【soi kèo genoa】"Đinh Rú
BPO - Tượng đài Phước Long chiến thắng là hình ảnh thân quen với nhiều người. Đây không chỉ là biểu tượng nghệ thuật của điêu khắc,soi kèo genoa mà còn là biểu tượng mang giá trị lịch sử về ngày Phước Long chiến thắng 6-1-1975. Nhưng ít ai biết, tượng đài này đã được Đinh Rú - nhà điêu khắc nổi tiếng tạo dựng từ cách đây hơn 40 năm. Ông đã về với đại ngàn, nhưng ông đã để lại dấu ấn từ một tượng đài chiến thắng!...
Loạt bài viết của tác giả Lê Thảo về câu chuyện này, không chỉ để ghi chép về những con số, hình ảnh quý giá của nhà điêu khắc Đinh Rú gắn với quá trình dựng xây tượng đài Phước Long chiến thắng, mà còn là lời tri ân của lãnh đạo tỉnh Bình Phước, thị xã Phước Long cùng thế hệ trẻ hôm nay dành cho ông và gia đình, nhân kỷ niệm tròn 50 năm ngày Phước Long chiến thắng 6-1-1975.
KỲ 2:
TÌM VỀ KÝ ỨC - CHUYỆN XÂY TƯỢNG ĐÀI CHIẾN THẮNG
Hơn 40 năm tồn tại cùng với bao đổi thay của Phước Long hôm nay - Tượng đài Phước Long chiến thắng đã là một biểu tượng thân quen và tự hào của người dân Phước Long. Đó là những giá trị lịch sử cần lưu giữ cho mai sau...
Và đó còn là câu chuyện về một người chiến sĩ - nhà điêu khắc Đinh Rú cùng câu chuyện xây dựng tượng đài này.
Đinh Rú là ai?
Nhà điêu khắc Đinh Rú (Ảnh do gia đình cung cấp)
Đinh Rú tên thật là Đằng Trên, người dân tộc Chăm. Quê quán của ông ở Ninh Thuận.
Trong giới mỹ thuật, Đinh Rú là cái tên nổi tiếng trong ngành điêu khắc ở Việt Nam. Ông được trao huy chương "Vì sự nghiệp văn học nghệ thuật Việt Nam", huy chương "Vì sự nghiệp mỹ thuật Việt Nam"...
Ảnh gia đình nhà điêu khắc Đinh Rú cung cấp
Tác phẩm điêu khắc đầu tay gắn liền với tên tuổi của Đinh Rú là “Hũ gạo kháng chiến” được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật và được giới mỹ thuật Việt Nam đánh giá cao.
Tác phẩm "Hũ gạo kháng chiến" bằng thạch cao, hoàn thành năm 1968, hiện thuộc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (Ảnh gia đình nhà điêu khắc Đinh Rú cung cấp)
Quá trình sáng tác nghệ thuật của ông cũng đã mang về nhiều giải thưởng cao quý khác như tác phẩm: Che chở, Người đàn bà bất hạnh, Chiều bên suối, Dệt khố, Uống rượu cần, Ông đầu làng, Gia tài của mẹ...
Một số hình ảnh do gia đình nhà điêu khắc Đinh Rú cung cấp
Cuộc đời sáng tác nghệ thuật
Đinh Rú có hơn 70 tác phẩm điêu khắc được các bảo tàng trong nước sưu tập, hơn 100 tác phẩm thuộc sưu tập tư nhân, bảo tàng nước ngoài... đã khẳng định vị thế của Ðinh Rú trong nền mỹ thuật Việt Nam đương đại.
Phần lớn các tác phẩm điêu khắc của Đinh Rú là gỗ (Ảnh do gia đình nhà điêu khắc Đinh Rú cung cấp)
Điều đáng chú ý, những tác phẩm của ông đa phần là chất liệu gỗ. Những tác phẩm chế tác từ đá khá hiếm hoi... Và Tượng đài Phước Long chiến thắng chính là tác phẩm điêu khắc đá đầu tay mà ông rất tâm đắc như chính những người học trò của ông kể lại.
Tròn nửa thế kỷ kể từ ngày Phước Long được giải phóng, thì Tượng đài Phước Long chiến thắng mà Đinh Rú tác tạo đã là dấu ấn hơn 40 năm trước mà ông đã dành tặng cho vùng đất Phước Long - Bình Phước anh hùng...
Tìm về ký ức qua lời kể của những người chiến sĩ năm xưa
Tác giả gặp và trao đổi cùng bà Huỳnh Thị Minh Tuyết - Ảnh: Phú Quý
Bà Huỳnh Thị Minh Tuyết, nguyên Đại đội trưởng Đội Biệt động Bà Rá, nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Phước Long (giai đoạn trước 1992) kể lại những ngày sau giải phóng Phước Long, với cương vị huyện ủy viên - chủ tịch Hội phụ nữ, bà cùng các hội viên đã tích cực tham gia vận động đoàn thể ở huyện Phước Long lúc bấy giờ vừa lo hàn gắn những vết thương chiến tranh, vừa nhanh chóng bắt tay vào xây dựng quê hương Phước Long. Trong đó, có chủ trương của lãnh đạo huyện về việc xây dựng tượng đài ngay từ những năm đầu sau 1975. Nhưng bà không nhớ rõ câu chuyện xây dựng như thế nào và ai là người xây dựng tượng đài này..
Tác giả gặp gỡ và trao đổi cùng ông Trần Đức Thủy - Ảnh: Phú Quý
Ông Trần Đức Thủy, nguyên Phó Bí thư Huyện ủy Phước Long, Chủ tịch UBND huyện Phước Long nhớ lại: "Sau khi giải phóng Phước Long năm 1975, dù còn rất nhiều bộn bề, khó khăn nhưng các đồng chí lãnh đạo huyện lúc đó đã bàn bạc thống nhất nên có một tượng đài chiến thắng để khắc ghi lịch sử và giáo dục truyền thống cho thế hệ sau... Tôi lúc đó là Phó Văn phòng tổng hợp của huyện, ghi chép lại các cuộc họp. Tuy nhiên quá trình xây dựng như thế nào, mốc thời gian xây dựng vào những năm đầu 1980, chính xác thì tôi không nhớ... chỉ nhớ rằng các đồng chí lãnh đạo đã tìm chọn ông Đinh Rú để thực hiện việc này”.
Ông Nguyễn Văn Thỏa, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước
Ông Nguyễn Văn Thỏa, nguyên Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Sông Bé, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước cho biết thêm: "Lúc mà Phước Long triển khai xây dựng tượng đài thì tỉnh cũng còn nghèo và nhiều khó khăn... Anh Đinh Rú thực hiện công trình này cũng không vì chuyện công cán, mà là muốn để lại một dấu ấn lịch sử cho Phước Long. Thực tế cho đến nay, Tượng đài Phước Long chiến thắng đã là một biểu tượng mang nhiều ý nghĩa về lịch sử và văn hóa để giáo dục truyền thống cho các thế hệ”.
***Theo những thông tin từ báo chí đăng tải thì được biết sau thời gian lâm bệnh và điều trị bệnh tại Thành phố Hồ Chí Minh, nhà điêu khắc Đinh Rú đã mất vào năm 2017, hưởng thọ 81 tuổi. |
Ngày mất của Nhà điêu khắc Đinh Rú được nhiều báo chí đăng tải
Tìm về ký ức qua lời kể của người thân và gia đình Đinh Rú
Để có thêm những thông tin về việc xây dựng Tượng đài Phước Long chiến thắng, tôi lại tìm kiếm về người thân, gia đình của nhà điêu khắc Đinh Rú.
Qua nhiều đồng nghiệp, anh em văn nghệ sĩ, hoạ sĩ... may mắn tôi có được thông tin từ một người học trò của Đinh Rú - người được xem là khá thân thiết với gia đình ông. Để từ đây, tôi đã cùng đoàn làm phim BPTV tiếp tục cuộc tìm kiếm.
***Khuất sâu trong một hẻm nhỏ ở quận 9, thành phố Thủ Đức, là căn nhà xưởng mới dọn về còn nhiều ngổn ngang của nhà điêu khắc Nguyễn Mau - người học trò của Đinh Rú và là người có thời gian dài cùng đi làm nghề với Đinh Rú lúc sinh thời.
Tác giả gặp gỡ và trao đổi với nhà điêu khắc Nguyễn Mau tại xưởng điêu khắc tại thành phố Thủ Đức - Ảnh: Phú Quý
Nhà điêu khắc Nguyễn Mau tên thật là Nguyễn Đức Mau, là hội viên Hội Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.
Anh Nguyễn Mau cho biết, không trực tiếp học thầy Đinh Rú khi còn theo học Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng do tên tuổi của ông mà tôi tìm đến và trong một cơ duyên tình cờ khi tham gia chế tác những tác phẩm điêu khắc gỗ, anh đã được Đinh Rú chọn làm trò, chỉ dạy nhiều điều về nghề và cũng là người đã động viên anh tham gia nhiều đợt triển lãm, cuộc thi điêu khắc mang về những giải thưởng cao.
Trong số nhiều hình ảnh và kỷ vật mà gia đình Đinh Rú có trao lại cho nhà điêu khắc Nguyễn Mau lưu giữ, có 2 tấm ảnh quý giá về Tượng đài Phước Long chiến thắng.
Tượng đài Phước Long chiến thắng (Ảnh nhà điêu khắc Nguyễn Mau cung cấp)
...và hình ảnh Nhà điêu khắc Đinh Rú chụp ảnh lưu niệm cùng các cán bộ, lãnh đạo huyện Phước Long tiền nhiệm trước đây.
Nhà điêu khắc Đinh Rú (người thứ 5, từ phải qua) chụp hình lưu niệm tại chân Tượng đài Phước Long chiến thắng năm 1982
Trong bút tích của Đinh Rú để lại ở mặt sau tấm ảnh cũng có ghi chép: "Tượng đầu tay của nhà điêu khắc Đinh Rú ở phía Nam - năm 1982...".
Điều này cho thấy, Tượng đài Phước Long chiến thắng đã được nhà điêu khắc Đinh Rú thi công thực hiện trước đó và đến năm 1982 thì tượng đài được dựng đặt tại địa điểm như hiện nay.
Tuy vậy, theo nhà điêu khắc Nguyễn Mau kể, Tượng đài Phước Long chiến thắng được chính thức đưa vào sử dụng vào năm 1985.
So với những ghi chép mà tôi thu thập được từ dữ liệu lưu giữ của thị xã Phước Long thì điều này có điểm trùng khớp với mốc thời gian vào năm 1985. Qua 50 năm kể từ ngày Phước Long chiến thắng - ngày 6-1-1975, thì tượng đài do nhà điêu khắc Đinh Rú thiết kế và xây dựng cũng đã được hình thành và tồn tại hơn 40 năm.
Anh Nguyễn Mau còn cho biết, khi nhà điêu khắc Đinh Rú phác thảo tượng đài này, thì “thầy Rú” đã kể cho anh nghe nhiều về khó khăn trong thi công như: đá phải mua từ nơi khác để chuyển về và cũng không đủ phương tiện, kỹ thuật hiện đại để thi công, nên mất rất nhiều thời gian để thực hiện việc chạm khắc đường nét, hình thế các nhân vật cho đến việc lắp đặt các khối đá để dựng tượng và tính toán sao cho phù hợp với không gian, địa điểm dự kiến sẽ đặt tượng...
Anh không tham gia thi công cùng “thầy Rú”. Nhưng sau khi tượng đài hoàn thành và đưa vào sử dụng, anh đã có dịp cùng thầy về Phước Long và giúp ông thực hiện phiên bản thu nhỏ cho tác phẩm để đưa vào lưu giữ ở Bảo tàng miền Đông Nam bộ.
Qua lời kể của nhà điêu khắc Nguyễn Mau, tôi cũng có thêm thông tin về gia đình của Đinh Rú và số điện thoại của người con gái đầu Đinh Y Vy của ông để tìm đến.
Tác giả và cô Đinh Y Vy (người con đầu của nhà điêu khắc Đinh Rú) tại nhà riêng ở quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh - Ảnh: Gia Khánh
Cô Vy cho biết: “Những ngày cuối đời, gia đình dọn về ở tại Nhà Bè. Ba bệnh nên không còn làm nghề nữa. Nhiều tác phẩm ba đã tặng hết cho các bảo tàng. Nhiều hình ảnh, sách vở, dụng cụ làm nghề ba cũng tặng cho các học trò thân thiết... Ba mất tại Bệnh viện 115...”.
Đinh Rú mất vào năm 2017. Người bạn đời của ông là bà Nguyễn Thị Quyên cũng mất sau đó ít lâu. Mấy người con của ông cũng ở mỗi nơi và không ai theo nghề của ba. Nhiều tác phẩm, kỷ vật của ông được gia đình trao tặng lại cho những người học trò của ông, những người con trong gia đình mỗi người giữ một ít...
Ảnh do gia đình nhà điêu khắc Đinh Rú cung cấp
Rất may mắn, trong số nhiều hình ảnh mà những người con của Đinh Rú lưu giữ, tôi đã tìm được tấm ảnh trên.
Tấm ảnh hoen mờ và không đề bút gì về địa điểm, thời gian nhưng dễ nhận ra nhà điêu khắc Đinh Rú đứng trước khối đá có các nhân vật của Tượng đài Phước Long chiến thắng trong một gian nhà nào đó. Có thể đây là thời điểm mà ông đang chạm khắc, tác tạo ra tượng đài.
Cô Vy cho biết, cô cũng từng biết đến tượng đài này và Phước Long trước đây.
“Lúc còn rất nhỏ, tôi đã từng được ba dẫn lên huyện Phước Long, nơi có một ngọn núi to. Tôi không nhớ rõ năm nào, nhưng hôm đó tại Tượng đài Phước Long chiến thắng có làm lễ và có cả pháo hoa... Giờ ba mẹ mất hết rồi!... Tôi không nghĩ đến bây giờ các vị lãnh đạo của Phước Long và tỉnh Bình Phước nhớ đến và nhắc lại câu chuyện này” - cô Vy xúc động tâm sự.
Đó là tình người chiến sĩ Đinh Rú
Ít ai biết về câu chuyện nhà điêu khắc Đinh Rú chính là người tạo nên Tượng đài Phước Long chiến thắng, dù hình ảnh này rất quen thuộc với biết bao người.
Cũng ít ai biết, Đinh Rú từng là một chiến sĩ.
Mồ côi từ nhỏ, ông từng sống lưu lạc nhiều nơi, trước khi làm giao liên và tham gia bộ đội (ở Trung đoàn 120 Tây Nguyên).
Những kỷ vật về thời gian Đinh Rú tham gia cách mạng, được gia đình ông lưu giữ (Ảnh do gia đình nhà điêu khắc cung cấp)
Năm 1954, ông tập kết ra Bắc, đóng quân ở tỉnh Nghệ An.
Cơ duyên, ông gặp Anh hùng Núp. Anh hùng Núp đã nhận ông làm con nuôi và đặt tên là Đinh Rú.
“Đinh là họ của ông già Núp, còn Rú ở Nghệ An có nghĩa là rừng" - có lần nhà điêu khắc Đinh Rú đã giải thích với giới báo chí như vậy.
Lúc sinh thời, khi nói về nghề điêu khắc với giới báo chí, Đinh Rú hay nói "đó là cái duyên trời cho".
Cái duyên điêu khắc của ông thì “Nó sần sùi, mộc mạc và rất đời thường" - ông tự nhận như vậy.
Nhà điêu khắc Nguyễn Mau khi nhắc về ông đã nói vui: "Ai chưa biết về ông Đinh Rú, thì nhìn chán lắm... Nhưng khi nhìn tác phẩm của ổng thì nhiều người lại mê, vì nó không giống ai".
Thời còn là giảng viên Đại học Mỹ thuật, Đinh Rú cũng đã khẳng định cái "riêng có" của ông trong tác phẩm, "nên dẫu có trưng bày ở đâu cũng không dễ lẫn lộn”. Ông từng dạy học trò, đừng bao giờ đi tìm cái gì cho là mới, mà mình phải “tự tìm mình”, không có cái “mình”, cái "tôi" trong nghệ thuật thì không làm nên trò trống gì cả!
Đó chính là “cái tôi”, cái "riêng có" của Đinh Rú khi ông sáng tác các tác phẩm điêu khắc. Để mỗi tác phẩm của ông đều mang được cái "hồn" riêng biệt.
Và có lẽ cũng từ "cái tôi" đó, cùng với chất nghệ sĩ "trong con người của một chiến sĩ" đã khiến ông chạm khắc nên một tác phẩm điêu khắc trên đá đầy tính biểu tượng và có hồn.
Nói cách khác, có lẽ khí chất của một người chiến sĩ năm nào đã tạo cảm xúc cho ông và có lẽ cái "tình chiến sĩ" ẩn chứa trong ông đã tạo nên cái "hồn" cho một tượng đài chiến thắng!
Nhà điêu khắc Đinh Rú và Tượng đài Phước Long chiến thắng
Thay lời tri ân...
Ekip BPTV thực hiện phim tại xưởng điêu khắc của nhà điêu khắc Nguyễn Mau (người thứ 4, bên trái qua)
Câu chuyện tìm về ký ức người xây Tượng đài Phước Long chiến thắng của tôi và các đồng nghiệp BPTV là một chuyến đi ngược dòng thời gian để có thêm những thông tin quý giá; để hiểu hơn về một chiến sĩ, một nhà điêu khắc tài hoa của Việt Nam đã làm nên một tượng đài chiến thắng mang dấu ấn lịch sử hơn 40 năm qua.
Đây như là ý nguyện để thế hệ hôm nay tỏ lòng tri ân đến cố nhà điêu khắc Đinh Rú và gia đình ông.
Tác giả và lãnh đạo UBND thị xã Phước Long tri ân và tưởng niệm cố nhà điêu khắc Đinh Rú - Ảnh: Văn Đoàn
Cô Đinh Y Vy, người con đầu của nhà điêu khắc Đinh Rú đón nhận bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước truy tặng - Ảnh: Văn Đoàn
Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước truy tặng nhà điêu khắc Đinh Rú
Giờ đây, chúng ta có thể hiểu hơn về một tượng đài chiến thắng mà người dựng xây đã có cả một "hành trình" vượt qua nhiều khó khăn lúc bấy giờ để hoàn thiện. Đó không chỉ là mồ hôi, sức lực và thời gian, mà đó còn là niềm đam mê sáng tạo và tài năng của một người nghệ sĩ. Đó là cái "thô ráp" trong chan chứa "cái tình" của một người chiến sĩ, là những điều "riêng có" của Đinh Rú trong từng nét chạm, khắc lên Tượng đài Phước Long chiến thắng.
Tượng đài Phước Long chiến thắng đã là nơi kết nối giữa quá khứ và hiện tại, là biểu tượng của khát vọng hòa bình và tự do mãi mãi về sau.
...Và còn đó lời ước nguyện
Tác giả thắp hương tưởng niệm nhà điêu khắc Đinh Rú - Ảnh: Gia Khánh
Trong ánh mắt đượm buồn xen lẫn niềm tự hào về ba mình, cô Đinh Y Vy đã bày tỏ lòng biết ơn đến lãnh đạo tỉnh Bình Phước, thị xã Phước Long và nhiều người vẫn còn nhớ đến ba mình, yêu quý và gìn giữ dấu ấn của ba mình - Tượng đài Phước Long chiến thắng.
Nhà điêu khắc Nguyễn Mau chia sẻ với tác giả về ước nguyện của thầy Đinh Rú - Ảnh: Phú Quý
Nhà điêu khắc Nguyễn Mau chia sẻ: "Thầy Rú mất, người vợ của ông cũng mất ngay sau đó... Mỗi lần giỗ hay mỗi dịp xuân về, tết đến, chúng tôi thường cùng nhau tưởng niệm một người thầy...
Ông sáng tác chuyên về gỗ, nhưng Tượng đài Phước Long chiến thắng là tác phẩm điêu khắc đá đầu tay mà ông rất tâm đắc... Tác phẩm này cùng nhiều tác phẩm đoạt giải khác, ông muốn làm được một tập vựng để đưa vào lưu giữ cho thế hệ sau. Những ngày cuối đời, Đinh Rú có ước nguyện đó".
Nguyễn Mau trầm ngâm: "Ước nguyện của thầy Rú chưa thành, nên tôi cũng tâm tư. Nếu qua câu chuyện này mà được Phước Long, Bình Phước hay đâu đó hỗ trợ để thiết kế và in ấn ra tập vựng này, thì Nguyễn Mau xin dành tâm sức của mình để thực hiện như di nguyện của ông".
“Mỹ thuật là sự sống lại của những gì đã qua đi” (Leonardo da Vinci).
Bình Phước 1-2025
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Yahoo xác nhận hơn 1 tỉ tài khoản đã bị đánh cắp năm 2013
- ·Hơn 35 triệu đồng đến với Hồ Trọng Tín
- ·Mẹ bỏ, cha đi biền biệt, cậu bé ung thư bơ vơ
- ·Không đăng kí, phân vân chuyện con mang họ mẹ hay bố?
- ·Nhận định, soi kèo Marseille vs Le Havre, 2h45 ngày 6/1: Thắng dễ
- ·Con mắc bệnh cha mắc nợ chồng chất
- ·Hơi ấm đầu xuân
- ·Người mẹ nghèo 4 năm không có 40 triệu đồng mổ tim
- ·Nhà bác học Isaac Newton chơi thua cổ phiếu thế nào?
- ·Éo le cảnh mẹ đang nằm viện, con lại mổ cấp cứu
- ·Hãng công nghệ Nga ra mắt smartphone chống nghe trộm
- ·Chồng thoái hóa khớp, vợ ung thư, cầu cứu để con được đi học
- ·Cắt đứt quan hệ, người tình dọa tung ảnh nóng
- ·Kết chuyển quỹ bạn đọc ủng hộ trong tháng 7/2015 (Lần 3)
- ·Người trẻ Việt xài điện thoại 15 giờ mỗi tuần
- ·Biệt phái lên phòng GD
- ·Phép năm tính theo mốc ngày 15 hàng tháng đúng hay sai?
- ·Chế độ bảo hiểm khi đi bệnh viện trái tuyến
- ·Cần hiểu đúng, phản ánh đúng và công bằng về nhiệt điện than
- ·Tình cảnh xót xa của cậu bé bướu nguyên bào thần kinh