【bong da ketqua】Định hướng xây dựng cơ chế tài chính PPP tại Việt Nam
Đây là một hoạt động trong khuôn khổ hợp tác giữa Bộ Tài chính Việt Nam và Bộ Ngân khố Vương quốc Anh và chủ đề của cuộc hội thảo này có ý nghĩa thiết thức đối với chủ trương tái cơ cấu đầu tư công cũng như sự phát triển của mô hình PPP trong đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế dài hạn của Việt Nam.
Phát biểu khai mạc,ĐịnhhướngxâydựngcơchếtàichínhPPPtạiViệbong da ketqua Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà cho biết, Việt Nam đang trong những năm đầu tiên thực hiện Chiến lược phát triển KT-XH 2010-2020 với mục tiêu cơ bản trở thành một nước công nghiệp hiện đại vào năm 2020. Để đạt được mục tiêu này, một đột phá trọng tâm của Chiến lược là "xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ với một số công trình hiện đại, tập trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị lớn".
Thứ trưởng ước tính, từ nay đến năm 2020, nhu cầu vốn để đầu tư cho cơ sở hạ tầng của Việt Nam vào khoảng 10-11% GDP, tương đương 160-170 tỷ USD. Trong khi đó, tổng chi đầu tư phát triển từ ngân sách Nhà nước, trái phiếu Chính phủ và ODA trong 5 năm tới chỉ đạt khoảng 7% GDP. Như vậy, Việt Nam cần phải huy động thêm khoảng 50-60 tỷ USD trong 10 năm tới để đáp ứng nhu cầu đầu tư hạ tầng cơ sở cho phát triển kinh tế. Đây là một con số không nhỏ, đòi hỏi Chính phủ phải kịp thời có giải pháp về cơ chế, chính sách để thu hút, tập trung được mọi nguồn lực trong xã hội, cả trong và ngoài nước, đặc biệt là nguồn lực từ khu vực tư nhân cho phát triển hạ tầng.
Thứ trưởng nhấn mạnh, PPP là một phương thức quan trọng đã được nhiều quốc gia trên thế giới triển khai nhằm khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân trong phát triển hạ tầng KT-XH. Đối với Việt Nam, đây không phải là khái niệm mới. Trong những năm qua, Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách xã hội hóa (đặc biệt trong lĩnh vực y tế, giáo dục), thiết lập các mô hình BT (xây dựng - chuyển giao), BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) trong đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đường, cầu, cảng... Tuy nhiên, các hình thức này bộc lộ những hạn chế nhất định, chưa khuyến khích mạnh sự tham gia của khu vực tư nhân trong và ngoài nước.
Để mở rộng và chuẩn hóa quy định hợp tác PPP, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 71/2010/QĐ-TTg, trong đó quy định về phạm vi, đối tượng áp dụng mô hình PPP; chuẩn bị dự án, đấu thầu, lựa chọn nhà đầu tư, ký kết hợp đồng với khi vực tư nhân; thực hiện, quyết toán và chuyển giao dự án.
Mặc dù đã đạt được những kết quả bước đầu nhưng quá trình triển khai thực hiện mô hình PPP theo Quyết định 71 cũng còn tồn tại, vướng mắc, trong đó, đặc biệt là các chính sách tài chính triển khai dự án, quy định về phần đóng góp của Nhà nước còn chưa cụ thể, rõ ràng; cơ chế hỗ trợ đối với nguồn vốn của khu vực tư nhân chưa được quy định cụ thể... Những hạn chế này cũng cần được xem xét và có biện pháp tháo gỡ trong thời gian tới.
Quang cảnh hội thảo |
Bà Kate Harrison- Phó Đại sứ Vương quốc Anh tại Việt Nam chia sẻ, Anh có khá nhiều kinh nghiệm triển khai PPP tại nước Anh và các quốc gia khác trong nhiều năm qua, vì vậy, Anh rất mong muốn được chia sẻ những kinh nghiệm đó với Việt Nam.
Bà Kate Harrison cho biết, có tới 120 quốc gia trên thế giới dự định phát triển mô hình PPP nhưng thực tế là chỉ có khoảng 10 quốc gia triển khai được.
Riêng ở Việt Nam, Anh đã có cam kết mạnh mẽ và sẵn sàng hỗ trợ việc phát triển mô hình này và hi vọng mô hình PPP có thể được mở rộng có hiệu quả, mang lại thành công cho Việt Nam.
"Hãy cùng nhau chung tay đóng góp vào thành công của việc thực hiện mô hình PPP ở Việt Nam"- bà Kate Harrison nói.
Tại hội thảo, đại diện Văn phòng PPP- Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đại diện Vụ Tài chính ngân hàng, Vụ Đầu tư- Bộ Tài chính đã giới thiệu tới các đại biểu tổng quan tình hình triển khai PPP tại Việt Nam, thực trạng cơ chế tài chính cũng như những ưu đãi về chính sách để hỗ trợ triển khai mô hình này.
Từ những thông tin đó, ông David Wright - Chuyên gia tư vấn quốc tế về PPP đã dành cho Việt Nam 5 khuyến nghị là: Tiếp tục sự ủng hộ chính trị ở cấp cao; Dự thảo và ban hành Luật PPP và các quy định về PPP phù hợp với chuẩn mực quốc tế; Các bộ, ngành liên quan phải làm việc cùng nhau để thống nhất, xây dựng Chiến lược phát triển PPP; Tập trung nâng cao năng lực trước tiên để đảm bảo lựa chọn và quản lý các giao dịch hiệu quả hơn; Nên giao Bộ Tài chính quản lý Quỹ bù đắp khoảng trống tài chính và loại bỏ giới hạn về tỷ lệ tham gia của Nhà nước để có thể tăng tỷ lệ này lên 100% trong các trường hợp cần thiết.
Đặc biệt, ông David Wright nhấn mạnh, Việt Nam nên bắt đầu từ những dự án nhỏ, ít rủi ro, từ đó tích lũy kinh nghiệm để nâng cao khả năng thành công của những dự án lớn hơn, độ rủi ro cao hơn sau này.
Hồng Vân
(责任编辑:La liga)
- ·Nhận định, soi kèo Marbella vs Atletico Madrid, 03h30 ngày 5/1: Đá chơi thắng thật
- ·Đồng hành với thí sinh trong kỳ thi THPT quốc gia
- ·Trải nghiệm cùng Câu lạc bộ kỹ năng “Chiến sĩ nhỏ”
- ·Bù Gia Mập bồi dưỡng chính trị hè 106 cán bộ, giáo viên
- ·Chưa nên thu phí đường cao tốc do Nhà nước đầu tư
- ·Khai mạc hè và khai giảng các lớp năng khiếu
- ·Cung ứng 110 triệu bản sách giáo khoa phục vụ năm học mới
- ·Tuổi trẻ Thanh Lương góp sức xây dựng quê hương
- ·MacBook của Apple tương lai có thể sẽ không còn bàn phím
- ·Bù Gia Mập tuyên dương 52 gương Cháu ngoan Bác Hồ
- ·Sập cầu tạm ở Trà Vinh khi dùng 2 xe tải để thử tải
- ·3 học sinh Bình Phước vào vòng chọn dự thi quốc tế
- ·52 tiết mục tham gia vòng sơ khảo “Tìm kiếm tài năng trẻ” tỉnh
- ·Nguyễn Văn Thành Lợi đoạt huy chương đồng Olympic Vật lý quốc tế
- ·Ngân hàng KBank giành giải thưởng Thẻ Tín dụng mới tốt nhất 2024
- ·Học sinh giỏi mới được tuyển sinh đại học sư phạm
- ·Bàn thêm về sự thiếu trung thực chỉ vì thành tích
- ·Nhiều hoạt động đoàn thiết thực ở Phú Riềng
- ·Hãng công nghệ Nga ra mắt smartphone chống nghe trộm
- ·Tiện lợi nộp thuế qua ứng dụng