【nhận định west ham vs bournemouth】Bệ phóng cho thanh niên khởi nghiệp
Chìa khóa mở tương lai
Những năm gần đây,ệphoacutengchothanhniecircnkhởinghiệnhận định west ham vs bournemouth nền kinh tế của tỉnh chuyển dịch cơ cấu theo hướng phát triển công nghiệp. Để đáp ứng nhu cầu nhân lực phục vụ doanh nghiệp ở các khu công nghiệp, trường đã tập trung đào tạo các ngành, nghề như điện - điện tử, công nghệ thông tin - kinh tế, cơ khí, lái xe cơ giới đường bộ và lái xe máy chuyên dùng. Ngoài cơ sở vật chất hạ tầng, thiết bị dạy học đáp ứng nhu cầu đào tạo, trường luôn chú trọng đến chất lượng, trình độ, đạo đức của đội ngũ cán bộ, giáo viên, thông qua việc tuyển chọn đúng ngành nghề, lĩnh vực đào tạo. Hiện trường có 80 cán bộ, giáo viên, trong đó 8 giáo viên trình độ thạc sĩ, 47 đại học, còn lại là cao đẳng và trung cấp. Trường còn tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, chính trị. 17 cán bộ, giáo viên đang học chương trình sau đại học, trung cấp lý luận chính trị và liên thông từ trung cấp, cao đẳng lên đại học.
Giờ thực hành của học viên Khoa điện - điện tử
Với đội ngũ giáo viên nhiều kinh nghiệm và bảo đảm về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, trường đã đáp ứng tốt nhu cầu lao động lành nghề của các doanh nghiệp trong tỉnh. Từng là học viên ngành Cơ khí chế tạo máy, khóa 2012-2015 của trường, anh Nguyễn Đình Phương, công nhân Công ty cổ phần gỗ MDF VRG Dongwha (Khu công nghiệp Minh Hưng III, huyện Chơn Thành) cho biết: “Do kinh tế gia đình khó khăn, không có điều kiện học đại học, tôi chọn học ngành Cơ khí chế tạo máy. Sau khi tốt nghiệp, tôi tìm được việc làm ổn định. Tôi đang phụ trách việc vận hành máy của công ty với mức lương 10 triệu đồng/tháng. Với tôi, lựa chọn học nghề tại trường là sự may mắn, như tìm được chìa khóa của cánh cửa tương lai, vì công việc hiện tại không chỉ phù hợp với sở thích mà còn có thu nhập ổn định”.
Tham dự tiết học của Khoa Công nghệ thông tin, khóa 2016-2019, tôi được thầy Nguyễn Tiến Anh, giáo viên giảng dạy môn Tin học cho biết: “Lớp có 17 học viên. Những ngày đầu, ý thức tự giác học tập của các em rất kém. Sau 2 năm vừa học văn hóa vừa học nghề, giờ các em đã hiểu sâu về máy tính, lập trình”. Em Điểu Thị Mỹ Linh ở thôn Sơn Lang, xã Phú Sơn (Bù Đăng), học viên của lớp nói: “Mặc dù phải vừa học văn hóa vừa học nghề rất vất vả nhưng được thầy cô định hướng, em đã cố gắng học tập thật tốt. Hiện em đã rành về máy tính và có thể lập trình những chương trình đơn giản. Sau khi hoàn thành khóa học em sẽ học liên thông lên đại học để nâng cao kiến thức, sau này tìm được một công việc như ý”. Từng là học sinh Trường phổ thông Dân tộc nội trú THCS Điểu Ong (Bù Đăng) nên khi học tại trường, ngoài được hưởng các chế độ theo quy định của Nhà nước, Linh còn được trường hỗ trợ ở ký túc xá, tiền xe mỗi tháng.
Còn em Bùi Văn Công đến từ xã Trừ Văn Thố, huyện Bàu Bàng (Bình Dương), học viên Khoa điện - điện tử, khóa 2016-2019, cho biết: “Sau khi xuất ngũ em chưa tìm được việc làm. Được gia đình tư vấn, em đã chọn học nghề tại trường. Với nghị lực của người lính và những kỹ năng được đào tạo trong trường, học nghề xong em có thể tự tin khởi nghiệp”.
Thầy Đoàn Thế Nam, Hiệu trưởng Trường cao đẳng nghề Bình Phước cho biết: Đã có những doanh nghiệp nước ngoài cử người đến đặt vấn đề về đào tạo thợ lành nghề đi xuất khẩu lao động. đây là cơ hội nâng cao tay nghề cho học viên, vì vừa có việc làm vừa thu nhập cao. Trường còn xây dựng các đầu mối để giúp đỡ học viên sau khi ra trường. Nếu học viên cố gắng rèn luyện, học tập tốt, sau khi tốt nghiệp cơ hội có việc làm ổn định cuộc sống rất cao.
Những khó khăn và giải pháp
Chia sẻ về những khó khăn, hạn chế của trường trong công tác đào tạo, thầy Đoàn Thế Nam thẳng thắn: Hiện chất lượng và hiệu quả đào tạo chưa cao; đầu tư cho dạy nghề hạn chế; đời sống giáo viên còn thấp dù phải làm việc quá tải. Thực tế, trường cần 100 cán bộ, giáo viên mới đáp ứng nhu cầu giảng dạy, trong khi chỉ tiêu giao 70 nên mỗi giáo viên cần phải dạy thêm 300 tiết/năm. Trường khắc phục bằng cách cho các giáo viên dạy thêm đủ 200 tiết/năm theo quy định, số tiết còn lại hợp đồng với giáo viên trường nghề khác để đảm bảo đúng khối lượng tiết học cho học viên. Ngoài ra, việc phân luồng học sinh sau THCS 30% về các trường nghề theo Chỉ thị số 11-CT/TW, ngày 5-12-2011 của Bộ Chính trị về tăng cường phân luồng học sinh sau THCS trên địa bàn tỉnh còn yếu nên chất lượng đầu vào của trường thấp. Mặt khác, doanh nghiệp trong tỉnh chủ yếu tuyển dụng lao động phổ thông rồi tự đào tạo, hạn chế liên kết với trường trong việc đặt hàng đào tạo nguồn lao động lành nghề vì ngại phải hỗ trợ kinh phí. Vị trí trường ở xa trung tâm hành chính, khu dân cư nên việc tuyên truyền gặp khó khăn và khó thu hút giáo viên, cán bộ quản lý giỏi về trường...
Năm 2015-2016, số học viên đầu vào của trường là 1.790 em, đã có 1.502 học viên tốt nghiệp. Năm 2016-2017, số học viên tuyển sinh 2.029 và có 1.925 học viên tốt nghiệp. Số học viên tốt nghiệp có việc làm hoặc được tạo việc làm với thu nhập bình quân 5-8 triệu đồng/tháng chiếm tỷ lệ cao. Thầy Đoàn Thế Nam |
Tuy còn nhiều khó khăn nhưng hằng năm trường đều có chính sách khuyến học, khuyến tài để tạo hứng thú và thu hút học viên học tập. Năm học 2016-2017, trường cấp học bổng cho 60 học viên học nghề; khen thưởng 45 em đạt danh hiệu học sinh tiên tiến, sinh viên tốt nghiệp trung cấp nghề loại giỏi. Trường còn xét học bổng cho các em có thành tích học tập tốt, hỗ trợ chi phí học tập, sinh hoạt, ăn ở cho 93 học viên là người dân tộc thiểu số; tạo điều kiện cho 40 học viên thuộc đối tượng học ở các trường phổ thông dân tộc nội trú chuyển lên hưởng chế độ ăn ở, sinh hoạt, phí học...
“Để nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo nguồn nhân lực lành nghề cho tỉnh trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa, sắp tới trường tiếp tục vận động cán bộ, giáo viên nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, phát huy tinh thần sáng tạo trong giảng dạy và ứng dụng khoa học - kỹ thuật hiện đại vào công tác giảng dạy và quản lý. Trường cũng sẽ tăng cường tuyên truyền, hướng nghiệp cho học sinh THCS, THPT và đề xuất phân luồng học sinh vào học nghề sau THCS; phối hợp chặt chẽ với các trung tâm dạy nghề, phòng giáo dục các huyện, thị xã, trường THPT, THCS, THPT dân tộc nội trú... tìm đầu vào” - thầy Đoàn Thế Nam cho biết thêm.
Ngọc Bích - Hải Đăng
(责任编辑:La liga)
- ·Kiến nghị bỏ bảo hiểm bắt buộc với xe máy
- ·Nấm cục trắng truffle đắt như kim cương, giá hơn 2,6 tỷ đồng
- ·Golf tour, chìa khóa mở cửa du lịch quốc tế
- ·Cục Thuế Quảng Ngãi thu 566 tỷ đồng nợ đọng thuế
- ·15 ngày tổng kiểm soát ô tô kinh doanh vận tải, CSGT xử lý 22 nghìn vi phạm
- ·Doanh nghiệp có bắt buộc phải thưởng Tết cho người lao động?
- ·Mua nhà xã hội kèm nội thất
- ·Đắk Lắk: Chi cục Thuế Ea Súp hoàn thành dự toán trước 6 tháng
- ·Thời tiết Hà Nội 15/9: Mát mẻ, khả năng có mưa
- ·Hải quan Hà Giang: Nỗ lực đảm bảo an toàn thông quan hàng hóa giữa dịch Covid
- ·Một gia đình ở Hà Nội liên tục bị 'khủng bố', khóa cổng không cho ra ngoài
- ·Ngành Hải quan: Nỗ lực cải cách nâng chỉ số giao dịch thương mại qua biên giới
- ·Tổng cục trưởng đánh giá cao Hải quan Thanh Hóa trong thực hiện nhiệm vụ
- ·Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam góp ý về Luật Quản lý thuế sửa đổi
- ·Lập đoàn kiểm tra vụ xã bán hàng nghìn m3 đất trái quy định
- ·Những thói quen đơn giản tiết kiệm điện hiệu quả
- ·Cục Thuế Hà Nội: Thu hơn 2.660 tỷ đồng nợ thuế
- ·Kiểm tra sau thông quan: Áp dụng quản lý rủi ro kết hợp hỗ trợ doanh nghiệp
- ·Người đàn ông bán vé số gục chết bên đường, con gái nhỏ kêu cứu
- ·Nhà đầu tư Việt rót tiền vào thị trường tiền số