【bong da net mobi】Kinh tế mong manh khiến quyền lực ngân hàng trung ương ngày càng tăng
Điều này đã giúp cho các ngân hàng trung ương có khả năng phân phối lại của cải, từ những người gửi tiết kiệm đến những người cho vay, và từ những người thận trọng giữ tiền mặt sang những nhà đầu tư chứng khoán và trái phiếu doanh nghiệp.
Đôi khi, các ngân hàng trung ương đem lại một cảm giác “ngạo mạn”. Trong một chương trình tài chính buổi sáng của BBC, Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh, Ben Broadbent, đã “lảng tránh” câu hỏi về bản chất của sự phục hồi của đất nước này bằng câu trả lời rằng: “Mục tiêu của chúng tôi chính là lạm phát”.
Ngân hàng này đặt mục tiêu lạm phát 2% với biên độ dao động 1 điểm phần trăm. Kể từ đầu năm 2008, ngân hàng này đã thất bại trong việc đạt được mục tiêu này 47 trong 96 tháng. Đối với huấn luyện viên bóng đá giải Premier League, với “kỷ lục” này, chắc chắn sẽ bị sa thải.
Ngân hàng này thực hiện QE trong giai đoạn 2009-2012 trong bối cảnh lạm phát cao hơn mức lạm phát mục tiêu và dừng triển khai QE ở thời điểm lạm phát thấp hơn mục tiêu và không có thêm bất cứ gói kích thích nào được đưa ra từ phía ngân hàng.
Điều này có thể được lý giải như sau. Đầu tiên, giá cả hàng hóa cơ bản tăng cao đã đẩy lạm phát cao hơn mục tiêu từ năm 2008 đến 2012 và kể từ năm 2013 khi giá cả những hàng hóa này sụt giảm, lạm phát lại rơi xuống mức thấp hơn mục tiêu. Do lạm phát bị ảnh hưởng bởi những yếu tố “bên ngoài”, có những lý lẽ cho rằng ngân hàng trung ương sẽ không phải chịu trách nhiệm.
Dự báo nền kinh tế là một công việc vô cùng khó khăn. Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra vấn đề về vai trò định hướng thị trường. Ngân hàng trung ương có thể giúp thị trường dự đoán về những điều chỉnh lãi suất trong tương lai.
Các ngân hàng trung ương có thể ngày càng trở lên quyền lực hơn. Martin Wolf của tờ Financial Times, cùng nhiều chuyên gia khác, đã liều lĩnh dự báo rằng một cuộc khủng hoảng kinh tế nữa sẽ đặt ra yêu cầu về việc đưa ra những biện pháp “bất thường” như là tiền cứu trợ trực tiếp cho người tiêu dùng (helicopter money) hay và việc xóa bỏ tiền mặt để có thể áp dụng mức lãi suất âm.
Và thực tế đã chứng minh, ngân hàng trung ương có thể mắc sai lầm./.
Mai Linh (Theo The Economist)
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Trong quý I/2025 phải hoàn thành phê duyệt Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước
- ·10 Bộ quản 1 giấy chứng nhận
- ·Bảo hiểm xã hội Việt Nam ký Bản ghi nhớ hợp tác với KCOMWEL
- ·Tham vọng của Thế Giới Di Động trong mảng Apple tại Việt Nam
- ·Chứng khoán Mỹ, Trung Quốc có phiên mở đầu năm mới tồi tệ
- ·Admin 'giấu mặt' Di Tích Nhà Tù Hỏa Lò: Chúng tôi may mắn khi làm việc ở đây!
- ·Vietjet mở thêm 3 đường bay thẳng từ Việt Nam đến Ấn Độ
- ·Tính năng nguy hiểm trên iOS 16
- ·Nigeria: Giẫm đạp ngoài một cơ sở phân phát gạo, 22 người thiệt mạng
- ·MSB đạt lợi nhuận hơn 2.200 tỷ đồng năm 2019
- ·Ngày 5/1: Giá cao su trong nước ổn định, sàn giao dịch duy trì mức thấp
- ·Nổi tiếng với thuật toán ‘gây nghiện’, nay TikTok khuyến khích nghỉ ngơi khi xem quá lâu
- ·Phát ngôn ấn tượng của CEO Binance Changpeng Zhao (CZ) khi đến Việt Nam
- ·Top 10 smartphone hiệu suất mạnh nhất tháng 5
- ·Người Việt dùng smartphone truy cập Internet để làm gì nhiều nhất?
- ·Hàng năm, mỗi người Việt thải 54 kg rác thải nhựa ra môi trường
- ·Việt Nam sẽ phát triển công nghiệp vũ trụ và sở hữu chùm vệ tinh?
- ·VietinBank tiếp tục giảm lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên
- ·Đại tá Nguyễn Thanh Hà làm Phó Giám đốc Công an tỉnh An Giang
- ·Postmart, Vỏ Sò phải đáp ứng 14 tiêu chí về sàn thương mại điện tử