【bong da ket qua c1】Điểm tựa cho những hộ mới thoát nghèo
(CMO) Từ nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội (CSXH) mà hằng năm nhiều mô hình làm ăn hiệu quả trên địa bàn huyện Cái Nước ra đời, tạo điều kiện cho các hộ mới thoát nghèo, ổn định cuộc sống. Bên cạnh đó, để nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn vay, các địa phương đã từng bước củng cố và phát huy vai trò phối hợp với những đơn vị uỷ thác.
Được biết, trong tháng 7 vừa qua tại huyện Cái Nước có 1.602 lượt hộ được vay mới, nâng tổng dư nợ từ đầu năm đến nay lên hơn 232 tỷ đồng. Trong đó, riêng hộ mới thoát nghèo được vay vốn là 528 hộ, dư nợ trên 29 tỷ đồng.
Mở hướng thoát nghèo bền vững
Gia đình anh Ngô Văn Hiếu ở ấp Rau Dừa B, xã Hưng Mỹ được hỗ trợ vay vốn từ Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) huyện Cái Nước để đầu tư chăn nuôi. Anh Hiếu cho biết: “Trước đây, để có vốn đầu tư, tôi phải vay mượn thêm bên ngoài với lãi suất rất cao, thế nên tiền làm ra bao nhiêu chỉ đủ đóng lãi vay, không dành dụm lại được. Nhờ địa phương giới thiệu, tôi được NHCSXH cho vay 20 triệu đồng. Với số tiền này, tôi đã trả được nợ vay bên ngoài và mua thêm 4 con heo giống về nuôi, đồng thời nuôi thêm gà, vịt”.
Ngân hàng CSXH huyện Cái Nước giải ngân nguồn vốn tại điểm giao dịch xã Hưng Mỹ. |
Năm 2015, anh tiếp tục vay thêm 20 triệu đồng từ chương trình vay vốn cho hộ mới thoát nghèo để sửa nhà và đầu tư nuôi thêm heo giống. Bên cạnh đó, anh cũng duy trì công việc phụ “ai thuê gì làm nấy” để có đồng ra đồng vào trang trải tiền học cho 2 đứa con. Hiện tại, đời sống gia đình anh khá ổn định.
Không chỉ người dân phấn khởi mà ngay cả các cán bộ cũng yên tâm khi NHCSXH có nhiều chương trình vay mới để đáp ứng nhu cầu cho bà con đang gặp khó khăn. Ông Trịnh Quốc Khánh, Phó chủ tịch UBND xã Hưng Mỹ, cho biết, trước đây, chỉ có đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo được thụ hưởng chính sách tín dụng ưu đãi, chưa có chính sách hỗ trợ đối với hộ mới thoát nghèo. Trong khi ranh giới giữa hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo rất mong manh, nếu xảy ra một vài sự cố như gia đình có người đau ốm, tai nạn là họ lại có thể tái nghèo. Do đó, không ít hộ nghèo sau khi vay vốn của NHCSXH đã thoát nghèo nhưng không bền vững. Vì vậy, chương trình tín dụng cho vay với hộ mới thoát nghèo đã ra đời, trở thành nguồn lực tiếp sức cho rất nhiều hộ thoát nghèo có điều kiện vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống ổn định, thoát hẳn nguy cơ tái nghèo.
Ổn định nguồn vốn
Thời gian qua, trên địa bàn huyện Cái Nước có nhiều hộ thoát nghèo vươn lên khấm khá. Ngoài nỗ lực của bản thân từng gia đình, các cấp chính quyền đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để người dân tiếp cận các nguồn vốn vay phát triển sản xuất và nguồn vốn vay đó được người dân sử dụng có hiệu quả. Sở dĩ bà con nông dân yên tâm khi vay vốn từ NHCSXH là vì lãi suất ưu đãi, thời gian trả nợ gốc và lãi khá dài, người vay có thể gửi tiết kiệm mỗi tháng để trừ dần lãi vay, từ đó tạo tâm lý khá thoải mái để phát triển trồng trọt, chăn nuôi đạt hiệu quả tốt nhất, giúp bà con thoát nghèo bền vững.
Bà Huỳnh Hồng Tươi, Tổ trưởng Tổ Tiết kiệm và Vay vốn (TK&VV) ấp Rau Dừa B, xã Hưng Mỹ, chia sẻ: “Không chỉ đồng hành cùng tổ viên và bà con gặp khó khăn trong quá trình sử dụng nguồn vốn chính sách, Tổ TK&VV còn chú trọng công tác kiểm tra, xử lý nợ quá hạn kịp thời, đôn đốc các hộ trong tổ trả nợ gốc, lãi đúng thời hạn. Đồng thời, đề nghị ngân hàng cho gia hạn đối với các hộ còn khó khăn chưa có khả năng trả được nợ, hoặc đề nghị cho vay đối với những hộ đang sản xuất kinh doanh dở dang, các hộ đang làm ăn tốt có nhu cầu vay vốn để tái sản xuất, kinh doanh”.
Theo ông Trần Phương Nam, Phó giám đốc Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Cái Nước, huyện làm tốt công tác tuyên truyền, phối hợp để đưa nguồn vốn CSXH về với người dân. Nguồn vốn vay từ chương trình hộ mới thoát nghèo tạo ra sức lan toả lớn, kịp thời tiếp sức cho các hộ mới thoát nghèo có điều kiện đầu tư phát triển sản xuất, cải thiện đời sống. Bên cạnh đó, khách hàng vay vốn đã có sự chuyển biến về nhận thức, có vay, có trả, chấp hành quy định trả lãi vay và gửi tiền tiết kiệm theo định kỳ hằng tháng, trả nợ vay khi đến hạn.
Có được kết quả này, thông qua hoạt động cho vay, NHCSXH thường xuyên phối hợp với Đảng uỷ, UBND xã và các tổ chức chính trị - xã hội thường xuyên kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay, bảo đảm vốn tín dụng chính sách đến đúng từng hộ được thụ hưởng. Qua đó, đáp ứng nhu cầu đầu tư mở rộng sản xuất, chăn nuôi để nâng cao thu nhập, đảm bảo người dân thoát hẳn nguy cơ tái nghèo
Trương Việt Mỹ
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Nhân viên quán karaoke ở Đà Nẵng chém khách tử vong
- ·Tặng bạn đọc sách 'Tranh chấp lao động
- ·Người khuyết tật được trợ cấp thế nào?
- ·Hai con bị điện giật và lời cầu cứu của bố mẹ
- ·Du lịch TP. Hà Nội đạt doanh thu 594 tỷ đồng dịp Tết Dương lịch
- ·Con dâu mất việc mẹ chồng khinh ra mặt
- ·Vay mượn ngược xuôi không đủ 20 triệu đồng cứu con
- ·Mốc son chói lọi
- ·Nhận định, soi kèo Khor Fakkan vs Baniyas, 19h55 ngày 6/1: Khó tin cửa dưới
- ·Bị chó cắn thương tích nặng mà gia chủ không chịu bồi thường
- ·Công an Bình Thuận thông tin về vụ tai nạn 'xôn xao mạng xã hội'
- ·Bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn 10 ngày giữa tháng 04/2015
- ·Công an được quyền giữ xe thế nào?
- ·Không sinh được con, mẹ chồng muốn tôi ly hôn
- ·Cả nước có hơn 8.800 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, chờ đón cơ hội mới
- ·Thời gian phục vụ quân đội có được tính chế độ bảo hiểm?
- ·Về quê rồi ...còn muốn cưới anh không?
- ·Tối tối hạnh phúc bên vợ con tôi lại thương cô ấy
- ·Agribank tặng thưởng 1 tỷ đồng cho Đội tuyển Bóng đá Quốc gia Việt Nam
- ·Nếu dành tiền chữa bệnh cho vợ thì con đói