【soi kèo vietnam vs indonesia】Phạt doanh nghiệp bất động sản 800 triệu
Phạt doanh nghiệp bất động sản 800 triệu - 1 tỷ đồng có đủ sức răn đe?ạtdoanhnghiệpbấtđộngsảntriệsoi kèo vietnam vs indonesia
Bộ Xây dựng mới đây có dự thảo phạt kịch khung 800 triệu - 1 tỷ đồng doanh nghiệp nếu vi phạm trong lĩnh vực xây dựng và kinh doanh bất động sản. Mức phạt này liệu có đủ sức răn đe doanh nghiệp hay vẫn chỉ như “muối bỏ biển”?
Mức phạt cao nhất là 1 tỷ đồng
Bộ Xây dựngđang lấy ý kiến cho dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chínhtrong lĩnh vực xây dựng.
Cụ thể, đối với vi phạm trong lĩnh vực trật tự xây dựng, kinh doanh bất động sản có hành vi bị xử phạt lên đến 1 tỉ đồng.
Bên cạnh đó, dự thảo nghị định tăng mức phạt tiền lên đến 800 triệu đồng đối với một số hành vi kinh doanh bất động sản như chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án mà không đảm bảo đầy đủ các yêu cầu hoặc các điều kiện theo quy định; bàn giao nhà, công trình xây dựng cho khách hàng khi chưa hoàn thành đầu tư xây dựng nhà ở, công trình xây dựng và các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo tiến độ ghi trong dự án đã được phê duyệt, chưa đảm bảo kết nối với hệ thống hạ tầng chung của khu vực.
Các hành vi như huy động hoặc chiếm dụng vốn trái phép; sử dụng vốn huy động của tổ chức, cá nhân hoặc tiền ứng trước của bên mua, bên thuê, bên thuê mua bất động sản hình thành trong tương lai không đúng mục đích cam kết… cũng sẽ áp dụng mức phạt 800 triệu đồng.
Theo Nghị định số 139/2017/NĐ-CP hiện hành, mức phạt cao nhất chỉ là 300 triệu đồng. Như vậy, dự thảo lần này đã tăng mức tiền phạt gấp 1,5 đến 2 lần so với mức phạt quy định tại Nghị định số 139.
Mức phạt chưa đủ sức nặng
Trả lời về mức phạt này, giới chuyên gia cho rằng, mức phạt trên chưa đủ sức răn đe, nhất là đối với các chủ đầu tư lớn. Mức phạt chỉ có thể ảnh hưởng đến các sàn môi giới, các nhà đầu tư thứ cấp. Mức phạt phải đủ sức răn đe để các chủ đầu tư, người vi phạm thấy rõ nếu có vi phạm thì bản thân chịu thiệt nặng trước, triệt tiêu lợi ích từ hành vi vi phạm.
Đồng thời, cần xem xét các yếu tố để hình sự hoá các vụ việc, xử lý nghiêm, dứt điểm như vậy mới đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, đủ sức răn đe, chấm dứt được tình trạng đẩy thiệt hại về cho khách hàng.
Mặt khác, để luật đi vào thực chất và bảo vệ được người dân, các cơ quan quản lý nhà nước phải đầy nhanh tiến độ cấp phép cho chủ đầu tư. Bởi thực tế để triển khai một dự án mất 3 - 5 năm, nếu không đẩy nhanh tiến độ phê duyệt hồ sơ sẽ rất khó cấm được doanh nghiệp bán “lúa non” để thu hồi vốn.
Theo GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường: “Sức ép về dòng vốn với các doanh nghiệp bất động sản là rất lớn. Một dự án có quy mô hàng trăm đến hàng ngàn tỷ đồng trong khi vi phạm hành chính chỉ phạt kịch khung 1 tỷ đồng là chưa hợp lý. Đó còn chưa kể, nhiều dự án sẽ tận dụng kẽ hở của luật pháp để lách, sẵn sàng vi phạm rồi nộp phạt để có thể thu hồi vốn và lợi nhuận nhanh chóng.
Do đó, khắc phục lâu dài là giải quyết các thủ tục hành chính, các chồng chéo bộ luật để không cản trở sự phát triển của thị trường, của doanh nghiệp và cũng tránh hiện tượng nhờn luật, mất niềm tin vào pháp luật của người dân, người kinh doanh bất động sản”.
Luật sư Nguyễn Xuân Vinh, đoàn Luật sư Hà Nội cho hay, nghị định 139/2017/NĐ-CP quy định rõ ràng về việc xử phạt, nhưng chưa quy định chi tiết cho từng giai đoạn tồn tại của công trình. Với dự thảo mới, tăng mức phạt lên cao, kỳ vọng có thể giải quyết những tồn tại sai phạm trong các doanh nghiệp bất động sản.
Tuy nhiên luật sư Vinh cũng cho rằng, thực tế, xử lý công trình vi phạm không nên chỉ chăm chăm nhìn vào vấn đề phạt tiền hay tháo dỡ, vì vấn đề này gây lãng phí nguồn lực xã hội, những công trình đã đưa vào sử dụng ảnh hưởng tâm lý người dân. Để xảy ra sai phạm có trách nhiệm rất lớn của các cơ quan quản lý Nhà nước tại địa phương như Sở xây dựng, UBND phường, UBND quận, UBND thành phố đã thiếu trách nhiệm trong công tác quản lý, không giám sát thì các chủ đầu tư mới ngang nhiên vi phạm.
- ·Chứng khoán ngày 3/1: Nhóm ngân hàng và chứng khoán lao dốc, VN
- ·Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Lương kỹ sư mới ra trường 3,5 triệu thì sống làm sao
- ·Đà Nẵng đồng loạt kiểm tra phòng cháy chữa cháy tại các chung cư, nhà tập thể
- ·Quốc hội chưa nhận được phản ánh về 44 chức danh được lấy phiếu tín nhiệm
- ·90 triệu dân, 128 triệu thuê bao di động
- ·Cải cách tiền lương đồng thời tăng lương hưu từ 1/7/2024
- ·Giám đốc Công an Hòa Bình công khai số điện thoại, mạng xã hội để nhận phản ánh
- ·Tạm giữ đối tượng lái xe vi phạm nồng độ cồn, chống người thi hành công vụ
- ·Vụ chuyến bay giải cứu: Ông Nguyễn Anh Tuấn khai chạy án vì thương người
- ·Quốc hội chưa nhận được phản ánh về 44 chức danh được lấy phiếu tín nhiệm
- ·Đấu giá lại 11 biển số ô tô 'siêu đẹp' vào ngày 15/9
- ·Bí thư Hà Nội Đinh Tiến Dũng lo lắng khi triển khai tiếp các dự án BĐS đắp chiếu
- ·Hiện trạng tiểu đảo trồng cây xanh ở cửa ngõ Tân Sơn Nhất bị đề xuất tháo bỏ
- ·Giám đốc Công an Cao Bằng và việc phá các vụ án chưa có tiền lệ
- ·Giá vé máy bay nội địa hạng phổ thông tối đa không quá 4 triệu đồng mỗi chiều
- ·Đề nghị công khai bộ trưởng, chủ tịch tỉnh 'tiếp công dân ít, uỷ quyền nhiều'
- ·Ban hành đầy đủ văn bản hướng dẫn thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững
- ·Hàng triệu giáo viên sẽ được tăng lương, bảo lưu lương đặc thù ở 36 đơn vị
- ·FPT khai trương trung tâm xuất khẩu phần mềm lớn nhất Việt Nam
- ·Nhân chứng vụ cháy nhà ở Đà Nẵng kể lại phút bất lực khi thấy khói lửa bao trùm
- Cựu hiệu trưởng trường THPT: Bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ ích nước, lợi nhà
- Infographic: Mỹ chuyển hướng tìm kiếm sản phẩm nội thất của Việt Nam
- Hà Nội thu hồi bằng tốt nghiệp THPT của một giám đốc và hiệu trưởng
- Hà Nội sẽ kiểm định 126 chung cư có tình trạng kỹ thuật mức 2
- Nữ sinh lớp 6 bị nhóm người đánh tới tấp ở gần trường học
- TP. Hồ Chí Minh tăng tốc hoàn thành các dự án xây dựng lưới điện
- Hàng hóa qua cảng biển tăng 5% so với cùng kỳ
- Chuyện chưa kể về nam sinh lớp 10 giải Nhất học sinh giỏi quốc gia
- EU đưa ra các phương án điều chỉnh thị trường năng lượng
- Cuộc đời bi kịch của nhà khoa học nữ chuyên săn tìm hóa thạch