【lịch thi đấu bóng đá fa】Ngành điện tử: Tỷ lệ nội địa hóa thấp
Số liệu của Bộ Công Thương cho thấy,ànhđiệntửTỷlệnộiđịahóathấlịch thi đấu bóng đá fa trong quý I/2022, điện thoại và linh kiện điện tử có giá trị xuất khẩu lớn nhất, đạt 14,23 tỷ USD, chiếm 16% tổng kim ngạch xuất khẩu, giảm 0,9% so với cùng kỳ năm trước. Máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 13,05 tỷ USD, tăng 9,2%. Các thị trường xuất khẩu lớn của nhóm hàng này chủ yếu vẫn là EU, Hoa Kỳ, Trung Quốc, trong đó xuất khẩu điện tử, máy tính và linh kiện sang Hoa Kỳ tăng mạnh tới 17,2%, đạt gần 3 tỷ USD.
Xuất khẩu điện thoại và linh kiện tăng trưởng tốt |
Lĩnh vực điện tử tại Việt Nam ngày càng thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực này. Nhiều hãng điện tử lớn trên thế giới đã đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất sản phẩm điện tử công nghệ cao ở Việt Nam như Samsung, LG, Foxconn, Fukang Technology, LG Display Hải Phòng. Các chuyên gia kinh tế đánh giá, tốc độ tăng trưởng của nhóm hàng máy vi tính và linh kiện điện tử đã vượt qua dệt may, trở thành nhóm hàng xuất khẩu chủ lực lớn thứ 2 của Việt Nam kể từ năm 2019 đến nay.
Bộ Công Thương nhìn nhận, xuất khẩu máy tính, điện tử và linh kiện đã trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tăng trưởng kinh tế, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tạo việc làm cho người lao động. Bên cạnh đó, theo Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), trong quý I/2022, chỉ số sản xuất công nghiệp ngành điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 9,4%. Đây là những tín hiệu đáng mừng về sự phục hồi của sản xuất cũng như xuất khẩu sản phẩm điện tử, máy tính và linh kiện trong năm 2022, dự báo một năm tăng trưởng mạnh mẽ và đóng góp tích cực vào sự phục hồi của nền kinh tế Việt Nam.
Cần giải pháp hỗ trợ để phát triển bền vững
Mặc dù được đánh giá là ngành công nghiệp mũi nhọn và đạt được một số thành tựu trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, đóng vai trò lớn trong xuất khẩu, nhưng thực tế, nhóm hàng điện tử, máy tính và linh kiện của Việt Nam vẫn đang dừng ở giai đoạn đầu chuỗi sản xuất sản phẩm điện tử, phụ thuộc phần lớn vào các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam chưa hướng mạnh vào chế biến sâu, chưa phát triển sản phẩm xuất khẩu có hàm lượng công nghệ và chất xám cao; tỷ trọng sản phẩm chế biến, chế tạo có giá trị gia tăng cao còn thấp.
Cục Công nghiệp thẳng thắn thừa nhận, tỷ lệ nội địa hóa ngành điện tử hiện nay thấp. Các sản phẩm điện tử trên thị trường Việt Nam đa số là hàng nhập khẩu nguyên chiếc hoặc lắp ráp trong nước bằng phần lớn các linh kiện nhập khẩu. Mỗi năm, Việt Nam nhập khẩu khoảng gần 50 tỷ USD các mặt hàng linh kiện điện tử, trong khi khả năng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử trong nước còn rất hạn chế. "Chính vì vậy, phát triển ngành công nghiệp điện tử cần tạo bước đột phá để phát triển. Cụ thể, các doanh nghiệp trong nước cần tham gia nhiều hơn nữa trong chuỗi giá trị toàn cầu, thiết lập được hệ sinh thái công nghiệp hỗ trợ và đủ sức hợp tác với tập đoàn công nghệ quốc tế lớn" - lãnh đạo Cục Công nghiệp chỉ ra.
Để hoạt động xuất khẩu của nhóm hàng này phát triển bền vững, rất cần các giải pháp hỗ trợ từ phía cơ quan quản lý trong việc xem xét ưu đãi, hỗ trợ doanh nghiệp các công đoạn nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm sản phẩm. Cần đòn bẩy từ các chương trình xúc tiến thương mại, đổi mới quy trình xúc tiến thương mại cho phù hợp với tình hình mới. Thực hiện các giải pháp nhằm mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu, tận dụng tối đa lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do đã có hiệu lực. Đồng thời, tăng cường vai trò, hiệu quả của các cơ quan đại diện thương mại, hiệp hội ngành nghề trong xúc tiến thương mại; tìm kiếm cơ hội kinh doanh và mở rộng thị trường cho doanh nghiệp.
Đi vào giải pháp cụ thể hơn, ông Trương Thanh Hoài - Cục trưởng Cục Công nghiệp - nêu, thời gian tới, cần rà soát, hoàn thiện chính sách pháp luật, đặc biệt là quy định cụ thể về hàng hóa xuất xứ Việt Nam. "Có kế hoạch phát triển dài hạn, chú trọng tới sản phẩm cốt lõi, có sức đột phá; đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu; có chiến lược cạnh tranh, tham gia nhiều hơn nữa trong chuỗi giá trị toàn cầu. Có chính sách hỗ trợ bồi dưỡng, đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực…" - ông Trương Thanh Hoài lưu ý.
Sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam chưa hướng mạnh vào chế biến sâu, chưa phát triển sản phẩm xuất khẩu có hàm lượng công nghệ và chất xám cao; tỷ trọng sản phẩm chế biến, chế tạo có giá trị gia tăng cao còn thấp. |
(责任编辑:Thể thao)
- ·Giải thưởng Sao Khuê 2025: Tìm kiếm và giới thiệu những sản phẩm khoa học, công nghệ xuất sắc
- ·Apple đóng góp 2,4 triệu việc làm cho Mỹ
- ·Quy định về kinh phí cho việc phổ biến, giáo dục pháp luật
- ·DATC tập trung mua, bán nợ của các TĐ, TCT
- ·Quy chuẩn kỹ thuật về an toàn vật liệu nổ công nghiệp
- ·Ban hành mẫu nhà chung, đảm bảo bền vững khi thực hiện xóa nhà tạm
- ·Nokia trình làng điện thoại cảm ứng Nokia 500
- ·Chung kết cuộc thi ‘Thử thách khởi nghiệp Việt toàn cầu' lần thứ 7
- ·Chủ tịch tỉnh ban bố tình trạng thiên tai khẩn cấp khi nào?
- ·Sony mua lại bộ phận di động của Ericsson giá 1,45 tỷ USD
- ·Trang web Tổng thống Putin, Điện Kremlin bị hack
- ·Đà Nẵng: Hướng tới công nghiệp công nghệ cao
- ·Giải pháp chống thất thoát dữ liệu mới cho máy tính bảng
- ·Cà Mau nói không với sử dụng động vật hoang dã trái phép
- ·Dù bạn không dùng mạng xã hội, Facebook vẫn biết rõ bạn
- ·Quảng Ninh: Tổ chức Tết sum vầy và tiễn công nhân về quê ăn tết
- ·Bóng nổi để cứu người trong sóng thần
- ·Thông tin khách hàng của Google, Microsoft trong tay chính phủ Mỹ
- ·Doanh thu của hãng Apple đã tăng 7%, lên mức 45,4 tỉ USD
- ·Sắp thay đổi mức thu, quản lý và sử dụng phí hoạt động chứng khoán