【al-wehda vs al-nassr】Cổ phần hóa
BP - Tại lễ kỷ niệm 88 năm Ngày truyền thống ngành cao su Việt Nam (28-10-1929 - 28-10-2017) vừa qua,ổphầal-wehda vs al-nassr ông Trần Ngọc Thuận, Bí thư Đảng ủy, Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam (VRG) cho biết: Cuối năm 2017, chậm nhất là quý 1/2018, hoàn thành cổ phần hóa (CPH) công ty mẹ, tức VRG. Theo đó, 20 công ty con CPH theo công ty mẹ. Thực hiện CPH VRG, Nhà nước vẫn sở hữu 75% vốn là phù hợp với đặc thù mang tính xã hội cao của ngành cao su. CPH là tái cơ cấu sản xuất để đưa ngành cao su phát triển toàn diện, bền vững.
“Bình Phước có 4 công ty cao su trực thuộc VRG, trong đó Công ty cổ phần cao su Đồng Phú là đơn vị thí điểm CPH được đánh giá hoạt động hiệu quả; 3 đơn vị còn lại sẽ tái cơ cấu CPH theo công ty mẹ. Nhà nước vẫn có vai trò chủ đạo khi nắm phần vốn lớn nên tổ chức đảng và các đoàn thể vẫn trực thuộc tỉnh” - ông Trần Ngọc Thuận nói.
MANG TÍNH XÃ HỘI RỘNG LỚN
Năm 2017 đánh dấu 120 năm cây cao su có mặt tại Việt Nam và phát huy vị trí là quốc gia đứng thứ 4 thế giới về diện tích, xếp thứ 3 về xuất khẩu cao su. Đặc biệt, năng suất cao su Việt Nam chỉ đứng sau Ấn Độ với khoảng cách rất nhỏ, cao hơn 3 nước có diện tích, sản lượng hàng đầu thế giới là Thái Lan, Indonesia, Malaysia.
Trồng và chế biến mủ cao su - lĩnh vực kinh doanh chính của Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam
Đến thời điểm này, VRG có tổng diện tích vườn cây 416.000 ha, trong đó hơn 100.000 ha trồng tại Lào và Campuchia. Theo Quyết định số 401 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày 2-2-2016 về tiến hành CPH, công ty mẹ VRG, 20 công ty nông nghiệp và 4 đơn vị sự nghiệp đã xây dựng phương án sử dụng đất của từng đơn vị để lấy ý kiến các địa phương. Ngày 31-8-2017, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quyết định số 3551 phê duyệt giá trị doanh nghiệp VRG với vốn điều lệ 40.000 tỷ đồng. Để CPH, VRG đã xây dựng chiến lược kinh doanh, trong đó xác định phát triển vị thế là một tập đoàn kinh tế nông - công nghiệp quy mô lớn; đa dạng sản phẩm nông công nghiệp để nâng cao hiệu quả toàn diện của tập đoàn. Ngoài ra, tập đoàn tiếp tục đẩy mạnh và tăng cường hàm lượng khoa học - kỹ thuật trong sản phẩm, nâng cao giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị sản xuất; tăng dần giá trị sản phẩm công nghiệp, dịch vụ trong tổng giá trị sản phẩm. VRG tiếp tục thực hiện chủ trương tái cơ cấu, đa dạng hóa sở hữu thông qua CPH nhằm nâng cao năng lực quản trị, hiệu quả doanh nghiệp (DN) và tạo nguồn vốn để phát triển; chủ động hội nhập quốc tế, tích cực tham gia các tổ chức, hiệp hội ngành nghề để nâng cao thương hiệu và mở rộng thị trường.
Trồng và chế biến mủ cao su - lĩnh vực kinh doanh chính của Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam
Về hình thức CPH, VRG sẽ bán một phần vốn nhà nước, phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ, trong đó vốn nhà nước tại DN 38.802,8 tỷ đồng và phát hành thêm 1.197,2 tỷ đồng. Cơ cấu vốn điều lệ thực hiện theo nguyên tắc sau khi trừ tỷ lệ cổ đông Nhà nước chiếm 75%, bán ưu đãi cho người lao động khoảng 1,25%, còn lại bán đấu giá rộng rãi ra ngoài thị trường và cổ đông chiến lược (50/50). Sau CPH, VRG hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Như vậy, các công ty nông nghiệp vẫn là DN do công ty mẹ - VRG sở hữu 100% vốn; 4 đơn vị sự nghiệp sẽ hoạt động theo mô hình công ty khoa học - công nghệ và công ty xã hội 100% vốn tập đoàn.
Tổng giám đốc Trần Ngọc Thuận khẳng định, CPH VRG nhà nước chủ thể hoàn toàn phù hợp với đặc thù mang tính xã hội to lớn của ngành cao su: Con người gắn với địa phương. VRG đầu tư trên đất của nhà nước, tạo việc làm cho lao động nông thôn, đồng bào dân tộc thiểu số; cùng địa phương phát triển cơ sở hạ tầng; thực hiện an sinh xã hội, quốc phòng - an ninh ở khu vực khó khăn, nhất là nông thôn vùng sâu, xa, miền núi, biên giới.
TÁI CƠ CẤU ĐỂ PHÁT TRIỂN
Kinh doanh của VRG khá đa dạng nhưng phần lớn doanh thu và lợi nhuận từ 4 mảng chính gồm: Công ty cao su, công nghiệp cao su, gỗ cao su, hạ tầng khu công nghiệp.
Đến năm 2020, VRG phấn đấu duy trì tổng diện tích khoảng 400.000 ha cao su (trong nước 285.000 ha, ngoài nước 115.000 ha), với sản lượng gia tăng bình quân 15%/năm (năm 2020 khoảng 414.000 tấn). Đồng thời tăng cường thu mua cao su tư nhân từ 60.000 tấn hiện nay lên 105.000 tấn; sản lượng tiêu thụ xấp xỉ 520.000 tấn.
“Bình Phước có 80.000 ha cao su thuộc DN nhà nước. Chỉ riêng DN cao su trực thuộc VRG đã giải quyết việc làm cho khoảng 21.000 lao động, thu nhập bình quân từ 4,5-8,5 triệu đồng/người/tháng; hằng năm đóng góp khoảng 10% nguồn thu ngân sách của tỉnh. Dù bất kỳ giai đoạn nào, kể cả trong bối cảnh khó khăn nhất, đối diện trước thách thức của thị trường thì công nhân cao su, hộ gia đình công nhân qua các thế hệ vẫn nhận được sự quan tâm cả về vật chất, tinh thần, tạo việc làm với thu nhập ổn định; con em ngành cao su được chăm lo học hành; đầu tư các công trình dân sinh, phúc lợi xã hội... Đó chính là những thành quả hết sức quan trọng, thể hiện vị thế không gì thay đổi được của ngành cao su - ngành kinh tế đầu tàu đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh của tỉnh Bình Phước...”. Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Tuệ Hiền |
Tổng giám đốc Trần Ngọc Thuận cho biết, mục tiêu của VRG là tăng sản phẩm công nghiệp từ nguyên liệu mủ, gỗ cao su. Cụ thể, tăng gấp đôi các sản phẩm như chỉ thun, găng tay, nệm, cao su kỹ thuật với công suất 23.000 tấn/năm hiện nay lên 45.000 tấn/năm. Tăng công suất gỗ tinh chế và ghép tấm trung bình 10%/năm, sản lượng gỗ MDF tăng gấp đôi hiện nay, đạt khoảng 900.000m3. Hiện VRG chiếm 50% sản lượng gỗ MDF, trong đó Công ty cổ phần gỗ MDF VRG Dongwha (VRG liên kết với Hàn Quốc) ở Bình Phước lớn nhất Đông Nam Á.
Đầu tư phát triển các khu công nghiệp trên đất cao su, tập đoàn sẽ tập trung khai thác hiệu quả những khu hiện có, đồng thời mở rộng giai đoạn 2 một số khu vực thuận lợi và đã được quy hoạch. Dự kiến trong 3 năm tới, tổng diện tích cho thuê khoảng 1.440 ha; cụ thể năm 2018 cho thuê 450 ha, năm 2019 là 530 ha và năm 2020 khoảng 460 ha. Trong lĩnh vực đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao, tập đoàn có sự đầu tư đáng kể để mở rộng diện tích. Theo kế hoạch xây dựng, đến năm 2020, tổng diện tích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao sẽ đạt 9.660 ha, tổng doanh thu trên 1.000 tỷ đồng.
Sau CPH, tổng doanh thu của VRG dự kiến trong 5 năm xấp xỉ 150.000 tỷ đồng, trong đó năm 2020 đạt trên 40.000 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân đạt 15%/năm; lợi nhuận sau thuế tăng từ 1.956 tỷ đồng năm 2016 lên 8.900 tỷ đồng năm 2020; lợi nhuận sau thuế cả kỳ kế hoạch là 29.000 tỷ đồng, bình quân 5.500 tỷ đồng/năm. VRG duy trì vị thế tập đoàn kinh tế nông nghiệp - công nghiệp có quy mô lớn, đa dạng sản phẩm công - nông nghiệp để nâng cao hiệu quả toàn diện. Đồng thời, VRG thực hiện tốt vai trò trong chương trình phát triển nông nghiệp - nông dân - nông thôn của Việt Nam.
Phương Hà
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Cảnh sát hóa trang xử lý xe quá tải chạy trên đê ở Hà Nội
- ·Gỡ nút thắt giao thông vào cảng Cát Lái
- ·Đối mặt với bệnh nan y
- ·Bé gái 5,2 kg chào đời khoẻ mạnh
- ·Chi phúc lợi tại đơn vị sự nghiệp theo quy định nào?
- ·Thiếu văn bản hướng dẫn, giải ngân gói 30.000 tỷ lại “rối”
- ·Tăng khả năng tiếp cận vốn cho doanh nghiệp
- ·Bài 1: “Nhận thức về trốn thuế, rửa tiền chưa thực sự được coi trọng"
- ·Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy trao nhà ‘Nghĩa tình biên cương’
- ·Thái Lan xả kho, gạo Việt thêm "cú" tác động
- ·Vỡ hồ chứa gây thiệt hại hơn 500 triệu, chủ hồ chưa đền bù cho người dân
- ·Chăm sóc da tuổi 30 cùng 4 loại thảo dược
- ·Quy định mới về xuất khẩu cá ngừ vào Hoa Kỳ
- ·Hôn mê vì ung thư di căn não, người phụ nữ Bắc Giang sinh con khoẻ mạnh
- ·Thanh niên chạy xe máy tốc độ cao lạng lách, bốc đầu bị phạt 9,5 triệu
- ·Chiến thắng ung thư máu, cô gái trẻ vẫn quyết 'không rời' khu điều trị hóa chất
- ·Hai thói quen vào buổi sáng gây hại gan hơn uống rượu và thức khuya
- ·Khó kiểm soát chất lượng hàng hóa bán trên mạng
- ·Bình Phước: Đề nghị tạm đình chỉ trưởng công an xã trong clip đấm đá dân
- ·Ai đang tiếp tay “bức tử” ngành điều?