ có vẻ sẽ đảm bảo đà tăng trưởng cho GDP quốc gia. Kuwait hiện có thu nhập bình quân PPP đạt tới gần 72.000 USD.
6- Nauy
Quốc gia giàu có nhất của vùng Bắc Âu xếp hạng 6 trong danh sách này với thu nhập đầu người tính theo PPP là gần 68.000 USD. Đây chính là nước sản xuất nhiều dầu và khí tự nhiên nhất bên ngoài khu vực Trung Đông. Nauy cũng được thiên nhiên ưu đãi với nguồn tài nguyên cực kỳ phong phú như khoáng sản, đồ gỗ, đồ biển, thủy điện…
Sự sụp đổ giá dầu thời gian qua trên thế giới là một thách thức lớn cho nền kinh tế của quốc gia này. Chính quyền Nauy đã đưa ra nhiều công cụ để đối phó, bao gồm chính sách tiền tệ độc lập, soạn các thể chế mới về về kinh tế vĩ mô… Dẫu vậy, đất nước này đang trải qua những ngày tháng khó khăn nhất trong lịch sử, khi mà nguồn thu từ dầu vẫn chiếm đến 1/4 GDP toàn quốc,
7- Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất
UAE là một liên bang gồm 7 tiểu vương quốc giàu có ở vùng Trung Đông, mà nổi tiếng và thịnh vượng nhất là thủ đô Abu Dhabi và Dubai. Trong hơn 9 triệu cư dân, có đến gần 8 triệu người là dân di cư tới đây. Với trữ lượng dầu mỏ lớn thứ 7 thế giới, nền kinh tế UAE phụ thuộc chủ yếu vào các hoạt động xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt tự nhiên.
Những năm gần đây, chính phủ quốc gia này đang rất nỗ lực đa dạng hóa nền kinh tế đất nước, thu hút các nguồn vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI). Các nhóm ngành công nghệ cao, xây dựng cơ sở hạ tầng, chăm sóc sức khỏe… được đặc biệt coi trọng và nhận được nhiều ưu đãi từ nhà nước. Hiện thu nhập bình quân đầu người tính theo PPP tại UAE là khoảng 67.200 USD.
8- Hong Kong
Đặc khu “một quốc gia, hai chế độ” này được hưởng lợi lớn từ vị trí địa lý là cửa ngõ bước vào nền kinh tế khổng lồ của Trung Hoa đại lục. Hong Kong được đánh giá là nền kinh tế thị trường tự do bậc nhất toàn cầu, hệ thống phương tiện giao thông công cộng hiện đại bậc nhật, cùng hàng loạt chính sách ưu đãi của chính phủ dành cho doanh nghiệp như thuế suất thấp, thủ tục hành chính đơn giản…
Trong suốt nhiều năm gần đây, Hong Kong là một trong 3 trung tâm tài chính hàng đầu và bận rộn nhất thế giới cùng với các thành phố London và New York. Mặc dù vẫn còn điểm trừ vì tình trạng mất cân đối trầm trọng trong thu nhập của người dân, tính trung bình thu nhập theo PPP của một người Hong Kong hiện vẫn đạt gần 58.000 USD.
9- Hoa Kỳ
Hợp chủng quốc Hoa Kỳ rộng 9,9 triệu km2 với trên 320 triệu người, đứng thứ 3 toàn cầu về cả diện tích lẫn dân số. Nhiều năm nay đây vẫn là nền kinh tế lớn nhất thế giới kể cả tính theo GDP danh nghĩa lẫn GDP thực tế. Đất nước này còn là thế lực quân sự “đáng gờm” nhất, ngân sách dành cho quốc phòng của họ chiếm đến 23% tổng GDP và bằng 34% cả thế giới gộp lại.
Hoa Kỳ cũng là nhà nhập khẩu hàng hóa lớn nhất, đồng thời là nước xuất khẩu hàng hóa lớn thứ nhì hành tinh. Đất nước có nền kinh tế hết sức đa dạng: năng lượng, công nghệ cao, tài chính ngân hàng, công nghiệp sản xuất, bán lẻ, nông nghiệp… Thông qua chính sách chi tiêu hợp lý của chính phủ, cùng các luật định giúp sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Mỹ trên trường quốc tế ngày càng tăng, đất nước đã hồi phục từ sau sự sụp đổ của Wall Street hồi năm 2008. Hiện thu nhập bình quân của người dân là khoảng 57.000 USD.
10- Thụy Sĩ
Xếp cuối bảng xếp hạng năm nay là nước cộng hòa Liên bang Thụy Sĩ. Nằm ở Trung và Tây Âu, quốc gia này có 2 thành phố là trung tâm kinh tế toàn cầu cũng như có chất lượng sống cực cao là Zurich và Geneva. Thụy Sĩ nổi tiếng là một nước yêu hòa bình, họ không tham gia bất cứ trận chiến nào kể từ năm 1815. Đây cũng là nơi khai sinh Hội chữ Thập đỏ quốc tế Red Cross và là quê nhà của rất nhiều tổ chức quốc tế. Tuy vậy, quốc gia này không tham gia Liên minh Châu Âu (EU).
Nền kinh tế Thụy Sĩ nổi tiếng với dịch vụ tài chính ngân hàng chuyên nghiệp và bảo mật nhất hành tinh, với 2 “đại gia” nhà băng UBS và Credit Suisse. Nhờ vị trí địa lý nằm ở ‘trái tim’ của châu Âu, nhưng được hưởng sự độc lập hoàn toàn về kinh tế và các chính sách tiền tệ giúp đảm bảo tiêu chuẩn sống cực cao ở đất nước này. Dù gần đây Ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ đã bỏ trần tỷ giá của đồng nội tệ Swiss Franc so với đồng Euro, thu nhập trung bình của người dân vẫn được đảm bảo ở mức 57.000 USD./.
Ngọc Vũ (theo Global Finance/BI)
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Trong trại giam, Mr Pips Phó Đức Nam có thấu?
- ·Chia sẻ cũng là đồng hành
- ·Ảnh hưởng của Việt Nam trong các chương trình nghị sự của ASEAN
- ·Việt Nam là đối tác quan trọng của Kazakhstan ở châu Á
- ·Hiệu quả từ mô hình Phân loại rác tại nguồn
- ·Phải dấn thân vào cuộc sống của đồng bào
- ·Phó chủ tịch quận Long Biên được giới thiệu bầu làm Chủ tịch Quốc Oai
- ·Hứa hẹn bùng nổ đêm nhạc hội “Happy Bee 14”
- ·Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh làm việc với Bắc Kạn về bảo vệ rừng
- ·Bộ Giáo dục và Đào tạo lại đề xuất giữ nguyên học phí
- ·Nhận định, soi kèo Estrela Amadora vs Estoril Praia, 03h30 ngày 6/1: Vị khách yếu bóng vía
- ·Thủ tướng: Cho từ chức cán bộ yếu kém, nhất là người nhà lãnh đạo
- ·Bảo vệ, vun đắp mối quan hệ Việt Nam
- ·IS lại trỗi dậy ở châu Phi
- ·Chương trình ‘Bánh chưng xanh
- ·MC Hải Anh đảm đang chuẩn bị mâm cỗ cúng Rằm tháng 7
- ·Dỡ bỏ trần chi phí quảng cáo: Doanh nghiệp… hồi hộp chờ đợi
- ·Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười từ trần
- ·Bộ GTVT cho sử dụng kinh phí dự phòng xây trạm dừng nghỉ cao tốc Bắc
- ·Lối thoát cho ngành mía đường