【bóng đá pháp đêm nay】Thị trường chứng khoán tháng 8: Lạc quan trong thận trọng
Nhận định về thị trường, ông Nguyễn Đức Hùng Linh, Giám đốc Bộ phận Phân tích và tư vấn đầu tư khách hàng cá nhân, Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI) cho rằng: “Tháng 8, cũng như trong cả quý III này, TTCK lạc quan trong thận trọng”.
Tháng 7 ấn tượng
Tháng 7 là tháng vượt thử thách với không chỉ TTCK Việt Nam mà còn cả thế giới sau sự kiện Brexit. Kết quả đã khá rõ, chỉ số S&P500 tăng lên đỉnh cao mới, còn VN-Index cũng tăng lên mức cao nhất 8 năm. Trong khi nhóm dầu khí sụt giảm do giá dầu rời khỏi mốc 50 USD/thùng, thì nhóm ngân hàng quay trở lại vị trí dẫn dắt, nổi bật nhất vẫn là VCB. Giá trị mua ròng của nhà đầu tư nước ngoài tại VCB tăng mạnh với 207 tỷ đồng, trở thành tháng có giá trị mua ròng lớn nhất từ đầu năm đến nay.
Cũng trong tháng 7, nhân tố đặc biệt quan trọng khác chính là VNM với quyết định nới room lên 100%. Sau khi được nới room, không chỉ khối ngoại được mua ngay VNM mà thị trường đang đánh giá cao khả năng VNM được vào các ETF với tổng giá trị mua lên tới hơn 10 triệu cổ phiếu.
Cùng với đó, mùa công bố kết quả kinh doanh cũng đem lại nhiều hỗ trợ như trường hợp của HPG với lợi nhuận quý II tăng vọt đã giúp giá HPG vượt được qua ngưỡng 43.000 đồng sau 2 lần thất bại và xác lập đỉnh cao mới. Hay như VHC với lợi thế gần như độc quyền xuất khẩu cá tra sang Mỹ cũng có tăng trưởng lợi nhuận lên tới 67% so với nửa đầu năm 2015…
Ngoài ra, thống kê từ SSI cho thấy, khối ngoại đã quay trở lại thực sự ấn tượng trong tháng 7 với giá trị mua ròng 1.200 tỷ đồng. Đây là tháng có giá trị mua ròng cao nhất kể từ đầu năm. Những ngành mà khối này tập trung mua nhiều nhất là: Công nghiệp 308 tỷ đồng, ngân hàng 273 tỷ đồng, dịch vụ tài chính 234 tỷ đồng, bất động sản 108 tỷ đồng và điện 104 tỷ đồng. Trong đó, có 3 cổ phiếu có giá trị mua ròng lớn nhất cũng được cho là thuộc nhóm có cơ bản tốt nhất là HPG 315 tỷ đồng, VCB 207 tỷ đồng và SSI 192 tỷ đồng.
Tháng 8, có nên quá lo lắng?
Từ đầu năm đến nay, VN-Index đã tăng 13%, tuy nhiên GDP của Việt Nam trong thời gian này đang tăng trưởng chậm lại và nhà đầu tư nước ngoài giảm giá trị mua ròng khiến nhiều người không khỏi lo lắng về động lực tăng điểm của VN-Index.
Bên cạnh đó, thời điểm tháng 8 không chỉ nằm trong vùng trũng thông tin mà còn là tháng theo tâm linh, các hoạt động kinh doanh thường chậm lại (tháng 7 Âm lịch). Nhìn lại lược sử, điều này có vẻ càng đúng khi vào tháng 8/2015, VN-Index đã sụt giảm rất mạnh, hơn 9%, mà nguyên nhân là biến động tỷ giá từ Trung Quốc.
Trao đổi với phóng viên TBTCVN, ông Nguyễn Đức Hùng Linh cho hay: “Tôi chia sẻ với những lo lắng của thị trường tháng 8 này; tuy nhiên bên cạnh rủi ro, vẫn có không ít yếu tố hỗ trợ cho thị trường”.
Theo phân tích của chuyên gia này, về chính sách, Quốc hội mới cũng vừa kết thúc phiên họp đầu tiên và với tinh thần, sinh khí mới, Chính phủ rất có thể sẽ có ngay những chính sách kích thích kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp trong tháng 8. Có thể thấy, Chính phủ có thể thúc đẩy tài khóa bằng đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư phát triển và nới lỏng tiền tệ.
Ông Linh cho biết thêm, qua nửa đầu năm, các doanh nghiệp có tỷ trọng vốn hóa lớn trong VN-Index đều có kết quả kinh doanh tốt như: Lợi nhuận của VNM tăng 39%, VCB 39%, VIC 82%, HPG 59%. Các cổ phiếu này đều là những cổ phiếu có đóng góp lớn nhất cho đà tăng của VN-Index. Trong khi đó, giới đầu tư trong thời gian qua chủ yếu tập trung vào các cổ phiếu có cơ bản tốt, tăng trưởng lợi nhuận cao mà không đi vào các cổ phiếu đầu cơ, cơ bản kém. Do vậy, điều này sẽ tạo ra sự ổn định cho thị trường.
Cùng với đó, theo ông Linh, tâm lý thị trường đã trải qua một vài lần thử thách, đặc biệt là cú sốc Brexit. Kết quả là thị trường vẫn đứng vững và tiếp tục tăng trưởng. Lực mua của khối ngoại có giảm, nhưng vẫn duy trì ở mức hơn 3.500 tỷ đồng, bằng 60% so với cùng kỳ 2015 (loại trừ các giá trị giao dịch của VIC). Điểm khác biệt lớn nhất của năm 2016 so với các năm trước là sự gia tăng rất nhanh của khối lượng hỗ trợ tài chính, sự gia tăng này lớn hơn nhiều giá trị sụt giảm của khối ngoại.
“Cùng với chính sách nới lỏng tiền tệ và định hướng phát triển mạnh TTCK của Chính phủ, tôi cho rằng sẽ ít có rủi ro chính sách liên quan đến hỗ trợ tài chính và vì vậy TTCK sẽ giữ được sự ổn định”, chuyên gia của SSI cho hay.
Duy Thái
(责任编辑:La liga)
- ·Ngày 3/1: Giá bạc đồng loạt tăng cả thị trường thế giới và trong nước
- ·Nhật Bản muốn hợp tác chế tạo vệ tinh dưới 50kg
- ·Trên 90% người bệnh hài lòng về thái độ phục vụ của nhân viên y tế
- ·Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp: Cần cơ chế quản lý linh hoạt hơn
- ·Phiên đấu giá biển số xe tiếp theo khi nào?
- ·USB nhỏ nhất thế giới sẽ được giới thiệu vào 2012
- ·Thị trường Giáng sinh 2024: Thu hút khách mua nhờ mẫu mã và chủng loại đa dạng
- ·Trung Quốc thu giữ hàng chục tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc
- ·Nam shipper không cứu được cháu mình trung vụ cháy chung cư mini ở Khương Hạ
- ·Phát hiện lỗi bảo mật trên hệ điều hành Android
- ·Chuyên gia dự đoán 17 xu hướng truyền thông xã hội hàng đầu 2017
- ·Cuối năm 2019, sẽ có hồ sơ sức khỏe điện tử cho mỗi người dân
- ·Sẽ hợp nhất hai Sở GDCK Hà Nội và TP.HCM?
- ·Đức hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2020 từ 1,5% xuống còn 1%
- ·Thời tiết Hà Nội 22/8: Nắng oi trước khi đón tiếp đợt mưa lớn
- ·Big C triển khai chương trình khuyến mãi 8 ngày giá sốc
- ·Mỹ tiếp tục áp thuế bổ sung đối với hàng hóa Trung Quốc
- ·Hà Nội phân luồng giao thông phục vụ Thượng đỉnh Mỹ
- ·Vietjet tặng hành khách cơ hội trải nghiệm miễn phí tại lễ hội khinh khí cầu lớn nhất Ấn Độ
- ·EEA vừa trình làng dịch vụ bản đồ Eye on Earth