【kết quả trận bóng】3 nghệ sĩ có nhiều học trò nổi tiếng sắp được phong tặng NSND là ai?
NSƯT Bùi Công Duy - tài năng hiếm có của âm nhạc Việt Nam
Bùi Công Duy từng là tài năng trẻ của âm nhạc Việt Nam với nhiều giải thưởng quốc tế lớn, trong đó có giải Nhất - Huy chương Vàng tại cuộc thi Âm nhạc quốc tế mang tên Tchaikovksy cho các nghệ sĩ trẻ năm 1997.
Tốt nghiệp nghiên cứu sinh Nhạc viện Tchaikovsky (Nga), Bùi Công Duy là người nước ngoài đầu tiên chiếm một vị trí trong dàn nhạc dây Virtouse Moscow danh tiếng trên thế giới.
Anh cùng vợ là nghệ sĩ piano Trinh Hương (con gái nhạc sĩ Phú Quang) về nước làm việc khi sự nghiệp ở nước ngoài của cả hai rộng mở. Hai vợ chồng cùng giảng dạy tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam và biểu diễn các chương trình hòa nhạc lớn.
Bùi Công Duy hiện có học vị tương đương Tiến sĩ, giữ chức vụ Phó giám đốc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam từ năm 2017. Anh là Phó giám đốc trẻ nhất trong lịch sử gần 70 năm của ngôi trường này.
Tháng 4/2023, Bùi Công Duy được phong Giáo sư danh dự Đại học Nghệ thuật quốc gia Kazakhstan. Nền âm nhạc Kazakhstan được thừa hưởng tinh hoa của âm nhạc Xô Viết nên có trình độ rất cao và đặc sắc. Đây là một vinh dự rất lớn với Bùi Công Duy và cả Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.
Nói như PGS.TS Lê Anh Tuấn - Giám đốc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam: "Những trường hợp như Bùi Công Duy khá hiếm hoi ở Việt Nam".
NSƯT Bùi Công Duy đào tạo rất nhiều học trò giành giải cao trong các cuộc thi như Hoàng Hồ Khánh Vân, Nguyễn Nguyên Lê. Đặc biệt, Trần Lê Quang Tiến - học trò của anh đã xuất sắc lọt vào vòng bán kết 15 thí sinh, xếp ở vị trí thứ 8 và đoạt Diploma Special Prize - Giải đặc biệt dành cho người biểu diễn tác phẩm thể loại hiện đại tốt nhất của Cuộc thi Tchaikovsky tại thủ đô Astana - Kazakhstan năm 2017.
NSƯT Đức Long - người thầy của loạt học trò nổi tiếng
NSƯT Đức Long sinh năm 1960 tại Quảng Ninh. Anh trải qua thời thơ ấu cơ cực, mồ côi cả cha lẫn mẹ từ năm lên 8 tuổi. Cuộc sống vất vả, từng phải làm đủ nghề để kiếm sống như đóng gạch thuê, kéo xe bò, bốc vác...
Đức Long đến với âm nhạc từ phong trào văn nghệ quần chúng khi làm công nhân xí nghiệp than Hòn Gai. Công việc của anh là quanh năm đi biểu diễn phục vụ, khích lệ tinh thần công nhân vùng mỏ.
Năm 1982, anh quyết định lên Hà Nội, công tác tại Đoàn Ca múa nhạc Phòng không Không quân, đồng thời theo học ở Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Thời gian này, anh vừa học vừa tham gia những chuyến lưu diễn phục vụ nhân dân, bộ đội từ Vị Xuyên đến miền Trung - Tây Nguyên...
Sau đó, Đức Long đầu quân cho Đoàn ca múa Tổng cục Chính trị, Bộ Quốc phòng và cuối cùng dừng chân ở Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam.
Năm 1995, trong Cuộc thi hát Opera Thính phòng toàn quốc - lần thứ nhất, nghệ sĩ Đức Long đoạt Giải thưởng “Người hát ca khúc Việt Nam hay nhất” với tác phẩm Trường ca sông Lô. Năm 1999, anh tiếp tục giành Huy chương Vàng Hội diễn Ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc ở dòng nhạc dân gian.
Bên cạnh việc biểu diễn, anh còn giảng dạy thanh nhạc tại nhiều trường đại học, cao đẳng trên địa bàn Thủ đô như: Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, Đại học Văn hóa nghệ thuật Quân đội, Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương, Trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội...
Tâm huyết, luôn thể hiện trách nhiệm với sự nghiệp “trồng người”, anh góp phần đào tạo nhiều thế hệ ca sĩ như: Tùng Dương, Minh Thu, Ánh Tuyết...
NSƯT Đức Long - Cô đơn (Nguyễn Ánh 9)
Đại tá, NSƯT Hà Thuỷ - người đứng sau thành công của những giọng ca hàng đầu Vpop
NSƯT Hà Thủy sinh ra tại thị xã Lào Cai. Đến năm 17 tuổi, chị được tuyển chọn vào Đoàn ca múa Quân đội. Cùng thời điểm đó, Hà Thủy nhận giấy báo trúng tuyển Đại học Sư phạm Hà Nội. Tuy nhiên, với niềm đam mê âm nhạc, chị quyết định bắt đầu sự nghiệp ca hát.
Khi tham gia Đoàn ca múa Quân đội, Hà Thủy rất cố gắng học tập. Chị lại thi đỗ trường Trung cấp Nghệ thuật Quân đội và luôn đạt điểm giỏi tất cả các môn. Sau khi tốt nghiệp, chị thi vào hệ Đại học của Nhạc viện Hà Nội và được cử đi học hệ chính quy chuyên ngành Thanh nhạc.
Năm 1982, chị giành giải Nhì cuộc thi đơn ca chuyên nghiệp do Bộ VHTT tổ chức với Khúc hát người mẹ. Đến năm 1983, Hà Thủy giành Huy chương Vàng cuộc thi ca múa nhạc nhẹ tại Hải Phòng. Năm 1985, 1987, nữ ca sĩ đoạt Huy chương Bạc đơn ca toàn quân. Năm 1987 cũng là năm Hà Thủy tốt nghiệp Đại học loại giỏi.
Với tâm huyết của một nhà giáo, chị dìu dắt bao thế hệ học sinh để lại dấu ấn trên thị trường âm nhạc Việt Nam. NSƯT Hà Thuỷ đã góp phần đào tạo những thế hệ học trò tài năng và nổi tiếng như Hồ Quỳnh Hương, Thái Thùy Linh, Phương Anh, Ngọc Anh, Ngọc Khuê, Khánh Ly, Minh Chuyên, Văn Mai Hương, Hoàng Quyên, Hương Tràm…
3 nam diễn viên nổi tiếng sắp được phong tặng NSND là ai?NSƯT Quốc Khánh, Đức Trung và Trần Lực là 3 nghệ sĩ có tên trong danh sách trao tặng NSND lần thứ 10.(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Trong trại giam, Mr Pips Phó Đức Nam có thấu?
- ·3 KCN lấp đầy hơn 90% diện tích
- ·Sẽ xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực kho bạc
- ·Đối thoại hải quan và doanh nghiệp
- ·Cơ hội quan sát mưa sao băng Quadrantids tại Việt Nam
- ·Có một hội bạn học như thế!
- ·Các dự án FDI sử dụng 50 ha trở lên sẽ được kiểm tra
- ·Chuẩn bị nhân sự cho Đại hội Đảng các cấp: Đúng chuẩn, đúng quy hoạch, cơ cấu
- ·TP.HCM sẽ xử lý dứt điểm vụ bức tường giữa 2 khu dân cư cao cấp
- ·Giá vàng thị trường châu Á giảm phiên thứ 8 liên tục
- ·Chubb Life Việt Nam được vinh danh tại chương trình ‘Mùa xuân cho em’ lần thứ 18
- ·Công ty TNHH Mỹ Lệ vay 3 tỷ đồng từ quỹ phát triển khoa học
- ·Tiến độ xây dựng nông thôn giai đoạn 2010
- ·Ngành điều đối mặt với nhiều khó khăn
- ·Tri Tôn bừng sáng với sắc màu marathon 2025
- ·Hợp tác xã thương mại dịch vụ chợ đầu tiên ở Ðồng Tháp
- ·UBND tỉnh làm việc với Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam
- ·Người dân Tân Thành khổ vì dự án “treo”
- ·Bphone bản mạ vàng giá 20,2 triệu đồng được giao hàng trong tuần tới
- ·Đối tượng chịu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp