【bongdawap.】Khẩn cấp kiểm soát chất lượng thủy sản xuất khẩu
38 thị trường trả về
Số liệu của Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) cho hay,ẩncấpkiểmsoátchấtlượngthủysảnxuấtkhẩbongdawap. 9 tháng của năm 2015, Việt Nam có tới 542 lô hàng thủy sản của 110 công ty xuất khẩu (XK) bị 38 nước trả về.
Khẩn cấp kiểm soát chất lượng thủy sản xuất khẩu để không để các thị trường áp dụng biện pháp kiểm soát chặt 100% lô hàng
Trung bình mỗi doanh nghiệp Việt có 5 lô hàng không đảm bảo chất lượng bị từ chối nhập khẩu.
Nếu xét theo thị trường, Mỹ là nước cảnh báo nhiều nhất với 95 lô bị cảnh báo trong khi cả năm ngoái tổng số là 66 lô. Đặc biệt, số lượng lô hàng bị cảnh báo vi phạm chỉ tiêu hóa chất, kháng sinh ở Mỹ là 35 lô, tăng gần 6 lần so với cả năm 2014.
Tại thị trường Nhật Bản, số lô hàng thủy sản Việt Nam bị cảnh báo từ đầu năm đến hết tháng 9 là 27 lô (cả năm ngoái là 21 lô), cao hơn so với Thái Lan (12 lô) và Trung Quốc (12 lô).
Cục Quản lý Chất lượng Nông, Lâm sản và Thủy sản (Bộ NN&PTNT) khẳng định mức độ ATTP của thủy sản Việt Nam chưa được cải thiện, thậm chí tỷ lệ vi phạm dư lượng hóa chất, kháng sinh của thủy sản Việt Nam đang có chiều hướng gia tăng. Do đó, có thể dẫn tới việc bị áp dụng các biện pháp kiểm soát bất lợi đối với thủy sản Việt Nam.
Nguyên nhân khiến số lô hàng bị trả về tăng vọt từ đầu năm đến nay, theo Cục Quản lý Chất lượng Nông, Lâm sản và Thủy sản, một trong những nguyên nhân chính của việc thủy sản Việt Nam còn bị cảnh báo nhiều về dư lượng hóa chất, kháng sinh chủ yếu xuất phát từ khâu nuôi.
Đánh giá tình hình, ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng Nông, Lâm sản và Thủy sản cho hay, trước thông tin việc cảnh báo của các thị trường cần phải hết sức bình tĩnh. “Thực sự trong 9 tháng đầu năm 2015, có gia tăng việc cảnh báo của một số thị trường nhưng một số thị trường cũng giảm cảnh báo. Tựu chung, 9 tháng đầu năm, sự cải thiện chất lượng thủy sản xuất khẩu chưa rõ nét, các thị trường cảnh báo nếu không có biện pháp quyết liệt sẽ phải chịu hậu quả”, ông Nguyễn Như Tiệp nói.
Theo ông Nguyễn Như Tiệp, hậu quả nếu các doanh nghiệp không cải thiện được chất lượng các sản phẩm thủy sản xuất khẩu sẽ là các thị trường sẽ áp dụng biện pháp tăng cường kiểm tra. Trong trường hợp tần suất kiểm tra 100% lô hàng thì rủi ro càng nhiều hơn. Hậu quả xấu nhất là có thể dẫn đến một số thị trường đình chỉ xuất khẩu. Tuy nhiên, ông Tiệp cũng chia sẻ, đây không phải là lần đầu tiên bị cảnh báo, ở những lần trước các doanh nghiệp đã chấn chỉnh, cải thiện kịp thời để không bị áp dụng các biện pháp chặt chẽ.
Cần biện pháp khẩn cấp
Về các giải pháp, theo các cơ quan chức năng, tình hình là tương đối nguy cấp và cần có biện pháp tổng hợp khẩn cấp để giảm thiểu tồn dư hóa chất trong thủy sản. Ông Nguyễn Như Tiệp cho rằng, các biện pháp khẩn cấp này vừa để phục vụ đợt cao điểm an toàn thực phẩm nông sản mà Bộ NN&PTNT đang triển khai vừa giảm thiểu cảnh báo ở các thị trường xuất khẩu, tránh trường hợp bị các thị trường cảnh báo chặt hơn. “Chúng tôi sẽ áp dụng mạnh mẽ các biện pháp để tránh trường hợp xấu nhất”, ông Tiệp khẳng định.
Trước tình hình đáng báo động trên, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám cảnh báo, việc lạm dụng hóa chất, kháng sinh trong thủy sản nếu không khắc phục tốt sẽ có nguy cơ mất thị trường và ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu thủy sản Việt Nam. “Giải pháp cấp bách từ nay đến cuối năm là xây dựng và triển khai một chương trình đặc thù, kiểm soát sự lạm dụng hóa chất, kháng sinh trong thủy sản, tập trung vào sản phẩm tôm nước lợ, cá tra”, Thứ trưởng Vũ Văn Tám nói.
Theo đó, Thứ trưởng Vũ Văn Tám chỉ đạo Cục Quản lý Chất lượng Nông, Lâm sản và Thủy sản, Cục Thú y nghiên cứu, đưa ra những chế tài xử lý, như xem xét công khai các doanh nghiệp, kể cả các đơn vị kinh doanh vật tư cố tình vi phạm; xử lý nghiêm các đường dây buôn lậu hóa chất, kháng sinh cấm.
Hiện, sản phẩm thủy sản Việt Nam đang có mặt tại 120 nước trên thế giới, kể cả các thị trường có yêu cầu rất chặt chẽ. Điều này chứng tỏ chất lượng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam rất tốt. Tuy nhiên, với việc cảnh báo lần này các doanh nghiệp cần có các giải pháp khẩn cấp quyết liệt và triệt để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm trên thủy sản trên thị trường thế giới.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Galaxy Note 7 lộ thêm những hình ảnh mới
- ·Siết thuế với cá nhân làm nội dung mạng và tài xế chạy xe công nghệ
- ·Giao hữu bóng đá ngành văn hoá tỉnh Bình Dương và tỉnh Champasak (Lào)
- ·Tập đoàn Sơn Hải cam kết bảo hành 10 năm các gói thầu đường cao tốc
- ·Soi kèo góc Panetolikos vs Olympiacos, 22h59 ngày 6/1
- ·Đầu tư ra nước ngoài: Con đường còn chông gai
- ·Nghị định về định danh và xác thực điện tử chính thức có hiệu lực thi hành
- ·Cần Thơ đầu tư hơn 245 tỷ đồng nâng cấp, cải tạo các cơ sở y tế
- ·Chuẩn bị tổ chức tốt đại hội đảng bộ các cấp
- ·Tăng đầu tư cho vận tải liên vận quốc tế đường sắt
- ·Microsoft ra laptop đầu tiên, cập nhật nhiều thiết bị Windows 10
- ·Đầu tư tiền ảo nhận rủi ro thật
- ·Đề xuất “phanh” Dự án Tổ hợp sân golf, du lịch nghỉ dưỡng Đạ Sar
- ·Vinh danh các thương vụ và đơn vị tư vấn M&A tiêu biểu năm 2021
- ·Cục Thuế Cao Bằng thu hồi được hơn 600 tỷ đồng tiền nợ thuế trong năm 2024
- ·Ra quyết định cưỡng chế thuế Thuduc House đến các ngân hàng
- ·Việt Nam kiện thép nhập khẩu 9 vụ, nước ngoài kiện thép Việt gấp 7 lần
- ·Cần 413.000 tỷ đồng để phát triển đường bộ cao tốc kết nối Vùng Đông Nam Bộ
- ·Xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ 2025: Triển vọng tích cực
- ·Lương hưu sẽ có thay đổi gì từ ngày 1/1/2021?