【union de santa fe】Tranh dân gian Đông Hồ và ước vọng hồi sinh một làng nghề
Học sinh tham gia trải nghiệm tại Trung tâm giao lưu văn hoá dân gian tranh Đông Hồ. |
1. Làng tranh Đông Hồ - làng tranh lâu đời nhất Việt Nam,ângianĐôngHồvàướcvọnghồisinhmộtlàngnghềunion de santa fe nằm tại xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội chừng trên 35 km. Làng Đông Hồ nằm ngay sát bờ sông Đuống hôm nay chỉ còn thấp thoáng dáng dấp của một ngôi làng cổ với cây đa, bến nước, mái đình. Nó đã trở thành một “phố làng” với nhà cao tầng san sát, xe cộ nhộn nhịp.
Trưởng thôn Đông Hồ, ông Nguyễn Đăng Quốc đưa chúng tôi đi thăm ngôi làng có trên 500 năm tuổi nghề, hào hứng ôn lại quãng thời gian được làm tranh, nhưng cũng không khỏi ngậm ngùi trước những thăng trầm của làng nghề.
Ông Quốc kể, trước kia, vào mỗi dịp Tết Nguyên Đán, làng tranh Đông Hồ tấp nập kẻ bán, người mua. Nhà nhà đều có thói quen, cuối năm bỏ những bức tranh cũ, mua tranh mới về dán tường.
Thời kì cực thịnh của làng tranh Đông Hồ là vào cuối thế kỷ XIX đến những năm 40 - 50 của thế kỉ XX. Lúc ấy, làng có 17 dòng họ thì tất cả đều làm tranh và cứ khoảng tháng 7, tháng 8 hàng năm là cả làng đã tất bật chuẩn bị cho mùa tranh Tết.
“Cả làng rực rỡ sắc màu của giấy điệp. Khắp nơi, không một mảnh đất trống nào không được người dân làng Hồ tận dụng để phơi giấy: từ sân nhà, sân đình, ven các ngõ xóm, đường làng, dọc theo triền đê cho đến các nóc nhà, nóc bếp… Chỉ thấy cảnh đó, tôi và chúng bạn đã rộn ràng, muốn tham gia làm tranh ngay cùng mọi người”, ông Quốc nhớ lại.
Theo thời gian, trước sự thăng trầm của lịch sử, đặc biệt, nền kinh tếthị trường với sự hội nhập mạnh mẽ các trào lưu văn hoá cùng nhiều lựa chọn mới mẻ, thú chơi tranh Đông Hồ dần ít đi. Tranh làm ra không có nhiều người mua, nên nghề làm tranh tại làng Đông Hồ cứ thế mai một dần. Đến nay, hơn 90% hộ dân làng Đông Hồ chuyển sang làm đồ vàng mã. Chỉ còn lại 2 dòng họ giữ được nghề truyền thống là dòng họ của nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế và nghệ nhân Nguyễn Hữu Sam. Giờ đây, dịp sát Tết, dạo quanh Đông Hồ thấy chật cứng đồ vàng mã thay thế cho những sắc màu rực rỡ, cảnh nườm nượp người mua bán tranh của một Đông Hồ xưa.
[Window Title] Error Copying File or Folder [Content] A device attached to the system is not functioning. |
2. Chúng tôi đến Trung tâm giao lưu văn hoá dân gian Tranh Đông Hồ do nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế sáng lập. Ra đời tháng 7/2008, nơi đây hiện lưu giữ hơn 100 bản khắc gỗ cổ và gần 1.000 bản khắc mới được ông Chế và gia đình thu thập, lưu giữ từ năm 1991 đến nay. Tại đây, khách tham quan được tận mắt tìm hiểu các công đoạn sản xuất tranh cũng như chiêm ngưỡng những tác phẩm tranh Đông Hồ trên chất liệu giấy dó Đống Cao hay đồng Đại Bái, hoặc tranh ở dạng âm bản. Du khách có thể trải nghiệm quy trình hoàn thiện một bức tranh với kỹ thuật đã được lưu truyền hàng trăm năm nay.
Nhìn ngắm phòng trưng bày với hàng trăm bức tranh được nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế trưng treo một cách trang trọng, du khách sẽ phần nào lý giải được vì sao tranh Đông Hồ có được sức sống lâu bền và sự cuốn hút đặc biệt với nhiều thế hệ người Việt, cũng như du khách nước ngoài như vậy. Thuộc dòng tranh in từ ván khắc gỗ, những đề tài trên tranh phản ánh chân thực, sinh động cuộc sống bình dị, mộc mạc, cũng như nét văn hóa truyền thống của người Việt. Mỗi bức tranh đều hấp dẫn, độc đáo ở màu sắc, bố cục, khuôn hình, được làm từ những chất liệu hoàn toàn tự nhiên nên thuần khiết, ấm áp mà có lẽ chỉ riêng Việt Nam mới có. Cũng bởi những nét đặc trưng như thế, mà với không ít người Việt, những bức tranh Đông Hồ như Đám cưới chuột, Vinh quy bái tổ, Vinh hoa phú quý, Chăn trâu thổi sáo, Đàn gà mẹ con… trở nên gần gũi, thân thuộc và là một phần không thể thiếu trong gia đình mỗi khi Tết đến, Xuân về.
Nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế kể lại, như mọi đứa trẻ sinh ra và lớn lên ở làng, từ khi 11 tuổi, ông đã bắt đầu tham gia vào các công đoạn làm tranh. Từ sơn hồ lên giấy, phơi giấy cho khô hồ, quét lớp bột điệp lên rồi lại phơi giấy cho khô lớp điệp. Khi in tranh cũng phải in từng màu lần lượt, nếu có 5 màu thì 5 lần in, mỗi lần in là một lần phơi. Cứ như thế, từng lớp tranh với các hình ảnh, đường nét, cảnh sắc thiên nhiên, nếp sinh hoạt dần dần lấp lánh dưới ánh sáng mặt trời.
Từng được sống trong cảnh nhộn nhịp cả làng làm tranh mỗi dịp Tết đến, rồi lại chứng kiến cảnh khách mua tranh dần thưa thớt, số nhà làm tranh cũng vơi đi, người con đời thứ 20 của một dòng họ làm tranh Đông Hồ có tiếng không khỏi chua xót. Yêu nghề, lại vốn là một sinh viên Mỹ thuật, ông Chế cùng những người con của mình đã kiên quyết giữ nghề như tâm nguyện các thế hệ đi trước.
Ông Chế đã tìm mua lại tất cả các bản khắc cổ từ những gia đình không còn theo nghề tranh, rồi động viên các con, cháu tiếp tục làm. Bên cạnh đó, nhận thấy việc treo tranh tờ kiểu truyền thống không còn phù hợp, ông đã tìm tòi, nghiên cứu các kiểu khung tranh vừa có thiết kế gần gũi với tranh dân gian, vừa thích hợp với xu hướng trang trí nội thất hiện đại. Đồng thời, làm phong phú các mặt hàng lưu niệm, quà tặng với tranh Đông Hồ như lịch tường, lịch bàn, sổ tay, khung tranh, quạt…
Với những nỗ lực của mình, ông Chế nuôi hy vọng, khi cuộc sống khấm khá, ổn định hơn, nhiều người Việt Nam sẽ lại tìm về với tranh Đông Hồ, như tìm về một phần ký ức đẹp đẽ trong bề dày văn hoá dân tộc.
3. Theo Hiệp hội làng nghề Việt Nam và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, hiện nay cả nước có trên 5.400 làng nghề và làng có nghề, trong đó có khoảng gần 2.000 làng nghề truyền thống, thu hút khoảng 11 triệu lao động tham gia, hàng năm mang lại doanh thu khoảng 600 triệu USD. Tuy nhiên, nguy cơ biến mất của các làng nghề truyền thống trước sức ép của kinh tế thị trường đang ngày càng hiện hữu và làng tranh Đông Hồ cũng không tránh khỏi sức ép đó.
Ông Nguyễn Văn Ảnh, Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh cho biết, trước nguy cơ mai một dòng tranh truyền thống, những năm qua, UBND tỉnh đã có nhiều hoạt động nỗ lực bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa của tranh dân gian Đông Hồ.
Tháng 6/2014, UBND tỉnh Bắc Ninh đã phê duyệt Ðề án "Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa tranh dân gian Ðông Hồ, huyện Thuận Thành, giai đoạn 2014 - 2020 và định hướng đến 2030" với tổng kinh phí gần 60 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách và các nguồn vốn khác. Đề án một mặt khẳng định giá trị nổi bật của tranh dân gian Đông Hồ, mặt khác xác định hiện trạng, nguy cơ mai một của dòng tranh này và tìm các giải pháp quảng bá, phát huy giá trị của làng tranh trong thời kỳ hội nhập.
Theo Đề án, Trung tâm bảo tồn và phát huy giá trị tranh dân gian Đông Hồ với kinh phí 50 tỷ đồng đã và đang được triển khai. Cùng với đó, UBND tỉnh Bắc Ninh đã xây dựng hồ sơ ứng cử Quốc gia tranh dân gian Đông Hồ trình UNESCO đưa vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp của nhân loại và đề xuất này đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chấp thuận.
Theo ông Ảnh, cùng với nỗ lực của tỉnh, các đại sứ quán của Việt Nam ở nước ngoài cũng góp sức quảng bá di sản tranh dân gian Đông Hồ ra thế giới thông qua các cơ chế ngoại giao, như dùng tranh dân gian Đông Hồ làm quà tặng. Các nghệ nhân tại làng nghề cũng tích cực tham gia các hội chợ, triển lãm, hỗ trợ đào tạo nghề, tạo cơ hội cho học sinh đến trải nghiệm học làm tranh...
Đáng chú ý, thời gian gần đây, những nghệ nhân làm tranh còn lại của làng tranh Đông Hồ - với khát vọng giữ nghề, đã đưa tranh hoặc hình ảnh tranh Đông Hồ một cách sáng tạo vào đời sống hiện đại bằng cách vẽ lại tranh, thiết kế cho phù hợp rồi in trên những sản phẩm như quà lưu niệm, áo dài, áo yếm, lịch để bàn, túi vải… như cách mà nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế đã làm. Tranh Đông Hồ còn được "hồi sinh" trong các thiết kế thời trang, thiết kế nội thất dưới bàn tay của các nghệ sĩ trẻ. Với những nỗ lực đó, tranh Đông Hồ đã bắt đầu thu hút sự quan tâm trở lại của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ và như luồng gió lành, "thổi" vào dòng tranh dân gian này một luồng sinh khí mới.
Làng tranh dân gian Đông Hồ đang đứng trước những vận hội mới. Hy vọng trong tương lai gần, cùng với sự đầu tư, vào cuộc của các cơ quan chức năng, lòng nhiệt huyết, yêu nghề của các nghệ nhân, làng tranh Đông Hồ sẽ tìm lại được vị trí vốn có của mình và ngày càng phát triển, làm giàu thêm cho nền văn hoá đậm đà bản sắc của dân tộc Việt Nam. Đồng thời, góp phần xây dựng một sản phẩm văn hóa trở thành thương hiệu, thành công cụ quảng bá, giới thiệu về văn hóa Việt Nam ra thế giới.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Lửa thiêu rụi quán nổi trên sông Trà Bồng
- ·Hải quan Cao Bằng tặng nhà tình nghĩa cho gia đình khó khăn ở biên giới
- ·Điện lực Hải Phòng: Không ngừng vượt khó!
- ·Ban hành kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại dịp Tết Kỷ Hợi 2019
- ·Nhận định, soi kèo Al Zawraa vs Al Quwa Al Jawiya, 23h30 ngày 3/1: Chấm dứt phong độ bất bại
- ·Bill Gates rớt khỏi top 2 danh sách 400 người giàu nhất nước Mỹ
- ·Ngành Hải quan thu hơn 1.928 tỷ đồng từ kiểm tra sau thông quan
- ·Tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác xây dựng Đảng trong giai đoạn mới
- ·Soi kèo góc Monza vs Cagliari, 18h30 ngày 5/1
- ·Hải quan Hà Nam Ninh thu đạt 5.737 tỷ đồng
- ·Ngày 5/1: Giá xăng dầu tiếp tục đà tăng mạnh
- ·Doanh nghiệp ngành thép: Giữa ngã ba đường
- ·Nâng công suất trạm biến áp 110kV Linh Đàm
- ·Ngành than: Nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng
- ·Giải cứu nam thanh niên bị lừa sang Thái Lan bán thận
- ·Ngành Hải quan thu ngân sách đã vượt dự toán năm 2018
- ·Ngành Điện chào Xuân
- ·Chưa từng có: GDP Quý III/2021 âm 6,17%
- ·15 ngày tổng kiểm soát ô tô kinh doanh vận tải, CSGT xử lý 22 nghìn vi phạm
- ·Chi cục Hải quan cửa khẩu Hữu Nghị: Thu hơn 19 tỷ đồng tiền nợ thuế