【giải ngoại hạng trung quốc hôm nay】Tin ở tương lai
Vấp phải lỗi lầm và bị kết án 30 tháng tù ở tuổi 55, cứ tưởng cuộc đời ông Nguyễn Văn Lắm, ở ấp 11, xã Khánh An, huyện U Minh sẽ chấm hết, bởi mặc cảm tội lỗi của ông nặng nề hơn khi ông nghĩ đến truyền thống cách mạng từ dòng tộc. Thế nhưng, bằng sự nỗ lực của bản thân, sự an ủi, động viên từ những người thân trong gia đình và sự quan tâm giúp đỡ của cộng đồng, ông Lắm đã tìm lại được niềm tin vào cuộc sống, vào tương lai tốt đẹp.
Vấp phải lỗi lầm và bị kết án 30 tháng tù ở tuổi 55, cứ tưởng cuộc đời ông Nguyễn Văn Lắm, ở ấp 11, xã Khánh An, huyện U Minh sẽ chấm hết, bởi mặc cảm tội lỗi của ông nặng nề hơn khi ông nghĩ đến truyền thống cách mạng từ dòng tộc. Thế nhưng, bằng sự nỗ lực của bản thân, sự an ủi, động viên từ những người thân trong gia đình và sự quan tâm giúp đỡ của cộng đồng, ông Lắm đã tìm lại được niềm tin vào cuộc sống, vào tương lai tốt đẹp.
Sinh ra và lớn lên trong gia đình nghèo có 12 anh em ở ấp 12, xã Khánh Bình Ðông, huyện Trần Văn Thời. Dù nhà nghèo nhưng anh em ông Lắm đều được cha mẹ cho ăn học. Có lẽ vì lo cho các con đi tìm con chữ mà gia đình ông rơi vào khó khăn. Là con trai trưởng, ông Lắm thấu hiểu được nỗi vất vả của cha mẹ nên xin được nghỉ học sau khi hết lớp 5 để trở về phụ giúp gia đình.
Nhờ được mọi người tin tưởng động viên mà giờ đây ông Lắm (người đứng bên phải) không chỉ vươn lên làm kinh tế giỏi mà còn trở thành người có ích cho xã hội. |
Năm tháng qua đi, 11 người em của ông cũng ngày một khôn lớn. Ðó cũng là lúc ông Lắm lập gia đình để tạo dựng cuộc sống riêng. Sau ngày cưới, vợ chồng ông được cha mẹ cho ra riêng với tài sản là 1 nền nhà và 5 công đất ruộng. Hằng ngày, ngoài việc chăm sóc ruộng đồng, vợ chồng ông còn đi làm mướn cho bà con trong xóm. Nhờ vậy mà cuộc sống gia đình ông cũng từng bước ổn định.
Rồi khi 9 người con lần lượt ra đời cũng là lúc gia đình ông lâm vào cảnh khốn khó, vợ con thường xuyên đau ốm. Ðể có tiền lo thuốc thang cho vợ con, ngoài việc lao động cực lực, 5 công đất cũng bị ông Lắm sang bán lại cho người khác. Năm 1997, ông Lắm quyết định dắt díu gia đình về xã Khánh An lập nghiệp. Tại đây, ông mượn đất trên tuyến đê bao quốc phòng, dựng chòi nhỏ để làm nơi nương thân cho cả gia đình. Hằng ngày, cả nhà ông đi làm thuê đắp đổi qua ngày. Con cái lớn khôn, yên bề gia thất nên gánh nặng trên đôi vai gầy gò của ông Lắm cũng giảm đi phần nào.
Cứ tưởng rồi cuộc sống gia đình ông sẽ được cải thiện, nhưng có ngờ đâu vào 1 ngày tháng 5 định mệnh. Giữa ông và ông Nguyễn Công Danh xảy ra tranh chấp đất, lúc này ông Danh làm bảo vệ sà lan cho công ty dầu khí đóng trên địa bàn xã. Trong lúc tức giận, ông Lắm hướng dẫn con cháu trộm chiếc sà lan mà ông Danh đang nhận giữ để ông Danh bồi thường. Nhưng có ngờ đâu, sự việc bại lộ, ông Lắm đành ngậm ngùi chấp nhận mức án 30 tháng tù giam từ đầu tháng 9/2005.
Ông Lắm ngậm ngùi: “Thời gian đầu ở tù, tôi toàn suy nghĩ chuyện tiêu cực, phần hụt hẫng, phần xấu hổ với bạn bè, gia đình và người thân. Suy nghĩ là vậy nhưng không ai từ bỏ tôi hết, tôi vẫn nhận được sự động viên, khuyên bảo của cán bộ quản giáo tại trại giam, gia đình, người thân, đặc biệt là vợ con. Tôi nhận ra rằng mình còn quá nhiều điều để làm, nhất là việc giáo dục con cái và đàn cháu thơ trở thành người có ích cho đời”.
Càng thương con, thương cháu, ông Lắm càng cố gắng nhiều hơn. Ngoài việc chấp hành tốt nội quy của trại, ông còn tích cực vận động anh em phạm nhân tham gia cải tạo, lao động. Từ đó, ông Lắm được cán bộ quản giáo tin tưởng, giao cho nhiều nhiệm vụ như quản lý phạm nhân, hướng dẫn anh em phạm nhân trồng rau, nuôi heo hay đi ăn ong ở tận rừng sâu. Bất cứ nhiệm vụ nào ông cũng cố gắng hoàn thành. Ngày 30/4/2007, vì thành tích học tập và cải tạo tốt, ông được ra tù trước thời hạn 11 tháng.
Buồn vui xen lẫn, ông trở về cuộc sống đời thường với khá nhiều bỡ ngỡ, xáo trộn khi phải đối mặt với hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, không công ăn việc làm, mặc cảm, tự ti. Khi ấy ông lại tiếp tục nhận được sự động viên của gia đình, đặc biệt là sự quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ của các cấp, ngành tại địa phương, ông Lắm đã gạt đi những lời thị phi, quyết tâm phấn đấu làm ăn.
Ông Lắm nhớ lại: “Chợt nhớ ra rằng xã Khánh An có rất nhiều sậy nên tôi bàn với vợ con đi hái bông sậy bán và hơn 1 năm tích luỹ được hơn 6 triệu đồng. Với số vốn này, tôi quyết định đi mua cừ tràm để bán lại cho người dân địa phương. Do quá ít vốn nên lời cũng chẳng được bao nhiêu. Sau này nhờ chính quyền địa phương thương tình giúp đỡ, đặc biệt là anh Bùi Văn Tửng, Trưởng Công an ấp 11 cho tôi mượn vốn để làm ăn, dần dần việc mua bán tràm của tôi được nhiều người biết đến nên ngày một phát triển và khấm khá hơn”.
Hiện nay, với nghề làm cừ tràm, mỗi tháng ông Lắm thu nhập từ 7-10 triệu đồng, những lúc cao điểm có khi lên đến 15-20 triệu đồng/tháng. Không chỉ tạo công ăn việc làm cho gia đình, ông Lắm còn tạo công ăn việc làm cho hàng chục lao động ở địa phương. Trong đó, ông đặc biệt quan tâm đến các đối tượng sau khi thụ án trở về tái hoà nhập cộng đồng, bởi ông Lắm cảm thông và thấu hiểu được nỗi khổ của những người một thời lầm lỡ như mình.
Anh Lê Chí Nhân, một trong những người được ông Lắm giúp đỡ, chia sẻ: “Lúc mới thụ án về, tôi mặc cảm lắm, không dám đi đâu hết phần vì ngại, phần vì xấu hổ với bạn bè. Sau đó, tôi được chú Lắm đến động viên, an ủi, chú lấy chính bản thân ra giải thích cho tôi hiểu. Kể từ đó tôi mới lấy lại được niềm tin, rồi làm công nhân tại bãi cây của chú, trung bình mỗi tháng cũng được hơn 3 triệu đồng nên cuộc sống gia đình tôi giờ cũng ổn định, vợ chồng tôi thật sự mang ơn chú Lắm rất nhiều”.
Anh Bùi Văn Tửng, Trưởng Công an ấp 11, xã Khánh An, nhận xét: “Sau khi thụ án trở về, không chỉ tích cực phát triển kinh tế gia đình, chú Lắm còn quan tâm giúp đỡ những người có cùng cảnh ngộ vượt qua mặc cảm, vươn lên trong cuộc sống. Ðặc biệt là việc thực hiện và giáo dục con cháu tham gia tích cực các phong trào ở địa phương, chấp hành tốt chủ trương của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Thời gian gần đây, chú còn là một trong những cộng tác viên đắc lực của công an địa phương, tố giác kịp thời nhiều vụ tệ nạn xã hội trên địa bàn, giúp lực lượng làm nhiệm vụ kịp thời phát hiện và trấn áp để bảo vệ sự bình yên cho Nhân dân”.
Với những gì làm được, ông Lắm thật sự là tấm gương sáng trong việc chấp hành án và tái hoà nhập cộng đồng. Chính vì thế mà tấm giấy khen của UBND huyện U Minh trao tặng cho ông tại lễ tuyên dương những người tiêu biểu khi trở về tái hoà nhập cộng đồng năm 2014 là phần thưởng xứng đáng./.
Bài và ảnh: Trần Thể
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Lỗi bảo mật trên Android giúp qua mặt mật mã khóa màn hình
- ·Giá vàng hôm nay ngày 5/4: Dự báo còn tăng nhẹ trong ngắn hạn
- ·Bảng giá ô tô Honda mới nhất tháng 4/2018
- ·Sau Agribank đến lượt Vietinbank và BIDV tăng phí rút tiền ATM
- ·Nhận định, soi kèo U23 Farense vs U23 Rio Ave, 18h00 ngày 6/1: Đắng cay sân nhà
- ·ROS lên kế hoạch trả cổ tức 20% năm 2018
- ·Tã, bỉm trong tay doanh nghiệp ngoại
- ·Những điểm cộng tuyệt vời của Galaxy S9 so iPhone X mà không tốn 1.000 USD
- ·Galaxy Tab S2 siêu mỏng nhẹ ra mắt ấn tượng tại Việt Nam
- ·Chỉ cần bán bột nếp làm bánh trôi, nhiều tiểu thương ‘lãi’ tiền triệu mỗi ngày
- ·Quảng Ninh tập trung đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm 2025
- ·Top 3 xe ga mới ‘toanh’ tầm giá rẻ 30 triệu đồng cho phái nữ
- ·Dân mạng 'phát cuồng' vì khoảnh khắc Mỹ Linh tình tứ cùng thủ thành Bùi Tiến Dũng
- ·Ô tô Hyundai giá chỉ 238 triệu đồng mới ra mắt có gì đặc biệt
- ·9 số điện thoại đường dây nóng nhận phản ánh về giao thông dịp nghỉ lễ 2/9
- ·Giá vàng hôm nay 6/4: Giá vàng 'đổ đèo' trong phiên giao dịch cuối tuần
- ·Nokia X rò rỉ hình ảnh thực tế: Xác nhận notch, máy ảnh kép phía sau
- ·‘Thương lái Trung Quốc đổ xô thu mua rễ hồ tiêu là chuyện bình thường’
- ·TP Lai Châu: 6 tháng đầu năm tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt gần 43%
- ·FLC mang ‘siêu phẩm’ FLC Quang Binh Beach & Golf Resort trình làng Hà Nội