【bxh bđ ý】Lấp “lỗ hổng” trong quy định về thu nhập chịu thuế của cá nhân
Thuế TNCN là một công cụ tài chính để góp phần kiến tạo tính bền vững của nền kinh tế,ấplỗhổngtrongquyđịnhvềthunhậpchịuthuếcủacánhâbxh bđ ý không chỉ đơn thuần qua số thu nộp NSNN mà còn góp phần quan trọng trong quản lý, kiểm soát thu nhập của các tầng lớp dân cư, của xã hội hướng tới sự minh bạch, bình đẳng và hạn chế tiêu cực, tham nhũng, chống nạn rửa tiền, buôn lậu, làm ăn phi pháp,...
Tuy nhiên, Luật thuế TNCN của Việt Nam chưa thực sự làm tốt chức năng này thông qua các quy định đối tượng điều chỉnh các khoản thu nhập chịu thuế TNCN cũng như trong khâu quản lý thuế. Về nguyên tắc, các cá nhân được tự do mua sắm tài sản theo quy định của pháp luật nhưng phải chứng minh được nguồn gốc thu nhập cho việc chi tiêu là thu nhập hợp pháp, chính đáng và đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế đối với NSNN. Ở nhiều quốc gia, việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế TNCN được coi là một tiêu thức quan trọng trong hoạt động chính trị, kinh doanh, kể cả kinh doanh trong lĩnh vực giải trí, văn hóa nghệ thuật bởi, đối với các nghệ sỹ, diễn viên, nộp thuế cao đồng nghĩa với việc họ kiếm được nhiều tiền, họ có tài năng và giỏi giang,...
Theo nhận định của bà Nguyễn Thị Cúc - Chủ tịch Hội Tư vấn thuế Việt Nam, Luật thuế TNCN hiện hành của Việt Nam quy định thu nhập chịu thuế chưa rõ ràng, thiếu minh bạch, bình đẳng. Cụ thể, thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công do tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập được chi cho người lao động dưới các hình thức như tiền tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, kỹ thuật; các dự án, đề án; nhuận bút, tham gia các hoạt động giảng dạy; các khoản thù lao khác; các khoản thưởng bằng tiền hoặc không bằng tiền dưới mọi hình thức
Tuy nhiên, thu nhập về quà tặng (nằm ngoài thu nhập mang tính chất tiền lương, tiền công do tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập chi ra) thì chỉ chịu thuế đối với 4 khoản thu nhập gồm quà tặng là chứng khoán, là phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh; là bất động sản, trừ thu nhập từ thừa kế, là bất động sản được miễn thuế theo quy định; là các tài sản khác phải đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng với cơ quan quản lý nhà nước. Theo Luật, các DN biếu tặng bằng tiền, ngoại tệ và các hàng hóa, thẻ dịch vụ, thẻ mua hàng hoặc các vật phẩm khác ngoài 4 nhóm chịu thuế nêu trên không phải khấu trừ thuế TNCN. Điều này là bất bình đẳng với các khoản thu nhập của người lao động đang kê khai đầy đủ thuế qua DN, qua tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập cho họ.
Bên cạnh đó, việc mua bán bất động sản, tài sản có giá trị lớn của các cá nhân chưa có cơ chế kiểm soát thu nhập nguồn gốc chi trả. Việc thanh toán có thể bằng tiền mặt, ngoại tệ, vàng,... đều được chấp nhận. Nhà nước không kiểm soát được thu nhập, không ít trường hợp rửa tiền đã lợi dụng sự thông thoáng này. Việc thanh toán bằng tiền mặt phổ biến cũng tiếp tay cho các hình thức trốn thuế TNCN thông qua việc ghi thấp giá trị trong hợp đồng thanh toán dịch vụ, thậm chí không cần hợp đồng mà trực tiếp thanh toán bằng tiền mặt, không khấu trừ thuế TNCN 10%.
Bà Cúc cho rằng: Cần luật hóa quy định về chứng minh thu nhập hợp pháp, chính đáng và hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế TNCN khi mua sắm bất động sản, tài sản có giá trị lớn thông qua tăng cường quản lý, kiểm soát thu nhập của các tầng lớp dân cư. Cùng với đó, cơ quan quản lý cần nghiên cứu xây dựng thuế tài sản, góp phần quản lý và điều tiết thu nhập của nhóm đối tượng này.
Ngoài ra, việc ban hành Luật sửa đổi, bổ sung Luật thuế TNCN cần được xem xét tổng thể cả về đối tượng chịu thuế, thu nhập chịu thuế cũng như thuế suất thuế TNCN, trong đó, cần có sự tương đồng về mức điều tiết của cá nhân có thu nhập từ kinh doanh, cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công với thuế suất thuế TNDN. Luật hiện hành quy định, cá nhân kinh doanh có doanh thu mỗi năm từ 100 triệu đồng trở xuống không phải nộp thuế TNCN. Cá nhân có thu nhập từ tiền lương tiền công thì có thu nhập đến 108 triệu đồng/năm không phải nộp thuế. Thuế suất thuế TNDN từ năm 2016 đã điều chỉnh giảm còn 20% nhưng thuế suất thuế TNCN từ khi ban hành Luật năm 2009 đến nay vẫn giữ nguyên 7 bậc thuế suất từ 5% đến 35% và khoảng cách thu nhập giữa các bậc thuế suất cũng không thay đổi. Việc xác định mức điều tiết thuế TNCN thì yếu tố khoảng cách giữa các bậc là rất quan trọng. Việc giảm điều tiết thuế được kết hợp song song giữa giảm thuế suất và giãn bậc. Riêng yếu tố giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế và người phụ thuộc thì hiện hành, Việt Nam đã có mức giảm trừ, đối tượng giảm trừ gần như cao nhất thế giới nên chưa cần thiết phải điều chỉnh.
Ban hành Luật thuế TNCN có chất lượng cao, biện pháp quản lý tốt là nhân tố quan trọng để tạo lập niềm tin cho nhân dân, hạn chế tiêu cực, tham nhũng và là một trong những yếu tố không thể thiếu đối với nền kinh tế có độ bền vững cao.
(责任编辑:La liga)
- ·Thêm 2 mái ấm cho người nghèo
- ·Việt Nam, Laos continue enhancing special relationship: Party leaders
- ·Party leader offers incense at Thăng Long Imperial Citadel
- ·Top legislator lauds Co
- ·Nhận định, soi kèo Enosis Neon Paralimni vs PAC Omonia 29M, 22h00 ngày 3/1: Cơ hội giành điểm
- ·Party chief offers incense in commemoration of late President Hồ Chí Minh
- ·Việt Nam ready to build green transformation cooperation model with EU
- ·Việt Nam calls peace, stability prerequisite for solutions to global challenges
- ·Kiến nghị bỏ bảo hiểm bắt buộc với xe máy
- ·NA Chairman works with Khánh Hòa’s Party Committee
- ·Cuộc thử nghiệm mờ ám ở Puerto Rico
- ·Russian expert: CPV serves as foundation of Việt Nam's reputation
- ·Việt Nam works to cement ties with Peru
- ·President inspects combat readiness of mobile police and security guard forces
- ·Mỹ chuẩn bị nổ thử bom Plasma trên thượng tầng khí quyển
- ·Việt Nam calls peace, stability prerequisite for solutions to global challenges
- ·Top legislator commemorates President Hồ Chí Minh, war martyrs in Nghệ An
- ·Voters speak highly of drink driving crackdown
- ·Phuơng pháp đầu tư tập trung có phù hợp cho nhà đầu tư trong năm 2025?
- ·Foreign Minister meets leaders of UN, countries in Geneva