【hoffenheim – werder bremen】Đề xuất không bổ sung linh kiện ô tô vào nhóm thuế nhập khẩu 0%
Bộ Tài chính đề xuất sửa đổi một số mức thuế xuất khẩu,Đềxuấtkhôngbổsunglinhkiệnôtôvàonhómthuếnhậpkhẩhoffenheim – werder bremen nhập khẩu ưu đãi Điều kiện áp dụng mức thuế nhập khẩu ưu đãi bộ linh kiện CKD ô tô |
Chỉ ưu đãi thuế với linh kiện trong nước chưa sản xuất được
Bộ Tài chính vừa có tờ trình gửi Chính phủ về dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2023/NĐ-CP về Biểu thuế xuất khẩu; Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi; Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.
|
Về kiến nghị bổ sung một số mặt hàng phụ tùng, linh kiện vào Danh mục nhóm 98.49 để áp dụng mức thuế suất MFN 0%, Bộ Tài chính cho biết, Công ty Ô tô Toyota Việt Nam kiến nghị bổ sung một số mặt hàng phụ tùng, linh kiện vào Danh mục nhóm 98.49 để áp dụng mức thuế suất MFN 0% (thuế suất thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ưu đãi).
Bộ Tài chính cho biết, theo quy định, linh kiện ô tô của doanh nghiệp tham gia Chương trình ưu đãi thuế được áp dụng mức thuế suất nhập khẩu 0% phải có tên trong nhóm 98.49 và thuộc loại linh kiện trong nước chưa sản xuất được.
Việc xác định linh kiện trong nước chưa sản xuất được căn cứ theo quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về Danh mục nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm trong nước đã sản xuất được. Hiện nay, các mặt hàng tại nhóm 98.49 thuộc Danh mục nhóm mặt hàng quy định cơ bản đều là các mặt hàng trong nước chưa sản xuất được và hàm lượng khoa học công nghệ cao, chế tạo phức tạp để thúc đẩy ngành công nghiệp ô tô trong nước phát triển, giảm giá thành sản xuất.
Tuy nhiên, các mặt hàng mà công ty Toyota kiến nghị hầu hết là các mặt hàng trong nước đã sản xuất được, cùng với việc danh mục nhóm 98.49 đã qua nhiều lần sửa đổi và cơ bản phù hợp với thực tiễn.
Theo đó, Bộ Tài chính trình Chính phủ không bổ sung thêm mặt hàng phụ tùng, linh kiện vào Danh mục nhóm 98.49 để áp dụng mức thuế suất MFN 0% như đề xuất của Công ty Toyota.
Kiến nghị giảm sản lượng của Chương trình ưu đãi thuế năm 2023
Ngoài ra, Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) và UBND tỉnh Hải Dương đề nghị xem xét kiến nghị của Công ty TNHH Ford Việt Nam về việc điều chỉnh giảm sản lượng của Chương trình ưu đãi thuế năm 2023.
Bộ Tài chính cho biết, Chương trình ưu đãi thuế để sản xuất, lắp ráp ô tô được quy định tại Nghị định số 125/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 57/2020/NĐ-CP ngày 25/5/2020, Nghị định số 101/2021/NĐ-CP ngày 15/11/2021) và gần đây là Nghị định số 26/2023/NĐ-CP ngày 31/5/2023 (thay thế các Nghị định này).
Bộ Tài chính đã trình Chính phủ nhiều chương trình ưu đãi thuế cho doanh nghiệp vượt qua khó khăn. |
Điều kiện tham gia Chương trình ưu đãi thuế và được áp dụng mức thuế suất MFN 0% đối với linh kiện, phụ tùng nhập khẩu để sản xuất, lắp ráp ô tô là doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô do Bộ Công thương cấp và đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Nghị định (bao gồm điều kiện về linh kiện; điều kiện về mẫu xe; điều kiện về sản lượng; điều kiện về khí thải; điều kiện về kỳ xét ưu đãi; điều kiện về hồ sơ, thủ tục).
Trong đó, doanh nghiệp phải đạt đủ điều kiện về sản lượng (bao gồm sản lượng chung tối thiểu cho các loại xe và sản lượng riêng tối thiểu cho từng mẫu xe) theo quy định cho từng nhóm xe.
Việc quy định về điều kiện sản lượng là nhằm khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất. Các doanh nghiệp sẽ không được hưởng các chính sách ưu đãi của Chương trình nếu không đáp ứng điều kiện về sản lượng trong kỳ xét ưu đãi thuế (6 tháng hoặc 12 tháng). Điều kiện về sản lượng là điều kiện quan trọng và tiên quyết để doanh nghiệp đầu tư vốn, mở rộng sản xuất, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, qua đó góp phần đưa ngành công nghiệp ô tô theo đúng định hướng, chủ trương của Đảng và Nhà nước.
Theo Bộ Tài chính, năm 2021, trong bối cảnh ảnh hưởng của dịch Covid-19, các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô gặp nhiều khó khăn, không thể đáp ứng được các điều kiện về sản lượng của Chương trình ưu đãi thuế để được áp dụng mức thuế suất 0% đối với linh kiện, phụ tùng nhập khẩu để sản xuất, lắp ráp ô tô.
Để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 101/2021/NĐ-CP, trong đó, căn cứ trên cơ sở tính toán các yếu tố về xu hướng thị trường và điều kiện kinh tế-xã hội, Nghị định đã kéo dài thời hạn áp dụng Chương trình ưu đãi thuế đến 31/12/2027 và điều chỉnh giảm sản lượng năm 2021 và 2022 của một số nhóm xe theo Chương trình ưu đãi thuế cho phù hợp với điều kiện thực tế.
Đồng thời, Nghị định số 101/2021/NĐ-CP cũng không đặt vấn đề tăng điều kiện về sản lượng qua các năm mà quy định duy trì ổn định cho cả giai đoạn 2022-2027. Hiện nay, Nghị định số 26/2023/NĐ-CP cũng đã kế thừa quy định về sản lượng tại Nghị định số 101/2021/NĐ-CP.
Bên cạnh đó, trong thời gian gần đây, để tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 36/2023/NĐ-CP ngày 21/6/2023 gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước và Nghị định số 41/2023/NĐ-CP ngày 28/6/2023 quy định mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô được sản xuất, lắp ráp trong nước (giảm 50% lệ phí trước bạ từ ngày 01/7/2023 đến hết ngày 31/12/2023).
Riêng ô tô điện chạy pin đã được miễn lệ phí trước bạ lần đầu trong vòng 3 năm kể từ ngày 01/3/2022 và áp dụng mức thu lệ phí trước bạ bằng 50% mức thu đối với ô tô chạy xăng, dầu có cùng số chỗ ngồi trong 2 năm tiếp theo.
Như vậy, Chính phủ đã có rất nhiều chính sách để hỗ trợ ngành sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước, việc tiếp tục đề xuất giảm sản lượng của VAMA là chưa phù hợp với tình hình hiện nay./.
Liên quan đến kiến nghị của VAMA và UBND, Bộ Tài chính đã có công văn trả lời VAMA và UBND tỉnh Hải Dương theo hướng, đề nghị doanh nghiệp thực hiện quy định điều kiện về sản lượng đối với Chương trình ưu đãi thuế để sản xuất, lắp ráp ô tô theo quy định tại Nghị định số 26/20223/NĐ-CP. Theo đó, Bộ Tài chính trình Chính phủ tiếp tục đề nghị doanh nghiệp tiếp tục theo quy định hiện hành./. |
(责任编辑:Cúp C2)
- ·17 nghìn hộ dân khát nước bên nhà máy 35 tỷ 'đắp chiếu' nhiều năm
- ·Dự báo thời tiết ngày mai 16/11: Bắc Bộ có mưa rào nhẹ rải rác và có nơi có dông
- ·Cháu tạt xăng phóng hỏa, đốt cậu tại nhà riêng ở Bình Dương
- ·Vi phạm luật giao thông: Xử phạt tài xế xe Porche gây tắc đường
- ·Chủ tịch EVN chia sẻ kỷ niệm khó quên nhân 30 năm
- ·Tin tức mới cập nhật ngày 19/11/2015: TPHCM bảo đảm hàng hóa thiết yếu không tăng giá dịp Tết
- ·Tổng thống Pháp quyết định tránh thảm sát ở sân vận động thế nào?
- ·Máy bay rơi liên tiếp trong một ngày, 23 người thiệt mạng
- ·Nguyên nhân bồn chứa xăng dầu trồi lên khỏi mặt đất hơn 1m ở Đắk Nông
- ·Kỷ luật nhiều lãnh đạo trung tâm y tế vụ thu hồi tiền hỗ trợ Covid
- ·BHYT học sinh, sinh viên: Quyền lợi hưởng ngày càng được mở rộng
- ·Tình hình Ukraine mới nhất: Quân ly khai tố cáo quân chính phủ Ukraine sử dụng vũ khí hạng nặng
- ·Tình hình Biển Đông mới nhất: Trung Quốc sẽ tiếp tục xây đảo ở Biển Đông
- ·Cháy chợ kinh hoàng ở Philippines, 6 trẻ vùi thân trong biển lửa
- ·Hà Nội tặng 2 tỷ đồng cho đội tuyển bóng đá nam Việt Nam
- ·Đầu năm học, nỗi lo lạm thu đến với từng phụ huynh ở TP.HCM
- ·Tai nạn giao thông: Xe ben 'hung thần' lại cán chết đôi nam nữ ở Bình Dương
- ·Cháy chùa Vạn Phật giữa lúc trời mưa lớn
- ·Thời tiết Hà Nội 22/7: Nắng xuất hiện từ sớm, trời oi nóng
- ·Tin tức mới nhất: Kinh hoàng mẹ giấu thi thể con trong...tủ lạnh hơn 1 năm