【ket qua u19 phap】Kinh phí đào tạo nghề ngắn hạn được sử dụng đúng quy định
* PV: Thưa ông,íđàotạonghềngắnhạnđượcsửdụngđúngquyđịket qua u19 phap Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 152/2016/TT-BTC hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng. Sau 3 năm thực hiện, ông có thể cho biết về hiệu quả hỗ trợ của ngân sách nhà nước cho đào tạo nghề ngắn hạn?
- Ông Nguyễn Hồng Minh: Hàng năm, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) đều có văn bản hướng dẫn, chỉ đạo các bộ, ngành, cơ quan trung ương, địa phương, cơ sở đào tạo triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng. Việc quản lý và sử dụng kinh phí theo Thông tư số 152 được thực hiện đúng đối tượng, đúng quy định và có hiệu quả.
|
Cụ thể, trong 3 năm (2016 - 2018), đã có trên 3,65 triệu lao động nông thôn được học nghề, trong đó có gần 1,9 triệu lao động nông thôn được hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng. Sau học nghề, số người có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ nhưng có năng suất, thu nhập cao hơn đạt trên 80%.
Đặc biệt, nhận thức của người dân về học nghề có sự chuyển biến căn bản, từ chỗ tham gia học nghề để được hỗ trợ tiền ăn, học đã chuyển sang học nghề để nắm bắt khoa học, kỹ thuật áp dụng vào sản xuất, để có kiến thức, kỹ năng tìm được việc làm có thu nhập cao, làm giàu và giảm nghèo bền vững.
* PV: Trong quá trình thực hiện quản lý và sử dụng kinh phí theo Thông tư 152, các cơ quan, đơn vị thực hiện có gặp vướng mắc gì không, thưa ông?
- Ông Nguyễn Hồng Minh: Trong quá trình thực hiện việc quản lý và sử dụng kinh phí theo quy định tại Thông tư 152, các cơ quan, đơn vị thực hiện còn gặp một số khó khăn, vướng mắc. Đó là, nguồn lực thực hiện còn hạn chế, phân tán. Một số địa phương chưa chú trọng tập trung nguồn lực để thực hiện chính sách theo Quyết định 46/2015/QĐ-TTg mà chủ yếu trông chờ vào nguồn lực từ trung ương cấp trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020.
Cùng với đó, do đặc thù của người khuyết tật nên số lượng người khuyết tật tham gia đào tạo nghề phân tán, việc tập hợp lớp học theo số lượng quy định là khó khăn, nên các địa phương đang lúng túng trong việc đặt hàng đào tạo, tổ chức đào tạo và thanh quyết toán nội dung hỗ trợ đào tạo nghề cho người khuyết tật theo hình thức truyền nghề, vừa làm vừa học.
Đáng lưu ý, do Thông tư 152 chưa quy định rõ việc sử dụng kinh phí của các địa phương để hỗ trợ lao động nông thôn không có hộ khẩu thường trú tại nơi đăng ký tham gia đào tạo nên địa phương gặp lúng túng khi thực hiện.
* PV: Vậy ông có đề xuất như thế nào về chính sách tài chính để việc đào tạo nghề trình độ sơ cấp được thực hiện thuận lợi?
- Ông Nguyễn Hồng Minh:Trên cơ sở những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện Thông tư 152, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đã dự thảo văn bản trình Bộ LĐ-TB&XH đề xuất Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 152. Theo đó, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đề xuất quy định rõ kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 bố trí trong dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm của các bộ, ngành, cơ quan trung ương; đồng thời bổ sung có mục tiêu cho các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách tại Quyết định 12/2017/QĐ-TTg.
Riêng đối với trường hợp người học là người khuyết tật, cơ quan được giao nhiệm vụ thực hiện chính sách ký hợp đồng đào tạo với các cơ sở đào tạo hoặc cơ sở sản xuất, kinh doanh có đề án tổ chức dạy nghề gắn với việc làm cho người khuyết tật; đồng thời thanh quyết toán theo số người khuyết tật thực học với mức chi phí đào tạo do UBND cấp tỉnh phê duyệt.
Bên cạnh đó, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đề xuất quy định người học có thể đăng ký học tại các cơ sở đào tạo ở địa phương, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc cơ sở đào tạo ở các địa phương khác để làm việc tại địa phương đó đều được hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng, không phân biệt nguồn kinh phí ngân sách trung ương hay ngân sách địa phương.
* PV: Xin cảm ơn ông!
Bùi Tư
(责任编辑:Cúp C1)
- ·"An ninh nước sạch" và hồi đáp của Bộ trưởng Bộ Công Thương
- ·Former officials of Vietnam Social Security, Quảng Ninh province expelled from Party
- ·Fourth plenum of 13th Party Central Committee wraps up
- ·Việt Nam concerned about situation in African Great Lakes
- ·Hơn 25.000 trường hợp vi phạm bị xử phạt theo Nghị định 168 trong 2 ngày đầu năm
- ·Vaccine self
- ·Việt Nam welcomes US’ practical assistance for Mekong nations: ambassador
- ·Việt Nam highlights women’s role in peacekeeping, peacebuilding
- ·Mở rộng tuyến cao tốc TP.HCM
- ·NA deputies divided over military equipment of aircraft and vessels for mobile police
- ·Cán bộ Cục thuế có nồng độ cồn, lái ô tô gây tai nạn chết người
- ·Vietnamese PM asks India to support, contribute to ASEAN’s efforts in South China Sea
- ·Việt Nam seeks to deepen traditional, multifaceted relations with Bulgaria: Vice President
- ·Meeting held to prepare for ASEAN high
- ·Streamlining should reduce the number of civil servants and public employees by at least 20 per cent
- ·Ministry of Foreign Affairs gives remarks on Chinese film about border conflict with Việt Nam
- ·Still room for growth in Việt Nam
- ·Party Central Committee's 4th plenum focuses on anti
- ·Dự báo thời tiết 1/8: Mưa lớn nhiều nơi, Trung bộ nắng nóng
- ·Việt Nam highlights women’s role in peacekeeping, peacebuilding