【keo nhà cai 88】Những ngày đầu làm báo Hải quan
Vào những năm 1997-1998,ữngngàyđầulàmbáoHảkeo nhà cai 88 ngành Hải quan đang cải cách thủ tục hành chính một cách mạnh mẽ, có nhiều đổi mới về quy trình, nghiệp vụ thủ tục hải quan, tạo thông thoáng cho hoạt động xuất nhập khẩu theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế và hoạt động của Hải quan các nước phát triển. Số thu cho ngân sách nhà nước tăng cao mỗi năm, chiếm 20% tổng thu ngân sách quốc gia. Công tác chống buôn lậu được làm quyết liệt, ngành Hải quan là nòng cốt trên mặt trận cam go này. Đồng chí Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan là Trưởng ban chỉ đạo 853 về chống buôn lậu gồm nhiều bộ, ngành chức năng.
Về mặt xây dựng lực lượng, Ngành đang triển khai sâu rộng Nghị quyết số 93/NQ-BCS của Ban cán sự Đảng ngành Hải quan nhằm tăng cường công tác chính trị, xây dựng đội ngũ cán bộ Hải quan trong sạch, vững mạnh.
Trong bối cảnh ấy, lãnh đạo Tổng cục Hải quan thấy cần có một công cụ thích hợp để tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng trong cán bộ, công chức hải quan và phổ biến chính sách, pháp luật về hải quan, cũng như về hoạt động của ngành Hải quan, làm cho đông đảo các tầng lớp trong xã hội, nhất là các cá nhân, tổ chức có hoạt động XNK, XNC có điều kiện nắm bắt kịp thời về luật lệ thủ tục hải quan và hoạt động của ngành Hải quan.
Ngành có tờ Tạp chí Hải quan, song để đáp ứng yêu cầu nêu trên thì cần có một tờ tuần báo với khả năng cập nhật thông tin và phát hành rộng rãi hơn tạp chí. Đồng chí Phan Văn Dĩnh, Bí thư Ban cán sự Đảng, Tổng cục trưởng, vốn rất quan tâm tới công tác tuyên truyền, đã yêu cầu lãnh đạo Tạp chí Hải quan nghiên cứu chuẩn bị mọi mặt để xuất bản tuần báo của ngành Hải quan, trên cơ sở chủ yếu từ bộ máy và con người của Tạp chí hiện có.
Từ đầu năm 1998 công việc chuẩn bị được tích cực triển khai. “Vốn liếng” ban đầu thật ít ỏi. Tạp chí Hải quan lúc đó chỉ có mươi người cả phóng viên, biên tập viên. Ngoại trừ Tổng Biên tập và 2, 3 biên tập viên thì phần đông là mới rời ngưỡng cửa trường báo chí về Tòa soạn vài ba năm và hầu hết chưa trải qua làm ở một tờ báo nào.
Mặc dù đã có nền tảng ban đầu là tờ Tạp chí Hải quan, nhưng muốn làm một tờ tuần báo cho đúng nghĩa thì còn rất nhiều khó khăn cần phải vượt qua. Từ xây dựng đề án về cơ cấu nội dung các trang báo; đề án về tổ chức bộ máy, nhân sự của tờ báo đến đề án về kinh phí và chế độ kế toán hạch toán của tờ báo; dự toán về cơ sở vật chất, trang bị phương tiện ban đầu cho tòa soạn tuần báo... Rồi hàng loạt việc tỉ mỉ nhưng cần thiết như làm thủ tục xin phép xuất bản, thiết kế măng-sét báo, tìm đầu mối phát hành, in ấn, tìm nguồn quảng cáo, tìm và tuyển chọn thêm phóng viên, biên tập viên, họa sĩ, kế toán...
Cả tòa soạn Tạp chí Hải quan đều bị cuốn vào dòng xoáy của công việc. Tất cả mọi người đều hăng say, náo nức muốn thử sức mình, khẳng định khả năng của mình ở công việc mới. Mấy anh em nòng cốt của Tòa soạn họp liên tục. Nói nòng cốt là vì ngoài Tổng biên tập, 4 trưởng, phó phòng, còn thêm 1-2 phóng viên “cứng” có kinh nghiệm làm ở tờ báo khác về nữa. Cán bộ phòng thì 2 đồng chí cấp trưởng nhưng không có phó, 2 đồng chí là phó nhưng phụ trách phòng vì chưa có trưởng phòng! Thực ra tình trạng thiếu hụt trong khung cán bộ là căn bệnh kinh niên của Tạp chí và kể cả của Báo Hải quan sau này (vì hầu hết là mới ra trường, còn lấy người đã có kinh nghiệm về thì rất khó).
Nhưng mặt khác đó cũng là một truyền thống, một điểm mạnh của chúng tôi, vừa chạy vừa xếp hàng, ai cũng phải vượt lên chính mình để đáp ứng với công việc. Phóng viên cưng cứng một chút là phải làm biên tập, đứng trang, đứng chuyên mục. Ai có vài năm kinh nghiệm, năng lực, có triển vọng là đã được quy hoạch, được đề bạt bổ nhiệm ngay. Vậy nhưng vẫn còn tình trạng trưởng phòng không có phó, phó không có trưởng... cho đến sau này.
Hàng tháng song song với các việc chuẩn bị lớn nhỏ vốn đã rất nhiều và bận rộn, Tạp chí Hải quan vẫn xuất bản đều mỗi tháng 2 kỳ. Trong các cuộc họp, mọi người sôi nổi bàn bạc, tranh luận, thậm chí có lúc bất đồng ý kiến, nhưng rất hào hứng, phấn khởi. Khối lượng công việc tăng lên không chỉ gấp hai mà có lẽ gấp ba, gấp bốn, nhưng không ai ngần ngại hoặc chán nản, thờ ơ. Tôi nghĩ đó là điều đáng quý và là sức mạnh để chúng tôi hoàn thành công việc.
Điều may mắn lớn là lãnh đạo Tổng cục, đặc biệt là Tổng cục trưởng Phan Văn Dĩnh rất quan tâm tới việc ra tuần báo. Khi biết chúng tôi còn đang chờ Bộ Văn hóa-Thông tin cấp giấy phép xuất bản, Tổng cục trưởng liền mời anh Phan Khắc Hải, Thứ trưởng Bộ Văn hóa -Thông tin sang trực tiếp làm việc để anh Phan Khắc Hải hiểu thêm về nhu cầu công tác, tuyên truyền của ngành Hải quan. Khi đó, đồng chí Nguyễn Đức Minh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan đang trực tiếp phụ trách Tạp chí Hải quan. Phó Tổng cục trưởng đã trực tiếp duyệt cơ cấu nội dung, măng - sét tờ báo và cho nhiều ý kiến sâu sắc vào các đề án, nội dung, tổ chức... của tờ báo.
Tháng 1-1999, số báo đầu tiên mới được ra mắt bạn đọc. Vì nhân sự tờ báo còn rất mỏng, đồng chí Phạm Ngọc Thuần, trưởng chi nhánh phía Nam, được điều ra Hà Nội để tăng cường một thời gian. Tôi giao nhiệm vụ: Ông cứ coi như đang là Phó Tổng biên tập về nội dung (sau đó, tháng 1-1999, đồng chí Thuần và đồng chí Phạm Ngọc Đằng, Trưởng phòng Trị sự được đồng thời bổ nhiệm Phó Tổng biên tập của Báo). Lúc đó, chỉ có 2 biên tập viên là đồng chí Nguyễn Trọng Tiến, Phó trưởng phòng Phóng viên (chưa có trưởng phòng), và đồng chí Phạm Văn Hoành, Phó trưởng phòng Thư ký tòa soạn (cũng chưa có trưởng phòng). Số phóng viên thì cũng chỉ dăm bảy người, chưa đếm đủ hết trên 2 bàn tay! Với đội hình còn thiếu trước hụt sau như vậy, công việc làm báo vất vả hơn lên rất nhiều. Những số báo đầu tiên, vào ngày ra báo là phải đến 9, 10 giờ đêm Tổng Biên tập mới duyệt xong ma-két trang báo cuối cùng. Lúc đó Tổng Biên tập có thể ra về, nhưng anh em phòng Thư ký tòa soạn vẫn còn phải tiếp tục sửa chữa, căn chỉnh lần cuối, báo mang đi nhà in thường đã 11, 12 giờ đêm. Tình trạng này kéo dài hàng năm mới dần dần được cải thiện, do anh em đã quen việc, người cũng được bổ sung thêm.
Số báo Hải quan đầu tiên ra vào đúng ngày mùng 4 tháng 1, dịp tết Dương lịch năm 1999. Trên trang nhất số báo đầu tiên đó có in thư của Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu và thư của Thủ tướng Phan Văn Khải chúc mừng sự ra đời của tuần báo Hải quan.
Khó có thể nói hết sự phấn khởi, niềm vui của anh chị em trong tòa soạn khi cầm trên tay số báo đầu tiên còn thơm mùi mực. Nhiều cán bộ hải quan ở các đơn vị, các cửa khẩu gọi điện, gửi thư về chúc mừng, cổ vũ anh em làm Báo Hải quan. Trong quá trình sau đó, chúng tôi còn nhận được nhiều thư góp ý, cổ vũ. Có bạn đọc cán bộ Hải quan viết: “Hàng tuần đọc Báo Hải quan, tôi thấy các chuyên mục thật phong phú, nội dung sát với tình hình thực tế và rất đặc trưng. Có đọc báo mới thấy được sự vất vả của đội ngũ phóng viên, biên tập. Lượng thông tin trong mỗi số báo phong phú đa dạng trong khi đội ngũ phóng viên chuyên nghiệp của ta còn mỏng, các anh các chị phải lặn lội trên khắp miền đất nước, tần tảo “nuôi” báo lớn lên chững chạc trong từng số báo hàng tuần. Thật đáng trân trọng”.
Và… bạn bè đồng nghiệp trong giới báo chí cũng có lời khen, động viên… tới chúng tôi.
Quả tình, giờ đây nhìn lại, nghĩ lại về những số báo đầu tiên, tôi và một vài anh em “kỳ cựu” hồi đó cũng thấy còn có những vụng về, hình thức trình bày chưa đẹp, đôi khi còn có những sơ suất thật ấu trĩ! Nhưng dù sao, đó cũng là những bước đi đầu tiên. Điều đáng nói là toàn thể cán bộ phóng viên tòa soạn lúc đó, từ đồng chí nhân viên đi nhà in, đến Tổng biên tập, đều đã làm việc hết sức mình, đã toàn tâm toàn ý cho tờ báo hoàn thành nhiệm vụ và phát triển lớn mạnh dần từng bước cho đến hôm nay.
15 năm qua, báo Hải quan ngày càng phát triển; đội ngũ biên tập viên, phóng viên cũng đầy đặn hơn, nhiều kinh nghiệm và chuyên nghiệp hơn. Nội dung, hình thức tờ báo cũng phong phú và sinh động lên nhiều so với những số báo đầu tiên. Nếu ví những số báo đầu tiên là đứa trẻ sơ sinh thì báo Hải quan ngày nay có thể coi là chàng trai đang tuổi lớn. Vậy nhưng, với tôi và có lẽ với nhiều cán bộ, phóng viên kỳ cựu của tờ báo, thì những tháng ngày làm số báo Hải quan đầu tiên ấy vẫn là những tháng ngày đáng ghi nhớ mãi.
(责任编辑:La liga)
- ·Tấn công mạng có thể tiếp diễn, website VN cần chủ động
- ·PM Chinh meets with Lao counterpart in Saudi Arabia
- ·Indian sailing training ship visits HCM City
- ·PM meets with leaders of Philippines, Indonesia, and Singapore on sidelines of ASEAN
- ·Hà Nội công bố địa chỉ tiếp nhận ủng hộ nạn nhân vụ cháy chung cư mini
- ·National GDP to increase in Q3 but challenges remain in meeting socio
- ·President Võ Văn Thưởng receives Cambodian Prime Minister in Bejing
- ·Chairman of Russian State Duma arrives in Hà Nội, begins official visit
- ·Lai Châu chú trọng nâng tầm chiến lược về nông nghiệp, nông thôn và nông dân
- ·Việt Nam values traditional friendship with Uzbekistan: President
- ·Samsung ra tai nghe không dây, không phụ thuộc điện thoại
- ·Sixth working day of 13th Party Central Committee’s eighth plenum
- ·President meets with Vietnamese representative agencies, visits rural model in Beijing
- ·Embassy suggests establishing working groups in support of Vietnamese in Israel
- ·Phát hiện hàng trăm vòng tròn bí ẩn Stonehenge giữa rừng Amazon
- ·VNĐ2.5 trillion to be allocated for estimated State budget recurrent expenditures: finance minister
- ·CPV constitutes development model for Latin American parties: PT leader
- ·Việt Nam – good model for developing countries: UN Secretary
- ·Lai Châu thúc đẩy hình thành liên doanh sản xuất chè sang UAE
- ·Sixth plenary session of the 15th National Assembly to open on Monday