【kqbd hon nay】Kinh tế khó khăn, kỷ cương càng phải siết chặt
Theếkhókhănkỷcươngcàngphảisiếtchặkqbd hon nayo chương trình làm việc của Quốc hội, ngày 24/10, các Đại biểu (ĐB) dành cả ngày để thảo luận về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014, kế hoạch và phương hướng phát triển 5 năm 2011 - 2015.
Báo cáo vẫn lạc quan
Tại buổi thảo luận của đoàn Hà Nội, hầu hết các ĐB nhận định tình hình kinh tế đang rất khó khăn, xã hội nảy sinh nhiều vấn đề gây búc xúc dư luận.
Đánh giá về tình hình kinh tế, ĐB Nguyễn Thị Nguyệt Hường cho rằng bên cạnh những kết quả đã đạt được, đánh giá của Chính phủ vẫn hơi lạc quan, “hồng” quá. Nhìn từ số liệu về tổng đầu tư toàn xã hội năm nay, số lượng vốn đầu tư của nước ngoài vẫn tăng và có lẽ càng ngày càng tăng, hiện chiếm 25% tổng đầu tư toàn xã hội. Tuy nhiên, đầu tư từ khối tư nhân là đi xuống. Điều này chứng tỏ rằng sự tích lũy của người dân và khả năng tài chính đang có vấn đề. Nếu tổng đầu tư toàn xã hội không tăng lên được sẽ ảnh hưởng dây chuyền đến một loạt vấn đề khác.
Trong lúc nguồn đầu tư xã hội còn hạn hẹp thì đầu tư công là một cứu cánh. Việc phát hành trái phiếu Chính phủ chắc chắn là nên làm. Tuy nhiên, nếu nguồn lực đầu tư công không đúng địa chỉ cũng sẽ tạo áp lực cho lạm phát.
ĐB Nguyễn Thị Nguyệt Hường. Ảnh: H.Y |
Từ một khía cạnh khác, ĐB Hường cho biết số DN thành lập mới, quay lại thị trường theo báo cáo là 11.200. Con số này đem lại sự lạc quan nhất định. Tuy nhiên theo số liệu của VCCI, sau nhiều năm trong quá trình đổi mới, chúng ta có khoảng 600.000 DN, đến nay chỉ còn tồn tại 300.000 DN. Số liệu của Bộ Tài chính cho biết 69% DN báo không có lãi và 31% DN còn lại có lãi rất mỏng. Điều này chứng tỏ rằng năng lực sản xuất của DN, khả năng sinh lời của DN bị giảm sút. Đây chính là nguyên nhân tại sao thu ngân sách lại khó khăn như vậy, mặc dù Bộ Tài chính, cơ quan thuế đã hết sức cố gắng.
Đánh giá về việc thực hiện tái cơ cấu đang rất chậm, ĐB Nguyễn Đình Quyền cho biết ngay trong điều kiện khó khăn như hiện nay mà biên chế vẫn không giảm được. “Ngay ở Quốc hội thôi tôi thấy có cơ quan có thể giảm được một phần tư biên chế. Chúng ta nói ra rả là không dàn trải, tập trung, có hiệu quả,… nhưng tôi tâm đắc một câu trong báo cáo của Thanh tra Chính phủ là "Nói không đi đôi với làm".
Chúng ta nói nhiều, nhưng những đường lối, biện pháp đi kèm rất thiếu. Rất nhiều công trình đang đầu tư dàn trải. Đi giám sát tôi thấy có những công trình dàn trải đến mức cười ra nước mắt. Theo tôi, giải pháp thì quá nhiều rồi, vấn đề là hành động, nói phải đi đôi với làm”, ĐB Quyền nhấn mạnh.
Siết chặt kỷ cương, thực thi pháp luật
ĐB Trần Thị Quốc Khánh cho rằng, trong khi kinh tế đang khó khăn, rất nhiều lĩnh vực hiện nay quản lý yếu kém, pháp luật ban hành nhiều nhưng nguyện vọng của nhân dân chưa đạt được.
“Chúng ta tập trung quá nhiều vào ngân hàng, tài chính trong khi sản xuất không được coi trọng. Cán bộ quản lý ở cấp ngành quá đông so với lĩnh vực sản xuất. Quốc hội cần tỏ rõ chính kiến hơn nữa để giám sát thực thi pháp luật”, ĐB Khánh nói.
Đồng tình với ý kiến này, ĐB Nguyễn Đình Quyền, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp cho rằng trong điều kiện kinh tế khó khăn như hiện nay, một trong những yếu tố quan trọng là siết chặt kỷ luật, kỷ cương chấp hành pháp luật. Càng khó khăn đến đâu thì kỷ cương càng cần siết chặt tới đấy. Kỷ luật, kỷ cương trong tất cả mọi lĩnh vực có ảnh hưởng trực diện tới nền kinh tế.
Lấy ví dụ về việc kỷ cương không nghiêm, ĐB Nguyễn Đình Quyền cho biết chỉ đạo của Chính phủ không khởi công công trình mới khi không cân đối được ngân sách cho dự án, tuy nhiên nhiều ngành, địa phương vẫn tiếp tục khởi công.
ĐB Nguyễn Bắc Son, Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông (trái) phát biểu tại buổi thảo luận. Ảnh: H.Y |
Theo ĐB Nguyễn Bắc Son, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, những yếu kém bộc lộ trong nền kinh tế rất lớn. "Kỷ cương phép nước của chúng ta không nghiêm, biểu hiện sự suy thoái về đạo đức lối sống, đặt ra những thách thức trong ổn định trật tự an toàn xã hội. Sự suy thoái biểu hiện ngày càng rõ nét, nhiều hơn. Làm sao để đời sống vật chất ngày càng cao thì đời sống tinh thần cũng phải càng cao. Thế nhưng thực tế thì ngược lại, đời sống cao nhưng lối sống, văn minh lại xuống cấp. Đây là thực trạng đáng lo ngại, cần có giải pháp khắc phục vượt qua trong thời gian tới", ĐB Nguyễn Bắc Son cho biết./.
Hoàng Yến
(责任编辑:Thể thao)
- ·Kỳ vọng vào năm mới có nhiều cơ hội và thành công
- ·Tìm lời giải cho bài toán 'đầu ra' của hàng nông sản, thực phẩm tại Việt Nam
- ·Kỳ 3: Gỡ “vướng” trong quá trình đầu tư dự án dầu khí
- ·Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu tại Việt Nam đang đứng trước nguy cơ bị mất thị phần
- ·Công an phường ở Hà Nội trả lại gần 44 triệu đồng cho người đánh rơi
- ·Gỡ khó cho người nông dân, tiếp tục nâng cao vị thế của ngành nông nghiệp
- ·Cá tra ‘nằm ao’ hàng chục ngàn tấn vì không có người thu hoạch
- ·Sầu riêng rớt giá kỷ lục, Đắk Lắk khẩn trương xây dựng kế hoạch tiêu thụ
- ·Cỏ biển biến mất đe dọa sức khỏe con người và sinh vật biển
- ·Tạm ngừng xuất nhập khẩu hàng hóa tại cửa khẩu phụ Cốc Nam
- ·Long An: Nghiên cứu ứng dụng vật liệu nhẹ địa kỹ thuật (Geofoam) cho nền đường đất yếu
- ·Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục duy trì lòng tin với kinh tế Việt Nam
- ·Giải pháp nâng cao năng suất chất lượng ngành tôm
- ·Tắt camera trong cuộc họp giúp giảm mệt mỏi khi tham gia Zoom
- ·168 cán bộ TP.HCM được chọn xác minh tài sản, thu nhập
- ·Xu hướng mua sắm trực tuyến tăng cao nhưng hàng Việt còn 'lép vế'
- ·Người tiêu dùng nghi ngờ về khả năng chống nước của iPhone
- ·Phân bón tăng giá
- ·Lợi dụng đèo Bảo Lộc sạt lở, 3 người 'đào bẫy' ô tô trên lối đi vòng Quốc lộ 28B
- ·Cần có chính sách thúc đẩy sản xuất xe điện hướng vào thị trường xuất khẩu