【trận mexico】Gỡ khó để phát triển kinh tế rừng bền vững: Bài 3
(CMO) Tất cả những kiến nghị khó khăn, vướng mắc mà người dân cũng như chính quyền địa phương khu vực lâm phần đang gặp phải đều xuất phát từ quy định của luật, nghị quyết, văn bản quy phạm pháp luật... Đây là vướng mắc mà tỉnh Cà Mau nhiều năm tháo gỡ nhưng vẫn chưa được, bởi vượt thẩm quyền và đang tiếp tục kiến nghị các bộ, ngành Trung ương hỗ trợ.
Ông Trần Văn Thức, Phó giám đốc Sở NN&PTNT, nhận định, tất cả những khó khăn của người dân đều được cơ quan chức năng của tỉnh thấy từ lâu và vào cuộc tháo gỡ. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa được bởi nó liên quan đến quy định, nghị định và cả pháp luật.
Dai dẳng câu chuyện chênh lệch
Sự chênh lệch về sản lượng thiết kế và sản lượng thực tế đang là vấn đề được bà con băn khoăn. Ông Phạm Ngọc Ánh, ấp Hố Gùi, xã Tam Giang Đông, huyện Năm Căn, chân tình: “Cách đây hơn 20 năm, vì yêu rừng, gia đình quyết định về đây sinh sống. Sự chênh lệch về tỷ lệ cây lớn trong thiết kế so với thực tế nên sau hơn 15 năm quản lý, bảo vệ rừng, cuối cùng thu nhập cũng chẳng là bao. Vấn đề hiện nay là tại khu vực này quay qua quay lại cũng chỉ có 2-3 thầu, nếu không bán cho họ thì không biết bán cho ai, mà không bán không được.
Việc trồng và chăm sóc rừng trên lâm phần U Minh Hạ thời gian gần đây đa phần theo hình thức thâm canh có kê liếp, từ đó năng suất và chất lượng gỗ không ngừng tăng
Liên quan đến tình trạng này, ông Trần Văn Thức lý giải, muốn bán rừng trong năm 2022 thì cuối năm 2021 phải hoàn thành thiết kế trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, nhưng nhiều nhà thầu có khi đến cuối năm 2022 mới vào khai thác. Chính khoảng thời gian gần 1 năm đó đã làm sản lượng khu vực rừng đước tăng khoảng 10%, rừng keo lai ở U Minh tăng gần 25%. Ngoài ra, theo quy định của Bộ NN&PTNT, thiết kế cây đứng nên chỉ tính sản lượng từ 85-90% thực tế lượng cây. “Từ đó, sản lượng khai thác thực tế cao hơn so với sản lượng thiết kế, chứ thực ra các đơn vị chủ rừng không ăn gian ăn bớt gì người dân. Để khắc phục tình trạng này, sở đã chỉ đạo bằng cách để người dân tự bán”, ông Thức cho biết thêm.
Ngay cả tỷ lệ trồng rừng và đất sản xuất kết hợp trong lâm phần cũng là quy định rõ ràng trong nghị định của Chính phủ, thế nhưng đến nay vẫn còn không ít người dân yêu cầu, kiến nghị. Ông Lê Tiến Dũng, ấp Chà Là, xã Tam Giang, huyện Năm Căn, cho rằng, tỷ lệ trồng rừng hiện nay là chưa hợp lý. Nếu căn theo quy định khu vực rừng đước trồng theo tỷ lệ 6 rừng và 4 sản xuất kết hợp thì chưa công bằng, thiệt thòi cho những hộ có diện tích nhỏ khoảng 3 ha thì diện tích nuôi thuỷ sản chẳng còn bao nhiêu, đến cây lớn khép tán không còn nuôi được tôm, cua.
Công tác phòng chống cháy rừng được UBND xã Nguyễn Phích, huyện U Minh đặc biệt quan tâm
Trước những khó khăn và bất cập hiện nay, ông Trần Văn Thức lý giải, việc chuyển nhượng thành quả lao động là vấn đề đang vướng rất lớn của tỉnh. Nhưng đây lại là quy định của pháp luật, không thể làm khác hơn. Đối với việc xây dựng nhà ở trên đất lâm nghiệp, vừa qua, sở đề nghị Chính phủ cũng như các bộ, ngành Trung ương có liên quan cho phép người dân nhận khoán được sử dụng 300 m2 để xây dựng nhà ở nhưng không được chấp thuận. Ngoài ra, sở cũng đề xuất với các huyện vùng rừng tại các tuyến dân cư được tách ra khỏi đất rừng nhưng vẫn chưa được chấp thuận. Đây là vướng mắc vô cùng lớn về mặt pháp luật.
Thêm áp lực từ tự nhiên
Tại khu vực rừng đước các huyện ven biển, người dân chủ yếu sống dựa vào nghề nuôi thuỷ sản và cây rừng. Với giá cây hiện nay, họ chỉ còn kỳ vọng vào nguồn thu từ nghề nuôi thuỷ sản. Thế nhưng, hiện nay nghề này đang gặp không ít áp lực trước tình trạng sạt lở ven biển, cộng thêm quy định trong việc cải tạo, sên vét ao đầm phải cách bờ biển vào 300 m.
Ông Nguyễn Quốc Vũ, ấp Mai Hoa, xã Tam Giang Đông, huyện Năm Căn, cho biết, với quy định này cùng tình trạng sóng biển đánh đến nơi khiến không ít người dân trong ấp bỏ của chạy lấy người. Người dân hiện đang gặp nhiều khó khăn do không được tôn tạo bờ bao bảo vệ tôm nuôi tại khu vực ven biển.
Tình trạng sạt lở đất ven biển ngày càng diễn biến phức tạp
Đối với tình trạng sạt lở ven biển, ông Thức cho biết, tỉnh vô cùng xót xa, Thủ tướng cũng đã chỉ đạo không tiếp tục cho đất nước Việt Nam mất thêm cục đất nào nữa, nhưng rõ ràng vùng ven biển Cà Mau, đất đang mất từng ngày. Theo thống kê, toàn tỉnh trong 10 năm qua mất trên 5.000 ha đất và rừng, lớn hơn diện tích tự nhiên của xã Tam Giang Đông, thấy rất xót xa nhưng nguồn lực đầu tư có hạn.
“Thời gian qua, tỉnh đã tận dụng toàn bộ nguồn lực từ vốn Trung ương, địa phương và cả vốn vay ODA, thế nhưng trong 10 năm qua chỉ đầu tư được khoảng 20% so với nhu cầu. Với nguồn lực hiện tại, tỉnh chỉ đủ sức xử lý tình trạng sạt lở tại những nơi thật sự bức xúc, ảnh hưởng đến khu dân cư, công trình Nhà nước và Nhân dân quy mô lớn”, ông Thức chia sẻ.
Cà Mau tranh thủ mọi nguồn lực đầu tư hạ tầng phát triển kinh tế rừng
Hiện nay, ngành nông nghiệp đang điều chỉnh quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Cà Mau đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Theo đó, tỉnh đã mời gọi đầu tư trong và ngoài nước để tiến hành xây dựng nhà máy chế biến gỗ. Với nỗ lực đó, có ít nhất 10 doanh nghiệp đến tìm hiểu nhưng đang đợi kết quả, triển khai thực hiện phương án tổng thể sắp xếp 2 công ty lâm nghiệp…
Công tác quản lý Nhà nước trên lĩnh vực lâm nghiệp được rất nhiều người quan tâm, bởi lẽ ngoài góp phần bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học… còn ảnh hưởng trực tiếp đến sinh kế của đông đảo người dân. Hiện nay, phương án quản lý rừng bền vững của các đơn vị chủ rừng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đây là cơ sở để hoạt động quản lý, bảo vệ và khai thác rừng thời gian tới thuận tiện hơn.
“Mục tiêu của tỉnh là làm sao kinh tế rừng được phát triển nhanh nhất, bền vững nhất, công tác bảo vệ, quản lý rừng đạt kết quả tốt nhất, đời sống người dân trong lâm phần phát triển tốt nhất. Theo đó, tỉnh tiếp tục trình Thủ tướng Chính phủ và bộ, ngành Trung ương xin được chuyển những khu vực cụm tuyến dân cư ra khỏi đất lâm nghiệp để người dân được xây dựng nhà ở cơ bản, ổn định cuộc sống cũng như đầu tư phát triển hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương”, ông Trần Văn Thức chia sẻ. |
Bài và ảnh: Nguyễn Phú
Bài 1: Khó từ chính sách
Bài 2: Thiếu chặt chẽ trong khâu phối hợp
(责任编辑:La liga)
- ·Thanh niên, phụ nữ chung sức xây dựng nông thôn mới
- ·EC lưu ý nhiều nội dung giúp Việt Nam gỡ “thẻ vàng”
- ·Cơ hội xuất khẩu rau quả vào Nga rất lớn
- ·Mổ xẻ chuyện xuất khẩu gạo “lột xác”
- ·Lũ quét, sạt lở đất: Làm gì để phòng tránh?
- ·Giá tiêu nhích lên nhưng không bền vững
- ·Phê duyệt khung giá bán buôn điện của EVN
- ·Khi nào bạn phải thay bàn chải đánh răng?
- ·NA Chairman underlines strong commitment to reform for national development
- ·Biến thể Omicron có thể ít nghiêm trọng hơn nhưng không phải bệnh nhẹ
- ·Hải quan Móng Cái (Quảng Ninh) tăng cường kiểm tra, giám sát đối với hàng hóa xuất nhập khẩu
- ·Các chuyên gia bối rối khi số ca Covid
- ·30 triệu tấn hàng hóa qua cảng tại Bà Rịa
- ·TP.HCM khắc phục khoảng trống trong tiêm vắc xin Covid
- ·Nhận định, soi kèo Brothers Union vs Fakirapool Young Mens, 15h45 ngày 3/1: Tưng bừng bàn thắng
- ·Từ chối giao dịch mua vàng qua thẻ ATM: Dấu hiệu của trốn thuế của doanh nghiệp vàng?
- ·Người khỏi Covid
- ·Hiệp định EVFTA kỳ vọng tạo đột phá xuất khẩu vào EU
- ·TP.HCM mưa lớn từ chiều đến tối, nhiều tuyến đường ngập nặng
- ·Chuyên gia tư vấn: Tiêm vắc xin Covid