【việt nam đá giao hữu hôm nay】Hồn quê cổng cưới lá dừa
(CMO) Tưởng chừng bị mai một bởi những chiếc cổng cưới cầu kỳ bằng khung sắt, hoa giả, thế nhưng vài năm gần đây những chiếc cổng cưới lá dừa truyền thống đã sự xuất hiện trở lại ở miền Tây sông nước.
Đến ấp An Thường, xã An Thạnh 1, huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng, hỏi anh Võ Văn Vũ, một nghệ nhân làm nghề trang trí cổng cưới lá dừa lâu năm, ai cũng biết. Từ năm 1990 anh đã thành thạo "nghề" này.
Anh Võ Văn Vũ, tác giả của những chiếc cổng cưới đẹp nao lòng. |
“Năm 2000, tôi còn làm cho một số nơi, dần dần do người ta không chuộng nữa, bởi cứ ra tiệm thuê đồ cưới, thuê cổng sắt, hoa giả chỉ vài trăm ngàn. Một thời gian sau tôi nghỉ làm, suốt hơn 15 năm. 2 năm trước có đứa em gần nhà ở nước ngoài về cưới vợ, nhờ tôi làm cổng cưới lá dừa. Sau lần đó, nhiều người thấy thích cổng cưới truyền thống và tôi làm lại nghề này cho đến nay”, anh Vũ bộc bạch.
Là một người làm cổng cưới có tay nghề khá hiếm hoi tại xứ sở Cù Lao Dung, mỗi khi nhà nào có đám hỏi, đám cưới, anh Vũ lại bỏ ra mấy ngày công giúp làm đẹp cho chiếc cổng. Nguyên liệu chính là những tàu lá dừa và cây cờ bắp (đọt dừa nước) mà chúng ta dễ dàng tìm thấy ở miền Tây sông nước. Để tạo ra chiếc cổng cưới hoàn chỉnh đòi hỏi tính công phu và sự tập trung cao độ của người làm. Vì thế, anh Vũ phải dành hẳn 5 ngày để chuẩn bị, 3 ngày đầu anh tập trung vào thiết kế sườn, ngày tiếp theo làm hoa văn trang trí và ngày cuối cùng là lắp ráp.
Anh Vũ cho biết: “Do nghề này rất ít người biết làm nên những năm về trước, mọi khâu chuẩn bị đều tự mình tôi đảm nhận, có hôm phải thức trắng đêm để tranh thủ làm cho kịp thời gian”.
Đôi bàn tay khéo léo, tính tỉ mỉ vốn có, sự sáng tạo vô hạn là một trong những yếu tố giúp anh Vũ thành công trong việc làm cổng. “Bây giờ nhà người dân đa số là sân xi-măng chứ không phải sân đất như ngày trước, không thể nào đào hố để chôn chân cột được, vì thế tôi thiết kế thêm khung sắt để sân đất hay sân xi-măng cổng đều có thể đứng vững”, anh Vũ chia sẻ.
Cổng cưới lá dừa. |
Làm nên chiếc cổng cưới cho ngày vui của các cặp đôi là niềm đam mê lớn nhất, vì thế khi được hỏi về tiền công của một chiếc cổng cưới, anh Vũ nói ngay: “Lúc trước tôi tự làm một mình thì không lấy tiền công, chỉ để vui là chính, còn giờ có thêm một số anh em làm chung, đôi khi phải nhờ vận chuyển giúp vì nhà xa, tôi chỉ lấy tiền xăng và tiền công vận chuyển để chia cho anh em”.
Có thể nói, sự trở lại của cổng cưới lá dừa đã trở thành tín hiệu vui trong việc duy trì, gìn giữ nét văn hoá dân gian. Chiếc cổng cưới tuy đơn sơ, mộc mạc nhưng chính là biểu tượng của hồn quê đôn hậu, một nét đẹp dân dã, bình dị của đám cưới miệt vườn xưa./.
Diễm Mi
(责任编辑:La liga)
- ·Thời tiết hôm nay 02/1: Nam Bộ mưa tăng cùng thời điểm triều cường, Bắc Bộ rét đậm
- ·Đám cưới cây nhà lá vườn của vợ Việt, chồng Tây gây 'sốt' mạng xã hội
- ·Vụ sạt lở đất đá tại Quảng Ninh: Đã tìm thấy thi thể nạn nhân
- ·Triển khai đợt cao điểm kiểm soát tải trọng xe 2 tháng cuối năm
- ·Thời tiết hôm nay 20/12: Nam Bộ lạnh, nhiệt độ thấp nhất từ đầu mùa không khí lạnh
- ·Sắt thép nhập khẩu tăng mạnh vào nhóm chục tỷ đô
- ·Bình Dương xuất siêu 8,3 tỷ USD
- ·Trái tim trai trẻ vỡ vụn gặp người yêu trên mạng sau 7 tháng hẹn hò
- ·Người đàn ông bán vé số gục chết bên đường, con gái nhỏ kêu cứu
- ·8 nhóm hàng xuất khẩu tỷ đô của ngành nông nghiệp
- ·Tình báo Mỹ: 'bom máy tính' qua mặt an ninh sân bay!
- ·WHO ban bố tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu về virus Zika
- ·Chuyện cảm động về người phụ nữ giúp hơn 1.000 bệnh nhân suy thận
- ·14.400 tỷ đồng trợ cấp cho đối tượng bảo trợ xã hội năm 2016
- ·Từ 15/8, người bán xe không nộp lại giấy đăng ký và biển số sẽ bị phạt
- ·Chị em đua nhau đi học làm bảo mẫu vì mức lương hấp dẫn ở Trung Quốc
- ·Tiếng hét lúc nửa đêm ở căn hộ hàng xóm khiến cô gái ám ảnh tâm sự
- ·Nữ VĐV điền kinh Phạm Thị Hồng Lệ: Tiền thưởng SEA Games tôi để trả nợ cho bố mẹ
- ·Chăm lo cho đoàn viên, người lao động có cái tết vui tươi, hạnh phúc
- ·Sửa đổi chính sách thu phí đường bộ: Cần tính kỹ lợi ích trước mắt và lâu dài