【keonhacaii】Lý do số chuyến bay quốc tế tới Trung Quốc giảm
Không ít hãng hàng không quốc tế đang cắt giảm chuyến bay đến Trung Quốc vì nhu cầu đi lại giảm và không thể cạnh tranh với hãng bay địa phương.
TheýdosốchuyếnbayquốctếtớiTrungQuốcgiảkeonhacaiio SCMP, không ít hãng hàng không quốc tế đang cắt giảm chuyến bay đến Trung Quốc đại lục từ tháng 10 vì không thể cạnh tranh với các hãng bay địa phương, vốn có lợi thế bay được qua Nga để đến châu Âu. Bên cạnh đó, nhu cầu đi công tác Trung quốc cũng giảm khi tăng trưởng kinh tế nước này chậm lại.
Virgin Atlantic, hãng hàng không có trụ sở tại Vương quốc Anh, kế hoạch ngừng tuyến bay Thượng Hải - London sau 25 năm từ ngày 26/10. British Airways cũng dự kiến dừng các chuyến bay từ sân bay London Heathrow đến sân bay Đại Hưng ở Bắc Kinh vào cùng ngày.
Hãng hàng không Scandinavian Airlines dự kiến thực hiện chuyến bay cuối cùng trên tuyến Copenhagen (Đan Mạch) - Thượng Hải vào ngày 7/11; Qantas Airways của Australia đã ngừng tuyến Sydney - Thượng Hải; hãng hàng không Đức Lufthansa tháng trước cũng cân nhắc việc tạm ngừng tuyến Frankfurt - Bắc Kinh.
Tại Mỹ, hãng Delta Air Lines hoãn kế hoạch nối lại các chuyến bay Thượng Hải - Los Angeles. Phát ngôn viên của Delta Air Lines cho biết hãng hàng không dự kiến nối lại tuyến bay này vào tháng 6 năm sau.
Các hãng hàng không thường điều chỉnh lịch trình theo mùa vào mỗi tháng 10 và tháng 3.
Việc cắt giảm một phần do sự cạnh tranh từ các hãng hàng không Trung Quốc, những hãng có thể tiết kiệm từ 2 - 3 giờ bay và hàng chục nghìn USD mỗi chuyến nhờ bay qua không phận Nga, nơi bị cấm đối với các hãng hàng không phương Tây do xung đột ở Ukraine.
“Các hãng hàng không Trung Quốc có thể bay qua không phận Nga, cung cấp giá vé rẻ hơn cùng nhiều lựa chọn chuyến bay, đặc biệt từ các thành phố nhỏ của Trung Quốc mà các hãng hàng không nước ngoài không phục vụ”, ông Dennis Lau, giám đốc dịch vụ tư vấn của công ty dịch vụ hàng không Asian Sky Group (Hong Kong, Trung Quốc) cho biết.
“Các hãng hàng không Mỹ và châu Âu có thể khai thác chuyến bay hiệu quả ở những thị trường có lợi nhuận cao hơn, như các tuyến xuyên Đại Tây Dương”.
Ông Lau cho biết thêm, các hãng hàng không phương Tây còn phải cạnh tranh với những đối thủ cung cấp chuyến bay đi và đến Trung Quốc đại lục với giá rẻ hơn và quá cảnh tại các nơi như Hong Kong, Seoul, Singapore.
Tháng trước, hãng hàng không Hainan Airlines của Trung Quốc khai trương các chuyến bay hàng tuần kết nối Hải Khẩu, thủ phủ của tỉnh đảo Hải Nam, với thành phố Seattle của Mỹ.
Hãng hàng không này hy vọng hành khách từ Trung Quốc sẽ sử dụng Seattle làm điểm dừng trung chuyển cho các thành phố khác của Mỹ, bao gồm Los Angeles và New York.
Nhu cầu bay công tác giảm
Theo dữ liệu do công ty dữ liệu hàng không OAG của Anh tổng hợp, dự kiến tổng cộng 393 chuyến bay thẳng theo lịch trình từ Trung Quốc đến Mỹ trong tháng này, ít hơn 27,3% so với tháng 10/2019, trước khi xảy ra đại dịch COVID-19.
Kinh tế Trung Quốc khó khăn là một trong những mối lo ngại của các hãng hàng không.
David Bach, chủ tịch Viện Phát triển quản lý quốc tế tại Thụy Sĩ, cho biết: "Những chuyến bay của các hãng hàng không phương Tây đến và đi từ Trung Quốc phần lớn là nhu cầu công tác. Do đó, sự suy yếu của nền kinh tế và tình trạng sụt giảm kéo dài trong đầu tư trực tiếp vào Trung Quốc khiến các lãnh đạo doanh nghiệp ngày càng ít nhu cầu bay đến nước này công tác".
Ngày 18/6, chính phủ Trung Quốc báo cáo tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc trong quý 3/2024 chậm lại, còn 4,6% so với mức 4,7% của quý trước.
Theo công ty du lịch Trip, thị trường du lịch công tác của Trung Quốc tăng trưởng 39,2% vào năm ngoái và dự kiến đạt mức của năm 2019 trong năm nay.
Tuy nhiên, sáu chuỗi khách sạn quốc tế có mặt tại Trung Quốc báo cáo mức giảm doanh thu trên mỗi phòng và giá trung bình hàng ngày trong quý hai năm nay. Chẳng hạn, Wyndham ghi nhận doanh thu trên mỗi phòng giảm 17% và IHG Hotels & Resorts ghi nhận mức giảm 7%, so với cùng kỳ năm ngoái.
“Khi nhu cầu đi lại vì công việc giảm, điều đó ảnh hưởng xấu đến các hãng hàng không”, ông Yan Liang, nhà kinh tế tại Đại học Willamette, bang Oregon, Mỹ, cho biết. “Các doanh nghiệp sẽ không sớm trở lại Trung Quốc”.
Hoa Vũ(Nguồn: SCMP)(责任编辑:Cúp C1)
- ·Giải cứu 2 cô giáo bị sạt lở đất vùi lấp trên đường đi dạy về
- ·AEON MALL Hà Đông bán hàng may mặc thiếu tem CR, một số sản phẩm không có nhãn phụ tiếng Việt
- ·Hỗ trợ mùa dịch Covid
- ·Bán thịt lợn tươi không lợi nhuận
- ·Đánh thuế bất động sản: Triệt nạn đầu cơ nhưng cần hài hòa lợi ích
- ·Muốn trở nên giàu có, phải làm bằng được 6 điều này
- ·VietinBank được vinh danh Top 10 Doanh nghiệp bền vững Việt Nam năm 2020
- ·Tuần lễ Công trình Xanh năm 2020
- ·Long An truy điệu, an táng 122 hài cốt liệt sĩ
- ·PV GAS tiếp tục nhận vinh danh Thương hiệu Quốc gia năm 2020
- ·Bộ Công Thương bổ nhiệm Vụ trưởng Vụ Pháp chế
- ·Làm thế nào để tiết kiệm nhiên liệu cho ô tô một cách tốt nhất?
- ·Cần thêm gói hỗ trợ giúp doanh nghiệp vượt sóng gió Covid
- ·Cơ hội bứt phá cho ngành dệt may, da giày sau đại dịch Covid
- ·Thư rác chiếm 56% tổng số lưu lượng thư điện tử toàn cầu
- ·Giá xe Toyota tháng 12/2020: Mẫu xe rẻ nhất giá chỉ 352 triệu đồng
- ·Việt Nam dẫn đầu khu vực châu Á
- ·Lời khuyên tỷ phú: Đây sẽ là ‘kỹ năng tối thượng trong tương lai’ bố mẹ nên dạy con
- ·Tấn công mạng có thể tiếp diễn, website VN cần chủ động
- ·Giá xe Volvo tháng 11: Volvo S60 R