【trận đấu las palmas】Ứng xử trân trọng với di sản
Mới đây,Ứngxửtrântrọngvớidisảtrận đấu las palmas câu chuyện “Nhà di sản” hơn 100 năm tuổi theo lối nhà rường pha lẫn kiến trúc Pháp đầu thế kỷ 20 ở số 117 Lê Thánh Tôn, TP. Huế bị tháo dỡ sân vườn để xây trung tâm thể dục thể thao lại gây xôn xao dư luận.
Trước đó, phương án giải tỏa và thu hồi một phần đất của đình Phú Vĩnh hơn 100 năm tuổi ở phường Phường Đúc, TP. Huế khi thực hiện quy hoạch dự án “Hạ tầng kỹ thuật khu định cư Bàu Vá giai đoạn 4” cũng không được dư luận và ngành văn hóa đồng tình.
Dẫu những địa điểm trên chưa được công nhận là di tích nhưng những vụ việc liên quan đến các giá trị cổ tương tự như vậy không phải là hiếm ở vùng đất di sản như Thừa Thiên Huế. Những vụ việc trên lại một lần nữa gióng lên hồi chuông báo động về sự xung đột giữa vấn đề bảo tồn và phát triển, gây ra nhiều quan ngại đối với công tác bảo tồn di tích. Sự phát triển dù muốn hay không cũng sẽ ít nhiều tác động và làm biến đổi những giá trị cũ. Vậy nên cũng không quá ngạc nhiên khi không ít lần dư luận “dậy sóng” trước những chồng chéo, mâu thuẫn giữa việc thực hiện các dự án quy hoạch, xây dựng với bảo tồn di sản, di tích.
Chủ trương giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án khu định cư Bàu Vá hay việc cho đầu tư kinh doanh bên trong không gian “Nhà di sản” theo hình thức xã hội hóa để tạo nguồn thu ngân sách là đáng khuyến khích. Vấn đề là triển khai việc giải phóng mặt bằng như thế nào để không làm thay đổi kiến trúc ngôi đình cổ như Phú Vĩnh là điều cần được tính tới. Với “Nhà di sản”, đầu tư như thế nào để vừa phù hợp, hài hòa với không gian, vừa tôn vinh giá trị kiến trúc ngôi nhà cũng là việc cần làm.
Mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển sẽ còn vấp phải nhiều vướng mắc nếu không có sự thống nhất giữa dư luận, chủ sở hữu với các cơ quan quản lý. Trước mỗi vấn đề, cần có sự đồng thuận của tất cả các bên liên quan ngay từ đầu. Khi tiến hành quy hoạch, xây dựng, trùng tu có liên quan đến di tích, nếu có sự vào cuộc của ngành văn hóa, của các nhà nghiên cứu và cộng đồng dân cư ngay từ đầu để đưa ra các giải pháp thỏa đáng bảo vệ di tích thì sẽ hạn chế nảy sinh mâu thuẫn giữa việc thực hiện các dự án quy hoạch, xây dựng với bảo tồn di tích, di sản.
Mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển sẽ bùng phát gay gắt hay được hóa giải nhẹ nhàng phụ thuộc vào sự “khôn ngoan” của các chính sách phát triển đô thị, các giải pháp kiểm soát và quản lý đô thị. Nếu đánh giá đúng giá trị của di tích để cẩn trọng hơn hẳn sẽ tránh xảy ra các trường hợp đáng tiếc, tránh được việc lúng túng khi phải khắc phục sự cố. Những ứng xử trân trọng di tích, di sản của các nhà quản lý và cộng đồng cũng sẽ giúp bảo tồn và duy trì những di sản vô giá của quá khứ, làm hài hòa với sự phát triển của đô thị đương đại. Di sản và các giá trị cổ nếu được quản lý và ứng xử phù hợp sẽ góp phần phát triển kinh tế, làm dày dặn thêm quỹ di sản được bồi đắp qua các thời kỳ, tạo nên “hồn cốt” cho đô thị Huế.
Minh Hiền
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Tài xế che biển số, đi lùi trên cao tốc Long Thành
- ·Thực phẩm trong nước chứa chất độc
- ·Tháp đồng hồ Big Ben đổi tên thành tháp Elizabeth
- ·Báo Guardian: Người Việt bỏ rơi xe đạp
- ·Đề xuất phạt người bắt ốc trong vườn quốc gia Côn Đảo hơn 137 triệu đồng
- ·Trung Quốc thu hồi xe bus do dễ bị lật nhào
- ·Một nhà khoa học quân đội được vinh danh tại Nga
- ·Việt Nam hướng đến nền công nghiệp sạch
- ·Chùm ảnh Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập A0/NSMO
- ·Chủ tịch Hà Nội cảm ơn cả bài báo "khen" và "chê"
- ·Xử lý các dự án điển hình để cảnh tỉnh, răn đe
- ·Ông Nguyễn Bá Thanh "phản pháo" Thanh tra Chính phủ
- ·Trung Quốc: Phát hiện trứng có chất gây ung thư
- ·Dân Mỹ tha hồ đi xe không chính chủ
- ·Lai Châu chú trọng nâng tầm chiến lược về nông nghiệp, nông thôn và nông dân
- ·Lào chính thức trở thành thành viên mới của WTO
- ·Nhiều bang Đông Bắc Mỹ vẫn chìm trong bão tuyết
- ·Vụ chạy công chức: Bộ Nội Vụ nói gì?
- ·Chính sách tiền tệ vượt thách thức, đón chu kỳ tăng trưởng cao
- ·Techmart 2012: Ký kết hơn 1.200 hợp đồng và bản ghi nhớ