会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【bang xep hang bong da ha lan】Những cộng tác viên dân số giàu nhiệt huyết!

【bang xep hang bong da ha lan】Những cộng tác viên dân số giàu nhiệt huyết

时间:2025-01-25 04:31:32 来源:Nhà cái uy tín 作者:Ngoại Hạng Anh 阅读:220次

30 năm làm cộng tác viên dân số

Thôn 7,c vibang xep hang bong da ha lan xã Long Hà, huyện Phú Riềng trước đây là địa bàn khó khăn, trình độ nhận thức của người dân hạn chế, tư tưởng “trọng nam, khinh nữ”, “phải có con trai để nối dõi tông đường” ăn sâu vào nếp nghĩ của người dân. Vì vậy, nhiều phụ nữ sức khỏe yếu nhưng vẫn cố sinh thêm con vì áp lực từ chồng và gia đình.

Cộng tác viên dân số Phạm Thị Luyến đề xuất nhiều giải pháp hiệu quả nhằm gắn công tác dân số với phát triển kinh tế, văn hóa, chính trị ở địa phương

Năm 1994, khi đảm nhiệm làm công tác dân số, bà Phạm Thị Luyến đã không quản ngại nắng mưa, sớm tối “đi từng ngõ, gõ cửa từng nhà” để tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chính sách dân số. “Ngay năm đầu tiên làm CTV dân số, tôi đã vận động được 20 chị em lên bệnh viện để thực hiện kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ). Tôi cũng ở lại bệnh viện cả tuần để lo, phụ chăm sóc cho đến khi họ về mới thôi” - bà Luyến nhớ lại.

Cộng tác viên Phạm Thị Luyến tuyên truyền chính sách dân số cho công nhân xưởng điều trên địa bàn thôn 7, xã Long Hà, Phú Riềng

Có khoảng 5 năm bà Luyến là Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Long Hà, đến tuổi nghỉ hưu, bà tiếp tục được tín nhiệm bầu làm Trưởng Ban công tác Mặt trận thôn. Dù ở vị trí nào, trong suốt 30 năm qua, bà Luyến vẫn chưa một lần gián đoạn vai trò CTV dân số. “Nhờ được cô Luyến đến tận nhà tuyên truyền mà tôi có thêm nhiều kiến thức trong suốt thai kỳ năm 2021, nay thì đang thực hiện KHHGĐ để giãn khoảng cách sinh con từ 3-5 năm. Cô Luyến còn giúp nhiều nam giới trong thôn cùng có trách nhiệm thực hiện các chỉ tiêu dân số” - chị Nguyễn Thị Kiều Trang ở thôn 7, xã Long Hà chia sẻ.

Ghi nhận những đóng góp không ngừng nghỉ trong suốt 30 năm làm CTV dân số, bà Phạm Thị Luyến đã được tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp dân số, nhiều lần được tặng giấy khen, bằng khen của các cấp vì có thành tích tốt trong công tác dân số ở cơ sở. “Bước vào tuổi 65, làm công tác dân số thời đại 4.0, áp dụng chuyển đổi từ dân số - KHHGĐ sang dân số và phát triển… cũng là những điều không dễ dàng. Thế nhưng, với trọng trách và quyết tâm, thời gian tới, tôi vẫn tiếp tục gắn bó với công tác dân số, tích cực truyền thông để người dân chấp nhận xây dựng gia đình 2 con và nâng cao chất lượng dân số theo Nghị quyết số 21 của Ban Chấp hành Trung ương Ðảng khóa XII” - bà Luyến cho biết.

Người vác tù và hàng tổng

Cùng CTV dân số Nguyễn Mỹ Dung tới thôn 7, xã Đoàn Kết, huyện Bù Đăng, chúng tôi càng hiểu hơn vì sao nhiều người thường ví CTV dân số là người “ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng”.   

Điểm đến đầu tiên của chị Dung là gia đình chị Thị Thành (SN 1995), đã sinh 3 con gái, các cháu đều còn nhỏ, trong khi cả hai vợ chồng đều làm nghề tự do, kinh tế khó khăn, nhưng chồng chị Thành vẫn muốn sinh thêm con trai để nối dõi tông đường. Nắm được tình hình, chị Dung đến nhà tuyên truyền, vận động, tư vấn vợ chồng trẻ nên sử dụng các biện pháp tránh thai… “Lúc đầu, chồng tôi không nghe đâu, thấy cô Dung đến là muốn đuổi về. Nhưng nhờ cô kiên trì phân tích nên chồng tôi đã hiểu và thống nhất không sinh thêm nữa mà tập trung lo cho các con ăn học, phát triển kinh tế, xây dựng gia đình hạnh phúc” - chị Thành phấn khởi chia sẻ.

Cộng tác viên dân số Nguyễn Mỹ Dung “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng”ở thôn 7, xã Đoàn Kết, huyện Bù Đăng để tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chính sách dân số

Hơn 10 năm gắn bó với công tác dân số và y tế thôn, chị Dung dường như nắm rõ từng ngõ ngách, lên danh sách từng hộ dân để theo dõi, tuyên truyền chiến lược dân số, tham mưu, đề xuất với cán bộ chuyên trách dân số, cán bộ y tế, chính quyền địa phương có giải pháp tuyên truyền hiệu quả. Đồng thời chị Dung cũng thường xuyên liên hệ với Hội Liên hiệp Phụ nữ xã hỗ trợ cho vay vốn, hướng dẫn cách làm, kịp thời động viên tinh thần những gia đình thực hiện KHHGĐ sớm ổn định cuộc sống. Gia đình chị Dung có nghề may vá, sửa quần áo nên cũng trở thành địa chỉ hỗ trợ người dân trong thôn.

Bằng cái tâm, cái tình, sự khéo léo, tế nhị, chị Dung đã khiến nhiều chị em cảm phục, hiểu và dần thay đổi nhận thức về chính sách dân số KHHGĐ. Đến nay, chất lượng dân số trên địa bàn chuyển biến tích cực, 100% chị em trong độ tuổi sinh sản được tư vấn, phụ nữ mang thai được khám định kỳ, tỷ lệ trẻ sinh ra được sàng lọc trước khi sinh… Các chỉ tiêu dân số đang góp phần đưa xã Đoàn Kết về đích nông thôn mới nâng cao trong năm 2025.

Cộng tác viên tiên phong thực hiện

Là người S’tiêng, sinh ra và lớn lên ở ấp 1, xã An Khương, huyện Hớn Quản, ông Điểu Nông (SN 1959) hiểu rõ địa phương có 306 hộ, trong đó hơn 65% là đồng bào dân tộc thiểu số, khoảng 90% là người theo Đạo. Chính vì thế, nhiều tập quán lạc hậu như: tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, sinh sản tự nhiên “đông con là đông của”… vẫn tồn tại trong các gia đình, dòng họ.

Gia đình ông Điểu Nông cũng bị ảnh hưởng bởi tư tưởng đông con, mãi đến năm 1995, ông mới quyết định đưa vợ đi triệt sản và dừng lại ở 5 con. Sau đó, vợ chồng ông phải cật lực làm ruộng, tích góp mua rẫy mới đủ lo cho con học tập, có nghề nghiệp ổn định. “Đối với gia đình trẻ hiện tại, đất sản xuất ngày càng ít, nên chủ yếu đi làm thuê hoặc làm công nhân ở các khu công nghiệp…, nếu sinh con nhiều thì sẽ đói nghèo, khó khăn cho tương lai” - ông Điểu Nông trăn trở.

Cộng tác viên Điểu Nông sử dụng công nghệ thông tin để truyền tải thông điệp dân số cho nhóm cộng đồng ấp 1, xã An Khương, huyện Hớn Quản

Năm 2002, ông Điểu Nông được bầu chọn là người có uy tín, cũng là lúc ông tự nguyện đảm trách luôn vai trò CTV dân số của ấp 1. “Lúc đầu làm CTV dân số, tôi ngại lắm. Nhiều lần tới hộ dân tuyên truyền không sinh con thứ ba, có những người tỏ thái độ ra mặt, không hợp tác… Nhưng tôi xác định đã nhận công việc này thì dù khó khăn, vất vả vẫn phải cố gắng làm cho tốt” - ông Điểu Nông chia sẻ.

Nếu như CTV dân số là nữ dễ dàng tiếp cận, chia sẻ với chị em hơn thì với vai trò CTV dân số là nam giới, ông Điểu Nông lại chủ động tiếp cận với các ông chồng. Bởi theo ông, đó chính là đối tượng cần thay đổi nhận thức đầu tiên; giúp những người đàn ông trong gia đình xóa bỏ tư tưởng “trọng nam, khinh nữ”, biết chia sẻ với vợ, ủng hộ sử dụng các biện pháp tránh thai để đảm bảo an toàn sức khỏe cho người phụ nữ.

Thực hiện chương trình nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, ông Điểu Nông đã linh hoạt phối hợp với các hội, đoàn thể lồng ghép chính sách dân số - KHHGĐ với các cuộc họp ấp, họp chi bộ, những buổi sinh hoạt văn hóa, văn nghệ… Qua đó, giúp người dân tiếp cận thông tin, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác dân số kịp thời hơn.

Mặc dù địa bàn các thôn, ấp xa xôi, việc đi lại khó khăn, phụ cấp rất thấp, không có chế độ bảo hiểm… nhưng những CTV dân số vẫn từng ngày miệt mài bám cơ sở, không ngừng học tập, thích ứng với chuyển đổi dân số - KHHGĐ sang dân số và phát triển, tích cực đưa các chủ trương của Đảng và chính sách của ngành về tận vùng sâu, vùng xa… Họ chính là lực lượng nòng cốt góp phần làm nên diện mạo mới về chính sách, cơ cấu, quy mô, chất lượng dân số của tỉnh trong thời kỳ đổi mới.

Phó Chi cục trưởng Chi cục Dân số tỉnh LÊ VĂN HẬU


(责任编辑:World Cup)

相关内容
  • Loạt siêu phẩm phim ảnh, thể thao hấp dẫn trên K+ dịp Tết Ất Tỵ 2025
  • Không khí lạnh sẽ tràn vào miền Bắc đêm nay
  • Ngân hàng nhà nước sắp bị kiểm toán
  • Cá tươi ngâm hóa chất
  • ‘Thực hiện số hóa ngân hàng một cách toàn diện’
  • Đi chợ mỹ phẩm xịn, giá bèo Dịch Vọng
  • Quả đắng... bưởi Diễn
  • Dân Mỹ tha hồ đi xe không chính chủ
推荐内容
  • Chứng khoán tuần qua: Thị trường điều chỉnh tích lũy, thanh khoản chưa cải thiện
  • Xả súng bừa bãi chết người tại New York
  • 80 giáo viên Yên Bình bị đuổi biên chế: Tiếng sét bên tai
  • Lộ diện thủ khoa đầu tiên của kì thi đại học 2012
  • Long An truy điệu, an táng 122 hài cốt liệt sĩ
  • Lãnh đạo cấp cao Nhà nước bị tin nhắn rác làm phiền