【nhan dinh keo anh】Cần lắm các hoạt động tư vấn
Tư vấn học đường là hoạt động rất cần thiết trong nhà trường, bởi đối với các em học sinh, nhất là ở lứa tuổi thanh - thiếu niên, diễn biến tâm lý thường khá phức tạp và khó lường, suy nghĩ và hành động chưa thật chính chắn, còn nông nổi, bồng bột. Trong khi đó, các em phải ứng xử với nhiều mối quan hệ từ những vướng mắc trong học tập, trong quan hệ bạn bè, thầy cô đến những vấn đề phức tạp ngoài xã hội. Các em sẽ làm gì khi gặp khó khăn? Hỏi cha mẹ, thầy cô hay chia sẻ với bạn bè?
Tư vấn học đường là hoạt động rất cần thiết trong nhà trường, bởi đối với các em học sinh, nhất là ở lứa tuổi thanh - thiếu niên, diễn biến tâm lý thường khá phức tạp và khó lường, suy nghĩ và hành động chưa thật chính chắn, còn nông nổi, bồng bột. Trong khi đó, các em phải ứng xử với nhiều mối quan hệ từ những vướng mắc trong học tập, trong quan hệ bạn bè, thầy cô đến những vấn đề phức tạp ngoài xã hội. Các em sẽ làm gì khi gặp khó khăn? Hỏi cha mẹ, thầy cô hay chia sẻ với bạn bè?
Tuyết Kha, học sinh lớp 8A, Trường THCS Biển Bạch Ðông, huyện Thới Bình, cho biết: “Em chủ yếu là chia sẻ với bạn về những khó khăn trong học tập, quan hệ bạn bè. Vì có nhiều vấn đề rất ngại khi hỏi cha mẹ hoặc thầy cô”. Em Nguyễn Thanh Thoảng, lớp 11C2, Trường THPT Thới Bình, chia sẻ: “Nhiều lần em tìm đến các tổng đài dịch vụ tư vấn, nhưng không phải vấn đề nào cũng được tư vấn viên lý giải thoả đáng, hơn nữa lại tốn kém. Về việc hỏi bạn, vì cùng lứa tuổi, kinh nghiệm, kiến thức còn hạn chế rất khó để tìm lời khuyên sáng suốt. Do vậy, em thường tự tìm hiểu và làm theo suy nghĩ của mình”.
Học sinh Trường THPT Thới Bình tham gia tư vấn nghề nghiệp. |
Thiếu kinh nghiệm, suy nghĩ chưa chính chắn lại không có người chia sẻ, khuyên bảo, tư vấn nên nhiều em đã có những việc làm, hành động tiêu cực, từ tranh cãi với bạn bè đến đánh nhau, thậm chí đánh cả thầy, cô; nhiều trường hợp chỉ vì một khúc mắc nhỏ nhưng không biết hướng giải quyết, bế tắc dẫn đến hành vi tiêu cực…
Phó Trưởng Phòng Giáo dục huyện Thới Bình Nguyễn Văn Thành cho biết: “Tư vấn học đường là hoạt động rất cần thiết để giúp học sinh chia sẻ những bức xúc, tháo gỡ những khó khăn, các vấn đề tâm sinh lý, giới tính, những vướng mắc trong học tập, quan hệ bạn bè, ứng xử với thầy cô và nhiều chuyện khác trong cuộc sống”. Tuy nhiên, theo ông Thành, hiện nay hoạt động tư vấn trong nhà trường còn gặp rất nhiều khó khăn. Không phải mọi thắc mắc của học sinh giáo viên đều có thể chia sẻ, giải đáp, tư vấn được cho các em mà đòi hỏi người làm công tác này phải được đào tạo bài bản, có trải nghiệm, có chuyên môn trên các lĩnh vực tâm lý, pháp luật, sư phạm… trong khi đó hiện nay chưa trường nào có được giáo viên chuyên trách mảng này. Hơn nữa, bộ phận tư vấn học đường lại không có chỉ tiêu trong biên chế nên các hoạt động tư vấn học đường hiện nay ở các trường mới chỉ dừng lại ở việc tư vấn về nghề nghiệp cho học sinh.
Nhiều trường học thành lập được ban tư vấn học đường, hoạt động xen kẽ vào những giờ sinh hoạt dưới cờ, ngoại khoá hay những buổi học ngoài giờ lên lớp. Cô Lê Minh Huệ, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Thới Bình, cho biết: “Trước đây, nhà trường đã thành lập ban tư vấn học đường tiếp nhận, trả lời, tháo gỡ những khó khăn, khúc mắc của học sinh. Song, hoạt động này chưa mang lại hiệu quả cao do tư vấn viên đều là những giáo viên kiêm nhiệm, chưa hề được tham gia các lớp đào tạo bài bản, thiếu chuyên môn trên lĩnh vực tư vấn, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế nên hoạt động này duy trì không được lâu”.
Ông Nguyễn Văn Thành cho biết thêm, trước mắt, các trường nên thành lập các tổ tư vấn và phổ biến rộng rãi nội dung, hình thức hoạt động đến tất cả học sinh. Bên cạnh tư vấn viên là những giáo viên có kinh nghiệm, tổ tư vấn cần có mạng lưới cộng tác viên là những giáo viên bộ môn, cán bộ phụ trách Ðoàn, Ðội, cán bộ lớp để nắm bắt tình hình; từ đó chủ động tư vấn cho học sinh thông qua các buổi nói chuyện trước cờ, buổi ngoại khoá và tư vấn riêng cho học sinh. Giáo viên tư vấn phải thân thiện, khéo léo gợi mở để học sinh “trải lòng” và phải tuyệt đối giữ bí mật thông tin mà học sinh tiết lộ, để học sinh tin tưởng và coi đó chính là nơi để trò chuyện, tâm sự và được thấu hiểu mỗi khi gặp những vướng mắc trong cuộc sống, học tập… Song, về lâu dài, ngành giáo dục cần phải có kế hoạch đào tạo giáo viên đủ chuẩn để phục vụ tốt cho hoạt động tư vấn học đường./.
Bài và ảnh: Mạnh Thắng
(责任编辑:Thể thao)
- ·Cái bẫy giăng sẵn của chiêu 'việc nhẹ lương cao' ở nước ngoài
- ·Những dấu hiệu, cách sơ cứu ngộ độc thực phẩm
- ·Bài 4: Chuyên gia năng lượng Nguyễn Thành Sơn: Nhà nước chỉ nên độc quyền khâu truyền tải điện
- ·Cha bàng hoàng biết tin mắc ung thư dạ dày sau khi các con đều qua đời vì bệnh
- ·Infographics: Năm 2024, bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 6.391 nghìn tỷ đồng
- ·Thị trường ô tô sôi động trước tháng Ngâu
- ·Hút gần 3 lít máu cấp cứu người đàn ông bị đâm thấu ngực
- ·Q&A: 3 loại bệnh ung thư đe dọa phụ nữ và cách sàng lọc không tốn kém
- ·Microsoft ra laptop đầu tiên, cập nhật nhiều thiết bị Windows 10
- ·Bộ Y tế yêu cầu thu hồi, tiêu hủy ngay kem Diệp Bảo bị Mỹ thông báo thu hồi
- ·Nhận định, soi kèo U19 PVF Việt Nam vs U19 Công An Hà Nội, 14h30 ngày 7/1: Không có bất ngờ
- ·Nam sinh Hà Nội bị kéo của bạn đâm thủng hộp sọ ở buổi học cuối năm
- ·Bộ Y tế: Biến thể phụ XBB xuất hiện ở 70 nước, nguy cơ ca mắc tăng tại Việt Nam
- ·Người đàn ông Hà Nội bán tiết canh bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn
- ·Bắt giam tài xế xe tải gây tai nạn khiến nữ du khách tử vong
- ·Phụ nữ rậm lông phải xử lý như thế nào?
- ·Bộ Công Thương đề nghị tăng kiểm tra xuất xứ, kinh doanh gỗ dán
- ·Giấc ngủ và hạnh phúc có mối quan hệ như thế nào?
- ·Ngày 5/1: Giá thép trong nước ổn định, sàn giao dịch giảm
- ·Quảng Ngãi và giấc mơ Sentosa mới của Việt Nam