TheđiệnTrungQuốctìmcáctuyếnđườngvòngthânthiệnvàthứ hạng của đội tuyển bóng đá quốc gia hungaryo SCMP, các công ty Trung Quốc có thể đang tìm cách giảm thiểu tác động tiềm ẩn từ cuộc điều tra chống trợ cấp đối của Liên minh châu Âu (EU) với ngành công nghiệp xe điện (EV) nước này, bằng cách xây dựng các cơ sở sản xuất tại các quốc gia như Thổ Nhĩ Kỳ, Serbia và Hungary.
Automotive News Europeđầu tháng 5 đưa tin, với tư cách là một trong những đối tác “thân thiện” của Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ đang trong giai đoạn thảo luận nâng cao với BYD và Chery về việc đầu tư nhà máy, như một phần trong động thái nhằm thúc đẩy doanh số bán hàng ở châu Âu.
Giáo sư Wang Yiwei tin rằng mối quan hệ chặt chẽ của Thổ Nhĩ Kỳ với Trung Đông và Liên minh Thuế quan EU, để Thổ Nhĩ Kỳ thành "một lựa chọn tốt"cho các công ty Trung Quốc tham gia thị trường châu Âu.
Liên minh Thuế quan EU cho phép lưu thông miễn thuế các hàng hóa được bảo đảm trong khối, được sản xuất hoàn toàn trong một quốc gia thành viên.
Chuyên gia Li Lifan tại Viện Khoa học xã hội Thượng Hải, cho rằng Trung Quốc sẽ không chỉ dựa vào Thổ Nhĩ Kỳ mà còn tăng cường đầu tư vào Hungary và Serbia.
BYD, nhà sản xuất xe điện lớn nhất Trung Quốc, tuyên bố vào tháng 12/2023 rằng họ có kế hoạch xây dựng cơ sở sản xuất xe du lịch đầu tiên tại châu Âu ở miền nam Hungary. Đây sẽ là trung tâm hoạt động sản xuất của công ty tại châu Âu. Trước đó, BYD có một nhà máy ở phía bắc Hungary chuyên lắp ráp xe tải và xe buýt điện.
Bà Sanja Arezina, cố vấn cấp cao của chính phủ Serbia, cho biết đầu tư của Trung Quốc vào sản xuất xe điện ở Hungary và Serbia sẽ giúp có được “quyền tự do tiếp cận”vào thị trường EU.
Bà giải thích, Hungary cũng là quốc gia thành viên EU thuộc thị trường chung châu Âu, trong khi Serbia đã ký Thỏa thuận liên kết và ổn định với EU cho phép miễn thuế nhập khẩu các sản phẩm của Serbia vào thị trường EU vì Serbia đang được xem xét để trở thành thành viên đầy đủ của khối.
Bà Arezina nói thêm: "Theo yêu cầu của lãnh đạo Hungary và Serbia, Trung Quốc giúp các nước đối tác của mình nổi bật hơn trên bản đồ đầu tư toàn cầu".
Chủ tịch Tập Cận Bình đã thăm Serbia và Hungary sau khi dừng chân ở Pháp trong chuyến thăm châu Âu đầu tiên sau 5 năm vào đầu tháng này.
Trung Quốc đã trở thành nguồn đầu tư trực tiếp lớn nhất cho Serbia vào năm 2022, với kim ngạch thương mại song phương tăng vọt từ 596 triệu USD vào năm 2016 lên 4,35 tỷ USD vào năm 2023.
"Các công ty xe điện Trung Quốc, bằng cách mở rộng chuỗi sản xuất của họ tại châu Âu cũng đồng nghĩa giúp các nước đối tác thúc đẩy chuyển đổi từ động cơ đốt trong sang động cơ điện cho phương tiện, nhằm đạt được lượng phát thải carbon dioxide bằng 0 vào năm 2035",bà Arezina nói, đề cập đến quy định của EU về việc tất cả các xe ô tô mới ra mắt thị trường từ năm 2035 phải có lượng phát thải carbon dioxide bằng 0.
Theo bà Arezina, các công ty châu Âu không có đủ năng lực, công nghệ và chuỗi sản xuất để thực hiện quá trình chuyển đổi xanh của EU.
Tháng trước, nhà sản xuất ô tô Trung Quốc Chery xác nhận đã đạt được thỏa thuận xây dựng nhà máy châu Âu đầu tiên tại Tây Ban Nha thông qua liên doanh với Ebro-EV Motors.
Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire đầu tháng này cũng cho biết, Pháp sẽ chào đón BYD nếu công ty Trung Quốc quyết định xây dựng nhà máy ở nước này.
EU sẽ cứng rắn
Tuy nhiên, các nhà phân tích cũng cảnh báo Bắc Kinh cần lưu ý đến các biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn từ EU, nếu hoạt động đầu tư của các công ty xe điện Trung Quốc bị coi là "lách thuế".
Sau đề xuất tăng thuế đối với nhiều loại xe điện, pin, chất bán dẫn, cần cẩu, than chì và các khoáng sản quan trọng khác từ Trung Quốc được Mỹ công bố hồi đầu tháng 5, EU dự kiến sẽ kết thúc cuộc điều tra về trợ cấp trong lĩnh vực xe điện của Trung Quốc vào tháng 6.
Sebastian Contin Trillo-Figueroa, chuyên gia về quan hệ EU - Châu Á, nhận định: “Các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc có thể đã lên kế hoạch giảm thiểu tác động tiềm ẩn từ mức thuế nhập khẩu cao của EU, bằng việc sao chép mô hình Nhật Bản từng áp dụng ở Mỹ trong những năm 1970 và 1980”.
Trillo-Figueroa chỉ ra rằng Honda, Nissan và Toyota đã thành lập các cơ sở sản xuất tại Mỹ vào những năm 1970 và 1980, sử dụng lao động địa phương và hội nhập vào chuỗi cung ứng.
Tuy nhiên, nếu các động thái tương tự của các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc có "mục đích duy nhất là vượt qua thuế quan nhập khẩu của EU", thì khối này "có thể coi việc né thuế quan thông qua Thổ Nhĩ Kỳ là nỗ lực nhằm làm suy yếu các quy định thương mại của mình".
Trillo-Figueroa nói thêm: “EU có thể thực thi các quy tắc xuất xứ nghiêm ngặt hơn đối với các phương tiện, điều đó có thể làm phức tạp và tăng chi phí tuân thủ”.
Ông Wang Yiwei, giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh, cũng cho rằng EU có thể phản ứng bằng các cáo buộc về chủ nghĩa bảo hộ, nếu các quyết định đầu tư của các công ty Trung Quốc bị coi là nỗ lực né tránh thuế nhập khẩu.