【ban xep han c2】Khắc phục hạn chế, nâng cao chất lượng xét xử
');this.closest('table').remove();"> |
Đoàn ĐBQH tỉnh tham dự phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại điểm cầu Thừa Thiên Huế |
Tham dự phiên chất vấn tại điểm cầu Thừa Thiên Huế có UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Lê Trường Lưu; Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Thị Sửu cùng các vị ĐBQH, lãnh đạo HĐND tỉnh và các cơ quan liên quan.
Phát biểu tại phiên họp, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao (TANDTC ) Nguyễn Hòa Bình cho biết, thời gian qua, hệ thống Tòa án các cấp đã thực hiện nghiêm túc và hiệu quả các Nghị quyết của Quốc hội, Nghị quyết, Kết luận của UBTVQH về công tác tư pháp.
Với tinh thần cầu thị, tiếp thu ý kiến của cử tri, ý kiến chất vấn của đại biểu Quốc hội, các Tòa án liên tục đổi mới, đề ra nhiều giải pháp quyết liệt và đột phá để thực hiện nhiệm vụ chính trị, kế hoạch, chương trình công tác nên công tác của các Tòa án trong những năm gần đây đã có nhiều chuyển biến rất tích cực. Song, báo cáo cũng nêu rõ các tồn tại, hạn chế, giải pháp khắc phục theo bốn nội dung yêu cầu chất vấn Chủ tịch Quốc hội đã quán triệt.
Theo đó, nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tòa án sẽ tập trung vào 4 nội dung: Giải pháp tiếp tục nâng cao chất lượng xét xử, giải quyết các loại vụ án, nhất là vụ án hành chính, vụ án hình sự về kinh tế, tham nhũng; việc giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm. Công tác cán bộ của ngành Tòa án; giải pháp nâng cao năng lực, trình độ, bản lĩnh, trách nhiệm của Thẩm phán và các công chức ngành Tòa án; việc phòng ngừa và xử lý tham nhũng, tiêu cực trong nội bộ ngành Tòa án. Công tác tổng kết thực tiễn xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, phát triển án lệ. Việc triển khai thi hành Nghị quyết số 33/2021/QH15 của Quốc hội về tổ chức phiên tòa trực tuyến, nhất là việc chuẩn bị các điều kiện bảo đảm cho xét xử trực tuyến.
Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình đã trả lời chất vấn về các câu hỏi của ĐBQH liên quan đến nội dung như, áp dụng pháp luật trong các vụ án hình sự không đúng vẫn còn xảy ra; về phiên tòa trực tuyến, xét xử trực tuyến; về tư pháp người chưa thành niên; án hành chính chưa được thực thi, hoặc thực thi không nghiêm túc, vẫn còn tình trạng nể nang…; vấn đề bảo mật phiên tòa; chất lượng giải quyết các vụ án phá sản; liên quan đến vấn đề án lệ…
');this.closest('table').remove();"> |
Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Thị Sửu nêu câu hỏi tại phiên chất vấn |
Chất vấn TANDTC Nguyễn Hòa Bình, ĐBQH Nguyễn Thị Sửu - Đoàn ĐBQH tỉnh cho biết, các nội dung mà đại biểu quan tâm đã được Chánh án Tòa án tối cao trả lời khá rõ. Tuy nhiên về công tác giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm đối với một số vụ án thường kéo dài rất lâu, đôi lúc kéo dài từ 6 đến 7 tháng. Đại biểu đề nghị Chánh án Tòa án tối cao nêu rõ biện pháp để nâng cao tiến độ xem xét, thụ lý các loại đơn này.
Trả lời chất vấn, Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình thông tin về việc giải quyết đơn giám đốc thẩm còn chậm, đây là việc hệ thống Tòa án đã nỗ lực nhưng còn nhiều tồn tại hạn chế, do số lượng hồ sơ là rất lớn, cần chuyển tài liệu hồ sơ gốc từ cấp dưới, thời gian nghiên cứu dài, biên chế còn ít. Thời gian tới, ngành Tòa án sẽ nỗ lực hơn nữa trong giải quyết các đơn này.
Phát biểu kết thúc nội dung chất vấn đối với lĩnh vực Tòa án, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, có 35 đại biểu Quốc hội đăng ký phát biểu, 29 đại biểu đặt 50 câu hỏi, 6 đại biểu phát biểu tranh luận.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định khẳng định, phiên chất vấn Chánh án TANDTC diễn ra rất sôi nổi, với tinh thần xây dựng và trách nhiệm cao. Các vị ĐBQH đã bám sát nội dung chất vấn, đặt nhiều câu hỏi, tập trung vào những vấn đề thuộc nội dung chất vấn, đi sâu vào vấn đề đại biểu và cử tri cả nước, cũng như dư luận xã hội quan tâm và mong muốn có những giải pháp tốt hơn để tháo gỡ những khó khăn, tồn tại trong thời gian tới, nâng cao hơn nữa chức năng, nhiệm vụ và hoạt động có hiệu quả hơn của ngành Tòa án.
Với tinh thần trách nhiệm cao, nắm chắc thực trạng ngành, lĩnh vực quản lý đã từng có kinh nghiệm trả lời chất vấn nhiều lần nên Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình đã trả lời rõ ràng, đúng trọng tâm câu hỏi của đại biểu, giải trình cụ thể những vấn đề đại biểu quan tâm tranh luận. Chánh án TANDTC cũng nghiêm túc nhìn nhận những tồn tại, hạn chế và đề xuất nhiều giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành Tòa án trong thời gian tới, nhất là tập trung vào các khâu, nhiệm vụ trọng tâm, then chốt của ngành Tòa án theo đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước, cũng như mong muốn của cử tri và Nhân dân cả nước.
Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn, Bộ trưởng Bộ Tư pháp cũng trả lời các vấn đề liên quan đến thi hành án dân sự và thu hồi tài sản của vụ án tham nhũng.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Đậu xe trước nhà dân, tài xế bị hành hung nhập viện
- ·HDBank tài trợ vốn cho Nhiệt điện Vĩnh Tân 4
- ·Cổ phần hóa vì sao chậm? Điều cốt lõi là hiệu quả quản trị doanh nghiệp
- ·CEO công ty game nổi tiếng Take
- ·Long An: Nghiên cứu ứng dụng vật liệu nhẹ địa kỹ thuật (Geofoam) cho nền đường đất yếu
- ·Đồng Nai: Kiến trúc đô thị thông minh đảm bảo tránh trùng lặp
- ·Vietjet mở đợt tuyển dụng tiếp viên
- ·Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng gửi thư chúc mừng nhân ngày Nhà giáo Việt Nam
- ·Chủ tịch phường ở Hà Nội lý giải việc không chấp hành thổi nồng độ cồn
- ·23 doanh nghiệp được chọn đưa hàng hóa vào chuỗi phân phối AEON
- ·Dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh phải đăng ký kinh doanh
- ·Quỹ ASEAN và Huawei sẽ sẽ xây dựng năng lực kỹ thuật số của thế hệ trẻ của ASEAN
- ·Cổ phần hóa vì sao chậm? Điều cốt lõi là hiệu quả quản trị doanh nghiệp
- ·Apple sắp cán mốc công ty vốn hóa 1.000 tỷ USD
- ·Chứng khoán tuần qua: Thị trường điều chỉnh tích lũy, thanh khoản chưa cải thiện
- ·Huawei sẽ hỗ trợ Việt Nam thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng “0”
- ·Cuộc thi lập trình robot thu hút các bạn trẻ đua tài trực tuyến
- ·Yên Bái ban hành quy chế vận hành Hệ thống camera giám sát đô thị thông minh, camera công cộng
- ·SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng đạt mức 15% trong năm 2025
- ·Kéo dài thời gian hoàn thành bán cổ phần lần đầu VTVTcab