【dự đoán tottenham】Doanh nghiệp Lên sàn thuận lợi hơn
theo hướng đơn giản hóa thủ tục,ệpLênsànthuậnlợihơdự đoán tottenham đảm bảo doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa sẽ niêm yết hoặc đăng ký giao dịch luôn để dễ quản lý cũng như tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp.
Đẩy mạnh nhưng không “nóng vội”
Theo ông Đặng Quyết Tiến, định hướng thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa tiếp tục được Chính phủ quan tâm trong năm nay. Nhờ đó, kết quả đạt được trong thời gian qua tương đối khả quan. Trong quý I/2016, cả nước đã cổ phần hóa thêm được 30 doanh nghiệp.
Đặc biệt trong năm 2016 này, có khá nhiều doanh nghiệp lớn sẽ tiến hành cổ phần hóa như: Tổng công ty Phát điện 3 thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng công ty Viễn thông MobiFone... Ngoài ra, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam dự kiến sẽ IPO vào quý I/2017.
Cùng với đó, một trong những nguyên nhân khiến công tác sắp xếp, cổ phần hóa các doanh nghiệp chậm do chần chừ, quan ngại của các lãnh đạo doanh nghiệp đã được cơ quan này nhận định trong năm trước, đến nay đã được tháo gỡ. Cơ bản, mọi vấn đề hiện đã được quán triệt để triển khai.
Nhìn lại việc thực hiện trong cả giai đoạn 2011 - 2015, ông Tiến cho biết, với tỷ lệ 93% trên tổng số hơn 500 doanh nghiệp phải sắp xếp, cổ phần hóa được triển khai, xét về con số thì đây là điều đáng mừng, tuy nhiên còn chậm, đặc biệt trong công tác thoái vốn.
Đưa ra nguyên nhân, ông Tiến phân tích, nguyên nhân quan trọng nhất cản trở tiến trình cổ phần hóa, thoái vốn của giai đoạn vừa qua là thị trường chứng khoán chậm phục hồi. Cùng với đó, việc thoái vốn chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp lớn nên khá khó khăn khi chưa có các nhà đầu tư có tiềm lực từ nước ngoài tham gia, trong khi nhà đầu tư trong nước còn thiếu tiềm lực.
"Việc cổ phần hóa vẫn phải đẩy mạnh thực hiện, song cần phải theo lộ trình, không thể nóng vội. Nếu ta cứ làm mà không tính toán thì các tổ chức trung gian sẽ đứng ra mua và bán lại cho các nhà đầu tư nước ngoài. Đấy là một trong những vấn đề Bộ Tài chính đã phát hiện ra trong quá trình xúc tiến đầu tư tại Hoa Kỳ năm trước", ông Tiến nói.
Cổ phần hóa sẽ gắn chặt với đăng ký giao dịch, niêm yết
Hiện tại, theo ông Đặng Quyết Tiến, danh sách các doanh nghiệp sẽ được cổ phần hóa trong năm nay, cũng như giai đoạn tới hiện vẫn chưa được công khai. Sự chậm trễ này có liên quan đến việc sửa đổi Quyết định 37/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về ban hành tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp nhà nước. Văn bản này đang được Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự thảo, dự kiến sẽ sớm trình Chính phủ ký ban hành.
Theo ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Quyết định sửa đổi Quyết định 37 nêu trên khi ban hành, sẽ kèm theo danh sách chi tiết các doanh nghiệp trong diện cổ phần hóa, cũng như tỷ lệ cổ phần Nhà nước nắm giữ hậu cổ phần hóa của từng doanh nghiệp.
Ông Đặng Quyết Tiến cho biết, sắp tới đây Bộ Tài chính sẽ đổi mới trong vấn đề IPO để thúc đẩy quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước. Trên cơ sở đó, Cục Tài chính doanh nghiệp sẽ phối hợp với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và hai Sở Giao dịch chứng khoán tiến hành sửa một số cơ chế theo hướng doanh nghiệp sau IPO sẽ thuận lợi lên sàn.
Những nội dung trên hiện được quy định tại Thông tư 196/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn bán cổ phần lần đầu và quản lý, sử dụng tiền thu từ cổ phần hóa của các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thực hiện chuyển đổi thành công ty cổ phần.
Theo đó, dự kiến, ngay trong tháng 4/2016, các đơn vị trên của Bộ Tài chính sẽ xem xét sửa đổi Thông tư 196, để vừa đơn giản hóa thủ tục đăng ký niêm yết, giao dịch trên thị trường chứng khoán cho doanh nghiệp, vừa tạo thuận lợi cho nhà đầu tư giao dịch cổ phiếu ngay sau IPO. Đây là một trong những giải pháp quan trọng trong năm nay nhằm thúc đẩy quá trình cổ phần hóa gắn chặt hơn với hoạt động đăng ký giao dịch, niêm yết.
Giải thích thêm về điều này, ông Tiến cho biết, quy định tới đây sẽ được sửa để đảm bảo ngay sau IPO, tối thiểu là các doanh nghiệp phải đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM, còn những doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chí niêm yết, thì hồ sơ IPO được đồng thời xem xét để niêm yết thẳng lên Sở Giao dịch chứng khoán.
Việc đơn giản hóa và tạo sự liên thông cao giữa 3 hồ sơ: IPO; đăng ký, lưu ký cổ phiếu tại Trung tâm Lưu ký chứng khoán; đăng ký niêm yết, giao dịch trên thị trường chứng khoán, theo ông Đặng Quyết Tiến, sẽ tạo sự thay đổi đáng kể về con đường lên sàn của doanh nghiệp theo hướng thuận lợi hơn.
Theo dự kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, sau khi thực hiện phân loại theo các tiêu chí phân loại mới tại dự thảo Quyết định 37/2014/QĐ-TTg sửa đổi, giai đoạn 2016 - 2020 sẽ có 378 doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa với các hình thức sắp xếp dự kiến là: 184 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn (chiếm khoảng 48,7%) và 194 doanh nghiệp thuộc diện cổ phần hóa (chiếm 51,3%). |
Hoàng Lâm
(责任编辑:World Cup)
- ·Đáp án thực sự cho câu hỏi điện thoại hay sách khiến mắt yếu đi
- ·Reuters: Anh cấm lắp đặt camera Trung Quốc tại nơi nhạy cảm
- ·Hỗ trợ doanh nghiệp trong mùa dịch, lãi suất vay có nơi chỉ còn 4%
- ·Doanh nghiệp sản xuất và cung ứng lương thực, thực phẩm đề xuất ưu tiên tiêm vắc xin
- ·Nhận định, soi kèo Hellas Verona vs Udinese, 02h45 ngày 5/1: Cơ hội của Verona
- ·Ứng dụng trí tuệ nhân tạo tối ưu quy trình giao vận
- ·Doanh nghiệp ‘sợ’ nhân viên mất laptop hơn 'sợ' hacker
- ·Bắc Giang Gần 15.000 thanh toán qua cổng dịch vụ công quốc gia từ đầu năm
- ·Lỗi bảo mật trên Android giúp qua mặt mật mã khóa màn hình
- ·300 doanh nghiệp tham gia ngày mua sắm trực tuyến ASEAN 2021
- ·Facebook sẽ sản xuất phim truyền hình, gameshow
- ·AWS ra mắt dịch vụ Amazon DataZone
- ·Mobifone được vinh danh tại Liên hoan Tuổi trẻ sáng tạo toàn quốc 2022
- ·Bí quyết săn ưu đãi, cộng lãi cao khi gửi tiết kiệm ngân hàng
- ·Ray Tomlinson
- ·Thêm một sản phẩm công nghệ hỗ trợ lái xe Make in Vietnam
- ·Xem trực tiếp World Cup 2022 Tunisia vs Australia VTV5
- ·Làm quen với lối sống không tiền mặt
- ·Thanh niên, phụ nữ chung sức xây dựng nông thôn mới
- ·Bưu điện Việt Nam và báo Nhân Dân ký thỏa thuận hợp tác