【kết quả famalicao】Định hình siêu cảng cửa ngõ Trần Đề
Phối cảnh tổng thể bến cảng Trần Đề,ĐịnhhìnhsiêucảngcửangõTrầnĐềkết quả famalicao cảng biển Sóc Trăng. |
Gỡ nút thắt logistics
Sau rất nhiều chờ đợi, đầu tuần này, UBND tỉnh Sóc Trăng đã có Tờ trình số 120/TTr-UBND gửi Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) đề nghị phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Sóc Trăng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Ngoài vai trò là một trong những cánh cửa thông thương có rất nhiều lợi thế cho hàng hóa xuất nhập khẩu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), cảng biển Sóc Trăng (thuộc nhóm cảng biển số 6), với điểm nhấn là cảng cửa ngõ Trần Đề còn được các nhà đầu tưtrong và ngoài nước đặc biệt quan tâm do quy mô và tầm vóc rất lớn của công trình.
Tại Tờ trình số 120, UBND tỉnh Sóc Trăng kiến nghị Bộ GTVT xem xét chấp thuận phê duyệt quy hoạch bến cảng Trần Đề theo hướng mở, chỉ giới hạn phạm vi quy hoạch vùng đất, vùng nước cảng Sóc Trăng, quy mô bến cảng Trần Đề, để thuận lợi cho quá trình triển khai chuẩn bị đầu tư của nhà đầu tư sau này, không làm thay đổi điều chỉnh mặt bằng quy hoạch.
Cụ thể, UBND tỉnh Sóc Trăng kiến nghị phê duyệt phạm vi quy hoạch vùng đất, vùng nước cảng biển Sóc Trăng lên tới 10.556 ha, bao gồm toàn bộ vùng đất và vùng nước của các khu bến cảng Trần Đề, Đại Ngãi và Kế Sách; các công trình phục vụ quản lý nhà nước; vùng nước cho các công trình hạ tầng hàng hải công cộng; các bến phao, khu neo đậu chuyển tải. Trong đó, diện tích vùng đất nghiên cứu lập quy hoạch khoảng 5.986 ha; diện tích vùng nước nghiên cứu lập quy hoạch khoảng 4.570 ha.
Theo đề xuất của UBND tỉnh Sóc Trăng, cảng biển Sóc Trăng được chia làm 3 khu bến, gồm: Kế Sách (diện tích quy hoạch 37,8 ha); Đại Ngãi (diện tích quy hoạch 615,7ha) và Trần Đề (giai đoạn đến năm 2030 có diện tích 6.120 ha; định hướng đến năm 2050 có diện tích 9.500 ha).
Đại diện Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng công trình hàng hải (CMB) cho biết, đây là diện tích cảng biển lớn nhất từng được quy hoạch tại Việt Nam, vượt xa cụm cảng Cái Mép - Thị Vải (Bà Rịa - Vũng Tàu) và Lạch Huyện (Hải Phòng), giúp cho cảng biển Sóc Trăng đứng trước cơ hội lớn để trở thành cảng biển tổng hợp đầu mối quốc gia, cửa ngõ vùng ĐBSCL (loại đặc biệt), đáp ứng lượng hàng dự báo thông qua đạt 27,74 - 37,6 triệu tấn/năm vào năm 2030.
Ngoài phục vụ cho các khu công nghiệp, khu chế xuất tại địa phương, khu bến cảng ngoài khơi Trần Đề - “trái tim” của cảng biển Sóc Trăng - sẽ đảm nhận phần lớn hàng hóa xuất nhập khẩu trực tiếp của vùng ĐBSCL đang thực hiện tiếp chuyển đến các cảng khu vực Đông Nam bộ. Vùng hấp dẫn của bến cảng Trần Đề được xác định là 8 tỉnh: Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Hậu Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, An Giang và Trà Vinh.
Bên cạnh đó, khu bến cảng này còn trung chuyển than cho các trung tâm điện lực khu vực ĐBSCL thay thế bến cảng trung chuyển than tại Duyên hải đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép dừng triển khai và thu hút hàng trung chuyển từ Campuchia thông qua tuyến đường thủy sông Mekong.
Để phục vụ mục tiêu nói trên, trong giai đoạn đến năm 2030, khu bến cảng ngoài khơi Trần Đề sẽ bao gồm 6 bến cảng dài 1.600 - 2.200 m, gồm 4 bến tổng hợp, hàng rời có thể tiếp nhận tàu trọng tải đến 160.000 DWT giảm tải và 2 bến container tiếp nhận tàu trọng tải đến 100.000 DWT. Trong giai đoạn này, bến cảng ngoài khơi Trần Đề còn được quy hoạch 1 khu cảng rộng 1.400 ha, bố trí cầu cảng, kho bãi, các hạng mục phụ trợ; bến sà lan dài 500 m tiếp nhận sà lan đến 5.000 tấn phục vụ tiếp chuyển hàng hóa từ bến ngoài khơi vào bờ; hệ thống đê chắn sóng dài 6,1 km; cầu dẫn vượt biển dài 18 km.
Theo UBND tỉnh Sóc Trăng, tổng khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu vùng ĐBSCL năm 2020 khoảng 47 triệu tấn với giá trị xuất khẩu đạt 18,8 tỷ USD, tập trung vào 3 mặt hàng chủ lực là thủy sản, lúa gạo và trái cây. Giá trị nhập khẩu đạt 9,4 tỷ USD, chủ yếu gồm phân bón, chất dẻo, sắt thép, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất.
Mặc dù sản lượng hàng hóa xuất nhập khẩu lớn, nhưng năng suất vận chuyển của Vùng còn thấp, chủ yếu bằng phương tiện thủy nội địa và đường bộ do hệ thống cảng chủ yếu nằm sâu trong sông, luồng vào cảng còn hạn chế.
Ông Lê Hữu Quảng, Tổng giám đốc CMB cho biết, kể cả khi hoàn thành, dự ánluồng cho tàu lớn vào sông Hậu cũng mới chỉ đáp ứng cho tàu có trọng tải đến 10.000 DWT đầy tải, 20.000 DWT giảm tải ra vào làm hàng. Vì thế, 70 - 80% hàng hóa xuất nhập khẩu của Vùng vẫn sẽ phải tiếp chuyển đến các cảng khu vực Đông Nam bộ (nhóm cảng biển số 5) bằng đường bộ, đường thủy nội địa và vận tải ven biển. Điều này làm tăng chi phí vận chuyển từ 6 - 8 USD/tấn hàng, làm giảm sức cạnh tranh với hàng hóa cùng loại từ các nước khác trên thị trường thế giới, khó khăn trong hoạt động thu hút đầu tư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
“Bến cảng Trần Đề sau khi quy hoạch chi tiết được công bố và kêu gọi đầu tư thành công sẽ là bước đi quan trọng hướng đến việc hình thành một điểm kết nối hàng hải đầu mối cho khu vực ĐBSCL, mở cánh cửa ra thế giới cho toàn Vùng”, tờ trình gửi Bộ GTVT của UBND tỉnh Sóc Trăng nhấn mạnh.
Gọi vốn tư nhân
Theo tính toán của UBND tỉnh Sóc Trăng, tổng kinh phí phát triển hệ thống cảng Sóc Trăng đến năm 2030 ước tính khoảng 55.700 tỷ đồng, giai đoạn sau năm 2030 khoảng 146.251 tỷ đồng (không bao gồm kinh phí đầu tư đối với các kho xăng dầu, hạ tầng khu công nghiệp sau cảng, luồng chuyên dùng).
“Việc đầu tư bến cảng theo quy hoạch được thực hiện trên cơ sở huy động các nguồn lực xã hội. Các bến cảng do nhà đầu tư đề xuất sẽ do doanh nghiệpchịu trách nhiệm về nguồn vốn và hiệu quả đầu tư. Nhà nước tạo mọi điều kiện hỗ trợ nhà đầu tư trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, đường sau cảng, đê chắn sóng và các thủ tục pháp lý liên quan để đẩy nhanh tiến độ dự án, bố trí quỹ đất phù hợp với từng giai đoạn phát triển cảng”, lãnh đạo UBND tỉnh Sóc Trăng đề xuất.
Hiện nay, UBND tỉnh Sóc Trăng đang khẩn trương đẩy mạnh triển khai các thủ tục cần thiết nhằm mời gọi đầu tư cảng biển Trần Đề bằng hình thức xã hội hóa. Cụ thể, khi đầu tư vào dự án, nhà đầu tư sẽ được hưởng nhiều chính sách ưu đãi như áp dụng thuế suất ưu đãi 10% trong 15 năm; miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo; được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước cho cả thời gian thuê; miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định.
Liên quan đến các dự án ưu tiên đầu tư giai đoạn đến năm 2030, CMB - đơn vị tư vấn lập quy hoạch cho biết, để sớm hình thành cảng cửa ngõ vùng ĐBSCL, cần ưu tiên đầu tư các hạng mục công trình: cầu vượt biển; đường kết nối sau cảng; đê chắn sóng; bến cảng Trần Đề ngoài khơi; luồng tàu với kinh phí khoảng 42.000 tỷ đồng.
Để giảm áp lực cho nhà đầu tư, UBND tỉnh Sóc Trăng kiến nghị Chính phủ hỗ trợ một phần kinh phí xây dựng tuyến đường sau cảng dài 6,1 km kết nối từ bến cảng ngoài khơi cửa Trần Đề đến điểm cuối tuyến đường cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng và tuyến đê chắn sóng giai đoạn đến năm 2030 dài 6,1 km theo hình thức đối tác công tư (PPP).
Đặc biệt, UBND tỉnh Sóc Trăng kiến nghị cơ quan chủ trì lập quy hoạch quốc gia bổ sung tỉnh Sóc Trăng (nơi có cảng biển nước sâu Trần Đề) vào vùng kinh tế trọng điểm, vùng động lực của khu vực ĐBSCL trong dự thảo định hướng quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; bổ sung Khu kinh tế biển Trần Đề vào định hướng phát triển không gian vùng ĐBSCL trong Dự thảo Định hướng quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Để đảm bảo nguồn hàng - yếu tố then chốt, quyết định thành công của cảng biển Sóc Trăng, UBND tỉnh Sóc Trăng kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan đẩy mạnh áp dụng cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển hoạt động trung chuyển hàng hóa quốc tế (đặc biệt là hàng quá cảnh của Campuchia); hình thành những điều kiện cơ bản về hạ tầng, tổ chức quản lý, khai thác, dịch vụ tài chính, ngân hàng, các dịch vụ chuyên ngành cần thiết khác để nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút, thông qua lượng hàng trung chuyển của Campuchia và các nước Tiểu vùng sông Mekong.
Bên cạnh đó, tỉnh Sóc Trăng kiến nghị Bộ GTVT “có kế hoạch phân luồng điều tiết hàng hóa giữa bến cảng cửa ngõ Trần Đề và các bến cảng khác trong khu vực ĐBSCL và Cái Mép - Thị Vải... theo hướng tập trung đầu tư tuyến kết nối toàn vùng về bến cảng quốc tế Trần Đề để thu hút hàng
container xuất khẩu, nhập khẩu vùng ĐBSCL thay vì vận chuyển lên khu vực TP.HCM và Cái Mép - Thị Vải như hiện nay”.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·‘Thực hiện số hóa ngân hàng một cách toàn diện’
- ·Cổ Thiên Lạc tuổi 52: Trùm showbiz Hong Kong tài sản nghìn tỷ nhưng cô độc
- ·Thu hồi thuốc viên nén bao phim Clavophynamox 1000 trên địa bàn TP. Hà Nội
- ·“Chung tay tiến lên phía trước, không để ai bị bỏ lại phía sau”
- ·Xe khách đâm dải phân cách, lật ngang trên quốc lộ 1A
- ·Khai mạc phiên họp toàn thể của các Ủy ban APEC
- ·Sao việt ngày 2/11: Mạnh Trường hé lộ nhan sắc vợ ngày trẻ
- ·Doanh nghiệp Hoa Kỳ đã đầu tư hơn 10 tỷ USD vào Việt Nam
- ·Đường 12 tỷ chưa nghiệm thu đã rạn nứt ở Đắk Lắk
- ·Khởi động dự án "Các thành phố thế giới" tại Việt Nam
- ·Siêu máy tính dự đoán Liverpool vs MU, 23h30 ngày 5/1
- ·Hà Nội: Tạm giữ hàng nghìn sản phẩm nghi giả các nhãn hiệu nổi tiếng
- ·Quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nubest tall, Calsea Bone có dấu hiệu vi phạm
- ·Phương Mỹ Chi: 'Tôi không còn nhỏ, hiện là trụ cột chính của gia đình'
- ·Vụ chuyến bay giải cứu: Ông Nguyễn Anh Tuấn khai chạy án vì thương người
- ·Tổng cục Thuế lưu ý chọn nhân sự chủ chốt khi sáp nhập chi cục thuế
- ·U13 Becamex Bình Dương gặp U13 Shimizu S
- ·Cánh cửa hội nhập vẫn mở rộng cho các doanh nghiệp
- ·Ngày 5/1: Giá cao su trong nước ổn định, sàn giao dịch duy trì mức thấp
- ·Khám phá bảo vật quốc gia từ bất cứ nơi đâu trên thế giới