会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【ket qua frankfurt】“Siêu dự án” vành đai 4!

【ket qua frankfurt】“Siêu dự án” vành đai 4

时间:2025-01-11 14:53:33 来源:Nhà cái uy tín 作者:Ngoại Hạng Anh 阅读:674次
Mô hình tuyến Vành đai 4 - vùng Thủ đô.

Cắt giảm hơn 8.000 tỷ đồng

UBND TP. Hà Nội vừa có Tờ trình số 27/TTr-UBND gửi Chính phủ về việc trình thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự ánĐầu tư xây dựng đường vành đai 4 - vùng Thủ đô.

Đây là lần thứ 3 trong vòng 6 tháng qua,êudựánvànhđket qua frankfurt UBND TP. Hà Nội gửi đề xuất tới Chính phủ về các nội dung liên quan đến chủ trương đầu tư“siêu” công trình được đánh giá làm thay đổi diện mạo, chất lượng hạ tầng giao thông khu vực vùng Thủ đô (gồm các địa phương: Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh). Hai tờ trình trước đó của UBND TP. Hà Nội gồm Tờ trình số 173 được gửi đi vào tháng 8/2021 và Tờ trình số 02 được gửi đi vào ngày 6/1/2022.

Được biết, tại Tờ trình số 27, UBND TP. Hà Nội cho biết đã tiếp thu đầy đủ ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học tại cuộc hội thảo về Dự án được tổ chức vào ngày 14/2/2022; ý kiến của Hội đồng Thẩm định Nhà nước, ý kiến của các thành viên Hội đồng tại Thông báo số 12/TB-BKHĐT, ngày 24/2/2022.

UBND TP. Hà Nội kiến nghị Chính phủ trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án Đầu tư xây dựng đường vành đai 4 - vùng Thủ đô ngay trong Kỳ họp Quốc hội tháng 5/2022.

Theo đó, Dự án Đầu tư xây dựng đường vành đai 4 - vùng Thủ đô có chiều dài 112,8 km (gồm 103,1 km đường vành đai 4 và 9,7 km tuyến nối cao tốc theo hướng cao tốc Nội Bài - Hạ Long), được chia thành 7 dự án thành phần vận hành độc lập và triển khai theo hình thức đầu tư công kết hợp đầu tư PPP, thay vì 3 dự án thành phần tại Tờ trình số 02.

Ông Chu Ngọc Anh, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội cho hay, sơ bộ nhu cầu sử dụng đất của Dự án khoảng 1.341 ha (trong đó, đất trồng lúa khoảng 816 ha); tiến hành giải phóng mặt bằng theo quy hoạch gồm 6 làn xe cao tốc và hệ thống đường song hành 2 bên, với chiều rộng mặt cắt ngang 120 m.

Để đảm bảo hiệu quả đầu tư, UBND TP. Hà Nội tiếp tục kiến nghị thực hiện phân kỳ đầu tư, trong đó, đầu tư trước phần đường cao tốc quy mô 4 làn xe, rộng 17 m đối với phần đường và 17,5 m đối với phần cầu. Tuyến đường có vận tốc khai thác 80 km/giờ này sẽ chủ yếu đi trên cao, ngoại trừ 37,43 km có nhu cầu liên kết ngang và phát triển quỹ đất hai bên không cao sẽ đi thấp.

Cũng với lý do này, tại Tờ trình số 27, UBND TP. Hà Nội đề xuất đầu tư ngay hệ thống đường song hành 2 bên với quy mô 2 làn xe một bên, bề rộng nền đường 12 m.

Với phương án đầu tư nói trên, tổng mức đầu tư Dự án trong giai đoạn phân kỳ là 87.098 tỷ đồng, giảm khoảng 8.700 tỷ đồng so với phương án được đưa ra tháng 1/2022. Trong số này, đơn vị chủ đầu tư dự kiến huy động từ ngân sách giai đoạn 2021 - 2025 là 32.514 tỷ đồng, gồm 14.250 tỷ đồng ngân sách Trung ương và 18.254 tỷ đồng ngân sách 3 địa phương; ngân sách giai đoạn 2026 - 2030 là 24.240 tỷ đồng, gồm 14.125 tỷ đồng ngân sách Trung ương và 10.115 tỷ đồng ngân sách 3 địa phương; vốn nhà đầu tư là 27.531 tỷ đồng, tương đương 48% tổng mức đầu tư dự án thành phần hợp tác công - tư (PPP) và 32% tổng mức đầu tư Dự án tổng thể.

Theo đơn vị lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Dự án tiến hành chuẩn bị đầu tư từ năm 2021 và dự kiến hoàn thành vào năm 2027, rút ngắn khoảng 1 năm so với đề xuất trước đó.

Lập quỹ tín dụng ưu đãi

Nhằm đảm bảo tính khả thi và tiến độ triển khai Dự án (hoàn thành vào năm 2027), tại Tờ trình số 27, UBND TP. Hà Nội kiến nghị Chính phủ báo cáo cấp có thẩm quyền cho phép áp dụng một số cơ chế đặc thù dành riêng cho công trình, tương tự các cơ chế đã được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 43/2022/NQ15 về Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế- xã hội và Nghị quyết số 44/2022/QH15 về chủ trương đầu tư Dự án Xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025.

Điểm nhấn nổi bật là việc UBND TP. Hà Nội đề nghị Chính phủ kiến nghị Quốc hội cho phép áp dụng hình thức chỉ định thầu trong giai đoạn triển khai đến khi hoàn thành Dự án đối với các gói thầu tư vấn, gói thầu phục vụ di dời hạ tầng kỹ thuật, gói thầu thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư, gói thầu xây lắp của các dự án thành phần chỉ sử dụng nguồn vốn đầu tư công.

Hiện nay, cả nước đang tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, nên nguồn lực hạn chế, nhất là đối với các địa phương. Vì vậy, UBND TP. Hà Nội kiến nghị Quốc hội cho phép Chính phủ phát hành trái phiếu cho các địa phương vay khi thực hiện Dự án trong giai đoạn 2021 - 2025. Sau khi có nguồn thu từ các dự án khai thác quỹ đất 2 bên đường (dự kiến trong giai đoạn 2026 - 2030), các địa phương sẽ cân đối trả nguồn vay cho Chính phủ.

Để tăng tính khả thi triển khai theo phương thức PPP, tăng tính hấp dẫn trong việc thu hút nhà đầu tư và huy động vốn, UBND TP. Hà Nội kiến nghị cấp có thẩm quyền cho phép Dự án được áp dụng cơ chế chia sẻ phần giảm doanh thu theo quy định tại Điều 82, Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư và sớm hình thành gói tín dụng ưu đãi.

Gói tín dụng ưu đãi này sẽ được huy động từ các ngân hàngvà các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước để cho nhà đầu tư vay (Nhà nước bảo lãnh lãi suất trong thời gian đầu) và ngân hàng sẽ thu lại phần chênh lãi suất cho vay trong thời gian vận hành, khai thác công trình.

Được biết, “ngôi sao” lớn nhất tại Dự án chính là Dự án thành phần 3 - đầu tư hệ thống đường cao tốc theo phương thức PPP, loại hợp đồng BOT do UBND TP. Hà Nội là cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Mặc dù vẫn đang trong quá trình triển khai thực hiện chuẩn bị chủ trương đầu tư, nhưng Hà Nội khẳng định là có tính khả thi cao, vì đã có nhiều nhà đầu tư có tiềm năng chính thức quan tâm đến Dự án, như

Vingroup, T&T, Him Lam, DIC Corp, Phương Thành, Geleximco… Trong quá trình triển khai, UBND TP. Hà Nội cũng đã làm việc với các nhà đầu tư để khẳng định mức độ quan tâm và đã nhận được những phản hồi tích cực về tính khả thi của Dự án.

Cần phải nói thêm rằng, tại Thông báo số 12, Hội đồng thẩm định Nhà nước đã “nhắc” UBND TP. Hà Nội việc Thủ tướng Chính phủ chỉ đồng ý ngân sách Trung ương hỗ tối đa 50% tổng mức vốn đầu tư từ ngân sách tham gia dự án; đồng thời đề nghị làm rõ tỷ lệ vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư tham gia rất thấp (4.568 tỷ đồng theo phương án đưa ra tháng 1/2022), so sánh với phương án chuyển sang đầu tư công sẽ đạt được những lợi ích gì so với PPP.

“UBND TP. Hà Nội cần rà soát, làm rõ cơ sở, lý do đề xuất các cơ chế chính sách đặc thù, đảm bảo logic xuyên suốt trong tổng thể Dự án, trong đó lưu ý thuyết minh làm rõ sự cần thiết việc đề xuất cơ chế chỉ định thầu của Dự án bảo đảm tính hợp lý”, đại diện Hội đồng Thẩm định Nhà nước đề xuất.

(责任编辑:Cúp C2)

相关内容
  • Ngành Công Thương nỗ lực bứt phá, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế
  • Rơi xuống vách đá khi đang selfie
  • Các mẫu tủ lạnh hai cánh đáng mua nhất cho mùa Tết
  • Lợi nhuận nhóm doanh nghiệp tăng trưởng tốt hơn so với ngân hàng
  • Hơn 24 triệu giấy phép lái xe chưa tích hợp VNeID, có phải đổi sang thẻ nhựa?
  • “Quy tắc 3T” giúp cha mẹ cải thiện tình trạng trẻ nghiện game
  • 800 doanh nghiệp mới ra đời, đưa “đội ngũ” nông, lâm, thuỷ sản lên gần 14.000
  • CMC tăng 29% lợi nhuận trong 6 tháng đầu năm
推荐内容
  • Tín dụng chờ bơm 2,5 triệu tỷ đồng năm 2025, nhu cầu vốn đến từ lĩnh vực nào?
  • Twitter phát hành thử nghiệm tính năng xác thực trả phí
  • Khuyến nghị khẩn cho doanh nghiệp khi đại dịch Covid
  • Dự kiến tái cấp vốn 4.000 tỷ đồng cho các ngân hàng hỗ trợ Vietnam Airlines
  • Một gia đình ở Lai Châu bị người kích điện bắt giun gây hư hại 10ha vườn chuối
  • Doanh nghiệp gia tăng giá trị kinh doanh qua chuyển đổi số