【lịch thi đấu sevilla】Cách phân biệt sản phẩm chăm sóc da thật
Tham gia tập 13 Beauty Talk với chủ đề "Kinh nghiệm lựa chọn mỹ phẩm chăm sóc da chính hãng" vào chiều 28/11,áchphânbiệtsảnphẩmchămsócdathậlịch thi đấu sevilla trên chuyên trang Ngôi Sao, bà Đặng Thị Thêm - Giám đốc Công ty TNHH Hưởng Thêm hướng dẫn cách chọn sản phẩm chăm sóc da an toàn, phù hợp cũng như phân biệt hàng chính hãng và hàng nhái.
'Nên chăm sóc da từ lúc 10 tuổi'
Vị chuyên gia cho rằng độ tuổi nên bắt đầu chăm sóc da là từ 10 đến 12 tuổi do đây là giai đoạn đầu của tuổi dậy thì, da có sự thay đổi, tăng tiết dầu, xuất hiện mụn trứng cá. Bà khuyên mọi người nên tối giản hóa các bước chăm sóc. Đầu tiên là làm sạch, tiếp đến là dưỡng ẩm và cuối cùng là bảo vệ. Tùy vào nhu cầu và tình trạng da, mỗi người có thể bổ sung thêm sản phẩm hay các hoạt chất sau đó. Quy trình này nên được duy trì hàng ngày, từ lúc trẻ tới già, chỉ nên thay đổi hay điều chỉnh sản phẩm để phù hợp với từng độ tuổi, thời tiết, môi trường.
"Sai lầm mà nhiều người thường gặp là sử dụng quá nhiều sản phẩm, hoạt chất trong một chu trình chăm sóc. Điều này gây ra tình trạng quá tải cho da khiến mụn trứng cá xuất hiện, da bị kích ứng, mẩn đỏ. Do đó, mọi người cần sử dụng các sản phẩm mỹ phẩm hay dược mỹ phẩm phù hợp với làn da", bà nói.
Cách lựa chọn sản phẩm chăm sóc da
Theo bà Đặng Thị Thêm, sản phẩm chăm sóc da tốt cần đáp ứng ba tiêu chí. Thứ nhất, phù hợp với loại da, tình trạng da của từng người. Thứ hai, đến từ những thương hiệu uy tín, có kiểm nghiệm lâm sàng về tính hiệu quả, an toàn. Thứ ba, sản phẩm cần đảm bảo nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
"Nếu các sản phẩm không đáp ứng ba tiêu chí trên, người sử dụng rất dễ không đạt được hiệu quả như mong muốn, thậm chí khiến tình trạng da trở nên tệ hơn", bà nói.
Bên cạnh đó, nữ giám đốc trẻ còn phân tích sự khác nhau giữa mỹ phẩm và dược mỹ phẩm nhằm giúp người dùng chọn được sản phẩm chăm sóc phù hợp. Theo FDA - Cục Quản lý dược phẩm và thực phẩm Mỹ, mỹ phẩm là những sản phẩm mang tính chất làm sạch, làm đẹp, hỗ trợ thay đổi về diện mạo nhưng không làm thay đổi cấu trúc sinh lý của da.
Trong khi đó, dược mỹ phẩm vừa mang đặc tính của mỹ phẩm, vừa mang tính chất phục hồi, điều trị của dược phẩm. Do đó, trong một số trường hợp bệnh lý, dược mỹ phẩm được sử dụng thay thế cho mỹ phẩm để điều trị duy trì cũng như chăm sóc hàng ngày nếu người dùng bị nám, tàn nhang, mụn trứng cá, viêm da cơ địa... Thêm vào đó, dược mỹ phẩm chuyên nghiệp có quy trình bào chế nghiêm ngặt của dược phẩm. Trước khi đưa ra thị trường, các sản phẩm phải tuân thủ những bước kiểm nghiệm chặt chẽ, tỉ mỉ về da liễu, tính an toàn và hiệu quả. Đó là sự khác biệt rõ nhất.
Phân biệt hàng thật - hàng nhái
Theo bà Thêm, trong thời buổi công nghệ hiện đại, người tiêu dùng dễ dàng tra cứu thông tin trên mạng để tìm hiểu về sản phẩm mình muốn mua và sử dụng. Tuy nhiên, nguồn thông tin khổng lồ đó được coi là "con dao hai lưỡi", nếu người tiêu dùng không biết chắt lọc, rất dễ mua phải hàng kém chất lượng, hàng nhái.
"Thực tế, với các sản phẩm chăm sóc da, ai cũng có nguy cơ kích ứng với một thành phần nào đó nhưng nếu chọn phải hàng chất lượng kém, nguy cơ kích ứng cao hơn rất nhiều lần. Bởi các sản phẩm này thường có thành phần cồn khô, hương liệu tổng hợp, xà phòng...Những chất này có nhiều trong sản phẩm tẩy rửa giá rẻ, dung tích lớn, không tốt cho bề mặt sinh lý của da, khiến da mất đi độ PH, khô ráp, mẩn đỏ, gây ra mụn...", vị chuyên gia khuyến cáo.
Bên cạnh đó, bà nhấn mạnh trong những sản phẩm hàng giả - hàng nhái, thường có những thành phần nguy hiểm như kim loại nặng (chì, thủy ngân...). Ban đầu, người dùng có thể chỉ gặp tình trạng kích ứng, mẩn đỏ, mụn, nám... nhưng về lâu dài, có thể gây ung thư da. Do đó, người dùng nên cảnh giác với những lời quảng cáo, trang bị kiến thức chăm sóc da khoa học.
Nhằm giúp mọi người chọn được hàng chuẩn, bà Thêm cho biết hàng nhập khẩu chính hãng thường có nhãn phụ tiếng Việt của nhà phân phối, ghi các thông tin, xuất xứ sản phẩm rõ ràng. Một số nhãn hàng có tem chống hàng giả dán trên sản phẩm. Ngoài ra, hàng giả - nhái sẽ rẻ hơn hàng chính hãng nhiều lần, điều này nhằm đánh vào tâm lý của đa số chị em.
Là một người có gần 20 năm phân phối dược mỹ phẩm từ Ba Lan về Việt Nam, bà Văn Thị Ngọc Hải - Chủ tịch Tập đoàn dược mỹ phẩm châu Âu (EUPC Group), cho biết thị trường dược mỹ phẩm tại Việt Nam hiện phức tạp, gây khó khăn cho người tiêu dùng. Tập đoàn của bà cũng đối mặt với nhiều vấn đề trong việc đưa hàng chính hãng tới tay người mua.
Theo đó, để tạo lòng tin với khách hàng, EUPC Group sử dụng tem chống hàng giả được sản xuất từ nhà in của Bộ Công an nhằm đảm bảo an toàn. Dù vậy, đơn vị cũng thường xuyên phải thay đổi công nghệ làm tem để "tem chống hàng giả đó không bị làm giả". "Hàng chính hãng không có giá rẻ. Sự chênh lệch lớn về giá cũng là cách giúp khách hàng phân biệt với hàng giả - hàng nhái", bà Hải nói. Bởi tất cả những sản phẩm được nhập về đều phải qua đường chính ngạch, tuân thủ theo luật pháp, phải đóng thuế... và qua nhiều khâu kiểm định khắt khe, chi phí tốn kém nên giá không thể rẻ.
Hiện, EUPC phân phối tới 200 mã hàng khác nhau từ nhiều nhà sản xuất dược mỹ phẩm nổi tiếng ở Ba Lan. Đơn vị luôn chọn những sản phẩm không chỉ đạt chất lượng quốc tế mà còn có thể đáp ứng đa dạng nhu cầu của người tiêu dùng, dành cho mọi đối tượng (từ trẻ sơ sinh đến người già; người bình thường, bệnh nhân); độ tuổi; đáp ứng mọi nhu cầu về chăm sóc da, các vấn đề về da, đặc biệt là với khí hậu nóng ẩm như ở Việt Nam.
Bà Đặng Thị Thêm tốt nghiệp trường Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành dược mỹ phẩm. Bà thành lập Công ty TNHH Hưởng Thêm vào năm 2021. Đơn vị chuyên phân phối, kinh doanh bán lẻ mỹ phẩm, dược mỹ phẩm chính hãng tại thị trường Việt Nam.
Xem tập 13 Beauty Talk tại đây.
Hải My
"Beauty Talk" do chuyên trang Ngoisao.net và Tập đoàn Dược mỹ phẩm châu Âu (EUPC Group) phối hợp tổ chức. Chương trình gồm 15 tập, phát sóng mỗi tuần một tập. Qua từng tập, người xem sẽ có được những kiến thức chuyên môn bổ ích về chăm sóc sức khỏe làn da, làm đẹp, với sự tư vấn của các chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm đang làm việc tại các bệnh viện đầu ngành ở Việt Nam hiện nay. Tập đoàn Dược mỹ phẩm châu Âu - EUPC Group hiện là nhà cung ứng nhiều mặt hàng dược mỹ phẩm tại thị trường Việt Nam. Sản phẩm của tập đoàn nhập khẩu trực tiếp từ Liên minh châu Âu và được phân phối độc quyền tại Việt Nam trong hỗ trợ điều trị bệnh da liễu, các vấn đề về da, thẩm mỹ nội khoa và chăm sóc cho da, tóc, móng. |
(责任编辑:La liga)
- ·Cắt margin 84 mã chứng khoán trên HOSE quý I/2025
- ·Vụ 'thủ khoa' thi lớp 10 phải thôi học sau thanh tra: Kỷ luật một nữ giáo viên
- ·Bị nhập nhầm điểm, thí sinh trượt trở thành thủ khoa lớp 10
- ·Câu hỏi về tiền từng khiến thí sinh Đường lên đỉnh Olympia 'đứng hình'
- ·Áp mới thuế TTĐB nước giải khát có đường: Thận trọng để tạo chính sách công bằng!
- ·T&T Group trao học bổng tiếp sức sinh viên Học viện Chính sách và Phát triển
- ·Làm rõ vụ việc 6 trẻ mầm non bị đánh bầm tím khắp cơ thể
- ·Từ công nhân trở thành dịch giả nổi tiếng
- ·100 điểm sạt lở trên Quốc lộ 32, chưa thể thông tuyến qua Mù Cang Chải
- ·Việt Nam giành 54 huy chương vàng Olympic quốc tế trong 5 năm qua
- ·Xe mô tô phân khối lớn tông container, nam thanh niên tử vong
- ·Vụ 'thủ khoa' thi lớp 10 phải thôi học sau thanh tra: Kỷ luật một nữ giáo viên
- ·Câu đố gây tranh cãi, chỉ 1% người tìm ra đáp án
- ·Bị nhập nhầm điểm, thí sinh trượt trở thành thủ khoa lớp 10
- ·200 phần quà tết tặng người dân xã Đồng Nai
- ·Thu sai hơn 37 tỷ đồng học phí, trường Đại học Thủ Dầu Một nộp lại ngân sách
- ·Hang động núi lửa lớn nhất Đông Nam Á nằm ở đâu?
- ·Bộ GD&ĐT bỏ đề xuất bốc thăm môn thi thứ 3 vào lớp 10
- ·Đề xuất bỏ quy định xin giấy xác nhận ‘người dân tộc’ khi thi bằng lái xe
- ·Chuyện hy hữu trong sử Việt: Vị tướng cãi lệnh vua để tránh đối đầu bạn thân